Tình hình chính trị – xã hội, yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng

Một phần của tài liệu Thanh chương trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ [1965 1973] (Trang 26 - 28)

5. Bố cục khóa luận

2.1.Tình hình chính trị – xã hội, yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng

cho huyện Thanh Chơng:

Đến đầu năm 1965 chiến lợc “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ có nguy cơ bị phá sản hoàn toàn, để cứu vãn tình thế chúng quyết định tăng cờng lực lợng quân viễn chinh cùng vũ khí và phơng tiện chiến tranh vào miền Nam Việt Nam nhằm thực thi chiến lợc “chiến tranh cục bộ” đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm cắt đứt nguồn chi viện của hậu phơng miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam. Khi áp dụng chiến lợc “chiến tranh cục bộ”, Mỹ hi vọng đè bẹp đợc phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân yêu nớc miền Nam Việt Nam, nhng Mỹ đã lầm chúng liên tiếp gặp thất bại còn nhân dân miền Nam tiếp tục giành đợc nhiều thắng lợi trên chiến trờng. Trớc tình hình đó ngày 05 tháng 8 năm 1965 bằng việc dựng lên sự kiện vịnh Bắc Bộ chúng bắt đầu đa máy bay, tàu chiến đánh phá ra miền Bắc với chiến dịch “sấm rền”.

Sau hơn 10 năm hòa bình cùng với nhân dân miền Bắc, quân và dân Nghệ An phải bớc vào cuộc chiến tranh mới với những nhiệm vụ mới. Thanh Chơng là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An, là nơi có địa thế hiểm trở, địa bàn chiến lợc quan trọng, có tuyến đờng 15A đi qua nối liền các huyện ở phía Tây với tỉnh lị Vinh là nơi chuyên chở lơng thực, thực phẩm, vũ khí đạn dợc chi viện cho chiến trờng miền Nam. Nhận thấy tầm quan trọng đó ngay trong lần đánh phá đầu tiên đế quốc Mỹ đã tiến hành bắn phá nơi đây rất ác liệt, nhiều xã bị bắn phá một cách khốc liệt, các trung tâm của huyện, các khu vực đông dân c của Thanh Chơng cũng không nằm ngoài tầm ngắm của Mỹ. Cùng với nhân dân cả nớc Thanh Chơng đã đứng lên chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hơng, tiếp tục chi viện cho chiến trờng miền Nam. Khi tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc đế quốc Mỹ tuyên bố: bằng không quân chúng ta có thể đạt đợc bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới, dới làn ma đạn của Mỹ thì Bắc Việt không chọi nổi vài tuần.

Trên thực tế tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, kẻ thù muốn dùng sức mạnh bạo tàn để bắt nhân dân ta khuất phục, để làm suy yếu hẳn miền Bắc,

khiến miền Bắc không thể tiếp tục chi viện cho miền Nam, nhằm chia cắt đất nớc ta mãi mãi.

Tiến hành cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc Mỹ đã huy động tất cả vũ khí chiến tranh hiện đại tối tân, tiến hành đánh phá suốt ngày đêm. Chúng đánh phá miền Bắc với một khối lợng bom đạn khổng lồ với hi vọng không một sức mạnh nào chống lại nổi. Tiến hành đánh phá miền Bắc đế quốc Mỹ tập trung đánh vào các mục tiêu cơ bản, quan trọng có chọn lọc. Bên cạnh đó chúng còn phong toả khắp nơi gây cho ta những tổn thất lớn, đồng thời thủ đoạn chiến tranh tâm lý cũng đợc chúng ráo riết thực hiện bằng các phơng tiện thông tin đại chúng, chủ yếu là phát sóng truyền thanh và kết hợp với máy bay rải truyền đơn khắp miền Bắc hòng đánh vào tâm lý ngời dân, xuyên tạc chủ trơng đờng lối của Đảng, hòng làm cho nhân dân ta giảm lòng tin đối với Đảng, ca ngợi sức mạnh quân sự “bất khả xâm phạm” của Hoa Kỳ.

Dùng tất cả những thủ đoạn trên rõ ràng Mĩ muốn nhân dân miền Bắc khuất phục trớc “sức mạnh” Mỹ và đa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá. Nhng Mỹ đã lầm, dới sự chỉ đạo và lãnh đạo kịp thời của Đảng, nhân dân miền Bắc nói chung và nhân dân Thanh Chơng nói riêng đã cùng nhau đoàn kết, chung sức chung lòng cùng nhân dân miền Nam từng bớc đánh bại giặc Mỹ.

Cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của Mỹ nhằm phá hoại miền Bắc đã làm cho tình hình nớc ta thay đổi, từ một nớc một nửa có chiến tranh, một nửa nớc có hoà bình biến thành cả nớc có chiến tranh với hình thức và mức độ khác nhau ở mỗi miền. Đứng trớc tình hình mới Ban chấp hành trung ơng Đảng đã họp hội nghị lần thứ 11 (27/3/1965) và hội nghị lần thứ 12 (12/2/1965) khẳng định “quyết tâm đánh bại chiến tranh xâm lợc của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nớc tiến tới thực hiện hoà bình thống nhất nớc nhà” [21, 65], đồng thời chỉ rõ nhiệm vụ cấp bách của miền Bắc lúc này là “phải ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội và tăng cờng lực lợng quốc phòng, kịp thời chuyển hớng nền kinh tế, ra sức tăng cờng phòng thủ trị an, bảo vệ miền Bắc, kiên quyết đánh bại kế hoạch ném bom bắn phá, phong toả miền Bắc, ra sức chi viện cho cách mạng miền Nam” [21,113]. Phơng

châm xây dựng và bảo vệ miền Bắc lúc này là “vừa xây dựng kinh tế – vừa chiến đấu”.

Trong tình hình và điều kiện cách mạng của cả nớc có sự thay đổi. Ngày 21 tháng 1 năm 1965 Tỉnh uỷ Nghệ An thông qua đề án “chuyển hớng xây dựng kinh tế 3 năm 1965 – 1967”. Đề án nêu rõ “phát động cao trào quần chúng rộng rãi, nâng cao tinh thần phấn khởi cách mạng, phải hết sức coi trọng xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, tiếp tục củng cố quan hệ sản xuất nông nghiệp, tăng c- ờng tiềm lực quốc phòng, xây dựng hậu phơng xã hội chủ nghĩa vững mạnh. Sản xuất và chống chiến tranh phá hoại, tích cực góp phần vào sự nghiệp cách mạng của cả nớc” [19, 134]. Tiếp đó ngày 27 tháng 2 năm 1965 Ban thờng vụ của Tỉnh uỷ ra chỉ thị 05: “tăng cờng công tác t tởng và tổ chức , ra sức chuẩn bị chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống”.

Quán triệt đờng lối và những Nghị quyết, chủ trơng mới của Trung ơng Đảng, Chính phủ và của Tỉnh uỷ, Đảng bộ huyện Thanh Chơng đã có những chủ trơng, biện pháp, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo quân và dân huyện Thanh Chơng khẩn trơng chuyển hớng mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến, kết hợp sản xuất và chiến đấu, góp phần cùng quân và dân toàn tỉnh và cả nớc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, bảo vệ miền Bắc và làm tròn nghĩa vụ chi viện cho miền Nam.

Nhằm nâng cao nhận thức về nhiệm vụ mới cấp bách trớc mắt thực hiện chủ tr- ơng của cấp trên, đầu năm 1965 huyện Uỷ đã tiến hành cuộc chỉnh huấn chính trị, học tập nghị quyết 11 của Trung ơng Đảng và các Nghị quyết của Tỉnh uỷ. Chuẩn bị điều kiện cần thiết để đấu tranh chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Một phần của tài liệu Thanh chương trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ [1965 1973] (Trang 26 - 28)