5. Bố cục khóa luận
2.2.5. Chi viện cho chiến trờng miền Nam
Trong quá trình chiến tranh leo thang ở miền Bắc, mục tiêu lớn nhất của đế quốc Mỹ là ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc vào chiến trờng miền Nam, bao vây cô lập cách mạng miền Nam. Để thực hiện điều đó Mỹ đã phát huy cao độ sức mạnh của không quân và hải quân tàn phá miền Bắc ác liệt. Nhiều cơ sở kinh tế – quốc phòng và một số công trình công cộng bị san phẳng. Miền Bắc gặp rất nhiều khó khăn và thử thách.
Đứng trớc khó khăn đó quân và dân Thanh Chơng đã cùng với quân dân cả nớc ra sức thi đua sản xuất, kết hợp sản xuất với chiến đấu, xây dựng và bảo vệ hậu ph- ơng tích cực chi viện cho chiến trờng miền Nam. Đặc biệt quân và dân miền Bắc rất coi trọng công tác hậu phơng của mình. Tại Thanh Chơng nhận thức đợc tầm quan trọng của hậu phơng, nhân dân Thanh Chơng đã ra sức xây dựng phát triển hậu phơng nhằm chi viện đủ nhân, vật, lực cho chiến trờng miền Nam.
Thời kỳ 1965 – 1968 đế quốc Mỹ dốc sức với quyết tâm dành thắng lợi ở chiến trờng miền Nam bằng chiến lợc “chiến tranh cục bộ” đa quân viễn chinh Mỹ và ch hầu sang trực tiếp tham chiến, phối hợp chiến đấu với mở các cuộc càn quét với quy mô lớn trên toàn miền Nam. Chiến trờng miền Nam trở nên cực kỳ ác liệt, một yêu cầu đặt ra là cần có sự viện trợ lớn và kịp thời từ hậu phơng cả miền Nam lẫn miền Bắc.
Trong tình hình đó ngày 17 tháng 7 năm 1966 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nớc kiên trì và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lợc. Ngời khẳng định: “chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do, đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nớc ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
Hởng ứng ngày kêu gọi của Bác, yêu cầu cấp thiết của cách mạng miền Nam, Tỉnh uỷ Nghệ An đã ra chỉ thị cho từng địa phơng phải thực hiện tốt công tác tuyển quân và giao quân kịp thời, đủ quân số, nhanh chóng chi viện cho chiến tr- ờng. Trong toàn tỉnh hàng chục vạn thanh niên đã viết đơn tình nguyện “sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần đến”. Nhiều lá đơn viết bằng máu, thể hiện rõ nguyện vọng tha thiết đợc cầm súng ra chiến trờng giết giặc cứu
nớc. Hàng chục vạn lá đơn của cá nhân tập thể đăng ký “làm bằng hai vì miền Nam ruột thịt”.
Thực hiện chỉ thị của Tỉnh uỷ và nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Ch- ơng, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân hoàn thành tốt các nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu góp phần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, bảo vệ miền Bắc làm tròn nghĩa vụ đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Công tác chi viện cho chiến trờng miền Nam diễn ra sôi nổi. Với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lợc”, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một ngời”, hởng ứng phong trào “ba sẵn sàng” hàng ngàn thanh niên đã hăng hái lên đờng gia nhập các lực lợng vũ trang, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến. Năm 1965 Thanh Chơng tuyển quân 10 đợt có 2.432 ngời gia nhập quân đội, 1.012 ngời dân công hỏa tuyến chủ yếu chi viện cho chiến trờng B, C, 573 ngời đi thanh niên xung phong. Năm 1966 Thanh Ch- ơng tuyển quân 15 đợt, có 909 ngời gia nhập quân đội, 1.312 ngời đi dân công hơn 1.000 ngời đi thanh niên xung phong. Trong hai năm 1967 – 1968 Thanh Ch- ơng đã hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân chi viện cho chiến trờng miền Nam, riêng năm 1969 công tác bổ sung quân đạt 92% và bớc sang năm 1970 con số này lên tới 102%.
Nhờ coi trọng công tác chi viện cho chiến trờng miền Nam quân dân Thanh Chơng cùng với quân dân cả nớc đã đáp ứng đợc kịp thời yêu cầu chi viện của chiến trờng miền Nam, giúp nhân dân miền Nam đánh bại chiến lợc chiến tranh cục bộ của Mỹ.
Trớc những thất bại nặng nề khắp hai miền Nam, Bắc nớc ta, cùng những khó khăn to lớn về chính trị, xã hội, tài chính trong nớc và sức ép của d luận thế giới, ngày 31 tháng 3 năm 1968 tổng thống Mỹ Giôn Xơn buộc phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 19 trở ra.
Với những thành tích to lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, học tập ,chiến đấu và phục vụ chiến đấu, quân và dân ta đã làm tròn nghĩa vụ của vùng hậu cứ, của hậu phơng đối với tiền tuyến, bảo vệ vững chắc quê hơng và góp phần đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ và là tiền đề
để quân và dân miền Bắc tiếp tục đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ và chi viện cho chiến trờng miền Nam.
Chơng 3: Thanh Chơng sản xuất và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc mỹ (1969 –
1973).