3. Các kết quả nghiên cứu liên quan
3.3. Các nghiên cứu về cải tiến công nghệ cho bảo vệ môi trường
Ngoài nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ thì còn có một số các nhà máy khác ở Việt Nam cũng đã cải tiến, sử dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến có ý nghĩa với môi trường như:
- Việc đổi mới công nghệ sản xuất ở nhà máy giấy Hương Giang (Bắc Giang) đã góp phần tiết kiệm năng lượng sử dụng cho sản xuất được 2,7 tỉ đồng mỗi năm và giảm phát thải 3,7 tấn CO2 ra môi trường (Mai Linh - http://tietkiemnangluong.com.vn).
- Ông Nguyễn Văn Khoẻ, Giám đốc Công ty TNHH Hiệp Hòa Bình ở phường Tân Biên, TP Biên Hòa, cho biết, Cty hằng ngày phải vận hành lò sấy để sấy miến, nông sản. Để tiết kiệm điện, Cty lắp đặt máy nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời để vận hành quạt hơi phục vụ lò sấy. Tính ra mỗi ngày Cty sấy trên dưới 500kg miến chỉ mất gần 3 giờ và tốn khoảng 4kW điện cho chiếc quạt hơi. Nếu so với loại lò sấy sử dụng hoàn toàn bằng điện hay dầu FO thì giảm chi phí đáng kể ( http://tietkiemnangluong.com.vn).
- Dự án “Đổi mới công nghệ và thiết bị sản xuất nắp chai chứa thực phẩm và vỏ bình ắc quy N25” của Công ty Cổ Phần Nhựa Tân Phú (TP Hồ Chí Minh) được thực hiện với hỗ trợ của Quỹ Ủy thác tín dụng xanh (Quỹ GCTF). Công ty đã đầu tư 135.363 USD để thực hiện dự án. Sau khi hệ thống thiết bị mới đi vào hoạt động ổn định, Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam đã tiến hành đánh giá và xác nhận hệ thống thiết bị mới đã giảm tiêu thụ điện năng so với hệ thống thiết bị cũ là 575.271 Kwh/năm, cũng đồng nghĩa với giảm phát thải khí nhà kính tương đương 343.437 kg CO2/năm (85% mức dự tính trong dự án) (Trần Văn Nhân, Lê Xuân Thịnh – Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam - http://www.nea.gov.vn)
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU