1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ.
- Địa điểm nghiên cứu: Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ - Phường Quán Triều - TP. Thái Nguyên.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
2.1.1. Thu thập số liệu sơ cấp
Điều tra khảo sát thực địa tại nhà máy kết hợp với việc phỏng vấn một số đối tượng như giám đốc, nhân viên phụ trách kỹ thuật chuyên về môi trường, công nhân làm việc trong các xưởng… để có được cái nhìn tổng thể về các vấn đề trong sản xuất của nhà máy.
• Phỏng vấn Ban giám đốc: Em phỏng vấn giám đốc nhà máy để biết được một cách tổng thể về tình hình sản xuất, biết được các cá nhân phụ trách các lĩnh vực liên quan để thuận tiện trong việc thu thập các số liệu liên quan.
• Phỏng vấn các cán bộ kỹ thuật chuyên về môi trường trong nhà máy: thông qua đó em có thể biết được các thông tin liên quan đến vấn đề môi trường trong nhà máy.
• Phỏng vấn công nhân trong các phân xưởng: qua đó em nắm được các thông tin về các công đoạn sản xuất, các vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất…
• Quan sát và ghi chép
• Em không lấy mẫu nước phân tích vì phòng thí nghiệm của nhà máy không đủ hóa chất và dụng cụ cần thiết. Mặt khác, nhà máy luôn thực hiện việc kiểm tra chất lượng nước thải định kỳ (6 tháng) do Trung tâm quan
trắc chất lượng môi trường Thái Nguyên kiểm tra. Do đó, các số liệu đưa ra là hoàn toàn có thể tin tưởng được (có văn bản kèm theo).
2.1.2. Thu thập số liệu thứ cấp
- Tìm kiếm và tổng hợp các số liệu, tài liệu thông tin về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội Phường Quán Triều nói riêng và Tỉnh Thái Nguyên nói chung.
- Thông tin về tình hình sản xuất của ngành giấy ở Việt Nam. - Các văn bản pháp quy có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
- Các văn bản, các báo cáo, ĐTM (Đánh giá tác động môi trường)… liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu: Đặc biệt để so sánh làm rõ giữa 2 dây chuyền sản xuất thì nguồn thông tin chủ yếu của em dựa trên ĐTM (6/2001) và Báo cáo đánh giá tác động môi trường (9/2007) của nhà máy.
- Các kết quả đánh giá chất lượng môi trường định kỳ gần đây của nhà máy do Trung tâm quan trắc chất lượng môi trường Thái Nguyên phân tích.
2.2. Phương pháp phân tích và thống kê, xử lý số liệu
Kết hợp các nguồn tài liệu sơ cấp, thứ cấp và dựa trên các quan sát thực tế của bản thân để tổng hợp, đành giá tổng thể vấn đề đặt ra.
2.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh
Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Từ đó đưa ra các đánh giá, so sánh, nhận xét về hiện trạng môi trường của nhà máy.
Chương 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU