1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của khu vực xung quanh nhà máy
1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
1.2.1. Dân số và phát triển dân số
Tính tại thời điểm 0h ngày 01/4/2009, tổng dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.124.786 người, trong đó dân số nam là 559.153 người (chiếm 49,71%); dân số nữ là 565.633 người (chiếm 50,29%). So với cả nước, dân số tỉnh Thái Nguyên đứng thứ 33 và đứng thứ 3 các tỉnh trong vùng trung du và miền núi phía Bắc (sau tỉnh Bắc Giang và tỉnh Phú Thọ). Sau 10 năm, dân số tỉnh Thái Nguyên tăng thêm 78,9 nghìn người, bình quân mỗi năm tăng 7,9 nghìn người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong thời kỳ giữa 2 cuộc tổng điều tra năm 1999 và 2009 là 0,73%/năm, thấp hơn mức tăng bình quân 1,7%/năm của giai đoạn 1989-1999 và thấp hơn mức tăng bình quân chung của cả nước (cả nước giai đoạn 1999-2009 tăng bình quân 1,2%/năm). Dân số thành thị của tỉnh Thái Nguyên tại thời điểm tổng điều tra 2009 là 288 nghìn người, chiếm 25,62% dân số (năm 1999 dân số khu vực thành thị là 228 nghìn người, chiếm 21,81% dân số) và là tỉnh có tỷ lệ dân số thành thị cao thứ 22 so với cả nước và đứng đầu trong số các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu đó là Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Chay, H’Mông ).Dân cư phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km ², cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.260 người/km ². Theo tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong 10 năm (1999-2009) dân số tỉnh tăng bình quân 0,7%/năm, thấp hơn mức bình quân của cả nước là 1,2% do có nhiều người di chuyển đi các tỉnh khác.
1.2.2. Tài nguyên
Là một tỉnh miền núi, trung du với diện tích đất không rộng nhưng Thái Nguyên khá giàu về các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, nước ngọt và khoáng sản:
a/ Tài nguyên đất:
Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau:
- Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao.
- Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương... ở từ độ cao 150 m đến 200 m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (một đặc sản của Thái Nguyên).
- Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác.
Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22 % diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78 % diện tích tự nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.
b/ Khoáng sản:
Nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, Thái Nguyên còn có nguồn tài nguyên khoáng sản
rất phong phú, hiện có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở các vùng lớn như Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Trại Cau (Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ Nhai)…Khoáng sản ở Thái Nguyên có thể chia ra làm 4 nhóm: nhóm nguyên liệu cháy, bao gồm: than mỡ (trên 15 triệu tấn), than đá (trên 90 triệu tấn); nhóm khoáng sản kim loại, bao gồm kim loại đen (sắt có 47 mỏ và điểm quặng; titan có 18 mỏ và điểm quặng), kim loại màu (thiếc, vonfram, chì, kẽm, vàng, đồng,…); nhóm khoáng sản phi kim loại, bao gồm pyrits, barit, phốtphorit…tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn; nhóm khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm đá xây dựng, đất sét, đá sỏi… với trữ lượng lớn, khoảng 84,6 triệu tấn. Sự phong phú về tài nguyên khoáng sản trong đó gồm nhiều loại có ý nghĩa trong cả nước như sắt, than (đặc biệt là than mỡ) đã tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Đây là thế mạnh đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của cả nước.
1.2.3. Lao động:
Theo thống kê năm 2009 dân số tỉnh Thái Nguyên có khoảng 1127,4 nghìn người. Trong đó có khoảng 652.000 người trong độ tuổi lao động, trong số đó có 64.995 lao động làm việc trong khu vực nhà nước. Ngoài ra còn có 13.764 người sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Lao động nông nghiệp ở nông thôn là 373.994 người. Số còn lại là kinh doanh nhỏ hoạt động trên mọi lĩnh vực kinh tế trải khắp trên địa bàn tỉnh.
1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế:
Theo “Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009” của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, nền kinh tế của tỉnh vẫn đang trên đà phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dich theo hướng tích cực.
Tổng sản phẩm trong tỉnh ước đạt 16.488,85 tỷ đồng. Trong đó, khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 40,42%; khu vực dịch vụ chiếm 36,74%; khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 22,85%. GDP bình quân đầu người ước đạt 14,6 triệu đồng/người/năm, tăng 2,5 triệu đồng/người so với năm 2008. Cơ bản các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn ước đạt 9%.
- GDP bình quân đầu người năm 2009 ước đạt 14,6 triệu đồng, vượt kế hoạch và tăng 2,5 triệu đồng/người so với năm 2008.
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 1.317 tỷ đồng, đạt 115% so với dự toán, tăng 18,8% so với năm trước.
- Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 70 triệu USD, đạt 100% kế hoạch; trong đó, xuất khẩu địa phương ước đạt 58,63 triệu USD, đạt 117,2% kế hoạch.
- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 4,02% so với năm 2008, đạt mục tiêu kế hoạch.
Phường Quán Triều là một trong những phường có nền kinh tế phát triển của TP. Thái Nguyên. Nguồn thu nhập chính của người dân trong phường chủ yếu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và sản xuất công nghiệp. Toàn phường có 213 hộ kinh doanh thường xuyên, 29 cơ sở sản xuất kinh doanh trong đó có 3 cơ sở sản xuất công ngiệp là Công ty cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ, Công ty nhiệt điện Cao Ngạn và nhà máy Z27.
Hoạt động sản xuất trên địa bàn phường Quán Triều cũng tương đối phát triển. Diện tích đất trồng lúa trong năm 2009 là 76,5 ha, trong đó: vụ xuân 36 ha và vụ mùa là 40,5 ha; năng suất bình quân đạt 45,41 tạ/ha. Diện tích đất trồng màu trên địa bàn với tổng diện tích khoảng 8 ha, trong đó: Cây đỗ tương 2 ha, cây lạc 5 ha, còn lại là diện tích của hộ nhân dân.
Về chăn nuôi, trên địa bàn phường Quán Triều hiện có khoảng 175 con trâu, bò; 2000 con lợn (năm 2009) và các loại gia cầm của hộ gia đình trên toàn phường cũng tương đối lớn.
1.2.5. Về văn hóa – xã hội
Công tác xóa đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình và các chính sách với người có công, gia đình chính sách tiếp tục được tập trung quan tâm, thực hiện thường xuyên, đúng quy định. Các chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho các vùng khó khăn và các chính sách trợ giúp trực tiếp về sản xuất và đời sống cho dân tộc thiểu số, người nghèo được đẩy mạnh, tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình 135, Chương trình 134 kịp thời và hiệu quả. Nhằm triển khai hiệu quả chương trình hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện các thủ tục theo quy định đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan cấp kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở trong giai đoạn từ năm 2009-2011 cho 8.919 hộ nghèo trên địa bàn, năm 2009 tỉnh Thái Nguyên quyết tâm thực hiện xong cho khoảng 4.000 hộ.
Trong năm 2009, các trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã tổ chức dạy nghề trình độ sơ cấp cho 14.026 người, đạt 107,9% kế hoạch; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đến năm 2009 đạt 32%. Bằng giải pháp tổ chức các sàn giao dịch việc làm thường xuyên nên trên địa bàn tỉnh, trong năm 2009 đã giải quyết việc làm mới cho việc làm mới cho 16.000 lao động, trong đó xuất khẩu 1.500 lao động, đạt mục tiêu kế hoạch.
Công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế được chỉ đạo thường xuyên, kịp thời tổ chức khám, chữa bệnh đã cơ bản đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Trong các tháng đầu năm, trên địa bàn không có dịch bệnh lớn xảy ra, các chương trình y tế quốc gia được triển khai theo đúng kế hoạch. Thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ chương trình xây dựng hệ thống bệnh viện tuyến huyện, trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt chương trình khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi...
Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ tiền thân là nhà máy giấy Đáp Cầu thuộc Pháp được xây dựng từ năm 1913 tại Đáp Cầu - Bắc Ninh. Là nhà máy sản xuất giấy duy nhất của Đông Dương. Công nhân của nhà máy là cu li làm thuê, bị bóc lột.
Ngày 20/08/1945: nhà máy thuộc chính quyền cách mạng.
Năm 1945: Nhà máy sơ tán về chiến khu Việt Bắc tại xã Phượng Tiến - Huyện Định Hoá - Tỉnh Thái Nguyên sản xuất phục vụ kháng chiến. Nhà máy đã sản xuất giấy in tiền, giấy viết cho kháng chiến. Với thành tích đã đạt được nhà máy đã vinh dự được Bác Hồ tới thăm.
Năm 1957: Nhà máy trở về xây dựng tại Phường Quán Triều – TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên, nằm ở phía Bắc cách trung tâm thành phố 4 km với diện tích nhà máy là 9,7 ha.
Trong những năm qua, nhà máy đã liên tục phát triển hoàn thành kế hoạch. Đặc biệt là khắc phục khó khăn hậu quả của giặc Mỹ đánh phá năm 1972, giữ vững và khôi phục lại nhà máy để sản xuất.
Là thành viên của Tông công ty giấy Việt Nam sản xuất chủ yếu là giấy bao gói xi măng.
Đến năm 2001 với nhu cầu sử dụng giấy của các nhà máy bao bì như vỏ bao xi măng và một số loại bao bì khác. Điều đó đòi hỏi nhà máy phải cải tiến trang thiết bị sản xuất, nâng cao chất lượng lao động, mở rộng thi trường tiêu thụ. Ban lãnh đạo nhà máy đã đầu tư để cải thiện trang thiết bị cho nhà máy với dây chuyền hiện đại mới của Đức và Đan Mạch.
Sau 2 năm lắp đặt, năm 2003 dây chuyền mới đã đi vào hoạt động với công suất 15000 tấn/ năm và đổi tên thành Công ty giấy Hoàng Văn Thụ.
Năm 2006, Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ hoạt động theo mô hình công ty cổ phần và đổi tên thành Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ, chuyên sản xuất giấy bao gói công nghiệp, giấy vỏ bao xi măng, công suất thiết kế đạt 15000 tấn/ năm. Ngoài ra nhà máy còn liên doanh sản xuất, xuất
khẩu các mặt hàng về giấy. Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất giấy là giấy tái sinh và bột Krapt.
Ngày 24/04/2006: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước thành công ty Cổ phần. Trong đó vốn nhà nước chiếm 48%, vốn cổ của các cổ đông chiếm 52%.
Ngày 22/03/2007 Nhà máy tiến hành bán hết vốn nhà nước theo chỉ đạo của Bộ công nghiệp và Tổng Công ty giấy Việt Nam. Như vậy, kể từ 22/03/2007 Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ không có sự tham gia vốn nhà nước, hoạt động của Công ty theo mô hình 100% vốn cổ đông đóng góp.
Trải qua quá trình lịch sử lâu dài Nhà máy đã có những đóng góp xuất sắc trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, là đơn vị đầu tiên trong cả nước sản xuất giấy in tiền trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, là đơn vị đầu tiên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà quản lý nhà máy sản xuất giấy, là đơn vị đầu tiên của nghành giấy đăng ký sản xuất giấy xi măng, đơn vị được nhà nước phong tặng “Anh hùng lược lượng vũ trang trong thời kỳ chống Pháp”. Sản phẩm của Nhà máy được đăng ký bản quyền đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất giấy xi măng trong phạm vi toàn quốc, làm đến đâu tiêu thụ đến đấy. Nhà máy luôn đảm bảo uy tín và chịu trách nhiềm chất lượng với người tiêu dùng.
Hiện nay Nhà máy cổ phần hóa tinh giảm biên chế hiện tại còn 5 phòng và 2 phân xưởng. Tổng số cán bộ công nhân viên toàn công ty là 252 người. Đã khắc phục mọi yếu kém trong sản xuất để vươn lên vói tinh thần :
“ Đoàn kết - Đổi mới - Ổn định - Phát triển Năng suất - Chất lượng - An toàn - Tiết kiệm”
Nhà máy đã thiết lập hệ thống chặt chẽ giữa nhà cung cấp – nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nguyên liệu đầu vào bao gồm cả trong nước lẫn nhập ngoại, đảm bảo chất lượng cao để sản xuất ra giấy xi măng và giấy bao gói cao cấp.
Sản phẩm của nhà máy đã đứng vững trong thị trường được nhiều giải thưởng Quả cầu vàng, thương hiệu Việt hội nhập WTO. Sản phẩm được quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000.
3. Mô hình sản xuất cũ và vấn đề sử dụng tài nguyên, xử lý chất thải 3.1. Dây chuyền sản xuất:
Nguyên liệu Chặt mảnh Nấu Két chứa sơ bộ Rửa khuếch tán Nghiền Phuy chứa Pha loãng Hòm điều tiết Sàng thô Rãnh lắng cát Sàng tinh Hòm bột chảy Lưới Ép Sấy Cuộn Xút, lưu huỳnh Chất dịch Cô đặc dịch đen Thu hồi bột Cống thải Sx cát tông lạnh Hơi nước bão hòa
Gòong Nồi hơi
Nghiền Phèn
3.2. Nguyên liệu:
Nguyên liệu chính được sử dụng là tre, nứa, vầu
3.3. Trang thiết bị:
Công suất thiết kế của dây chuyền là 4000 tấn/ năm. Thiết bị của nhà máy chủ yếu là do Trung Quốc sản xuất từ những năm 1970, ngoài ra còn phải kể đến một loạt các thiết bị của Pháp, Đức... Các thiết bị này qua quá trình sản xuất đã được đại tu, sửa chữa nhưng nhìn chung còn chắp vá, thường xuyên có tình trạng hư hỏng phải đóng máy xử lý, sữa chữa. Cụ thể:
- Hệ thống chặt mảnh nguyên liệu: Với hai máy chặt mảnh của Trung Quốc, công suất thiết kế 2 tấn/giờ đã qua đại tu thay thế nhiều lần, đã cũ kỹ, nên chất lượng mảnh không đạt yêu cầu. Nhà máy không có hệ thống sàng mảnh nên đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tiêu hao nguyên vật liệu và chất lượng bột giấy sau khi nấu.
- Hệ thống máy xeo: Gồm có 2 máy xeo phục hồi của Pháp, kiểu 1 lô giấy, 1 máy xeo Trung Quốc lưới dài và 1 máy xeo tròn cải tạo từ máy 3T8 cũ đã qua quá trình sử dụng đại tu sửa chữa chắp vá, xuống cấp, sai lệch nhiều vì