1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của khu vực xung quanh nhà máy
1.1.3.2. Chế độ dòng chảy
Cũng như nơi khác của Bắc Bộ, mùa mưa của sông Cầu thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 9 ở thượng lưu hay tháng 10 ở trung lưu và hạ lưu. Lượng mưa trong các trong các thánh mùa mưa chiếm khoảng 65-85% tổng lượng mưa năm.
Dòng chảy sông suối cũng phân phối không đều trong năm và biến đổi theo mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ thường bắt đầu từ tháng 5,6 đến tháng 10. Lượng dòng chảy mùa lũ chiếm khoảng 80-85% tổng lượng dòng chảy toàn năm. Tháng 7 là tháng có lượng chảy trung bình tháng lớn nhất. Mùa cạn kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Lượng dòng chảy trong mùa này chỉ chiếm 15-20% tổng lượng dòng chảy năm, tháng 2 là tháng có lượng dòng chảy trung bình tháng nhỏ nhất. Trong những năm gần đây, do rừng đầu nguồn bị tàn phá nặng nề nên dòng chảy sông suối ở đây có xu thế cạn kiệt.
Lượng nước sông đang được sử dụng rộng rãi cho sản xuất công, nông nghiệp và sinh hoạt. Trong những năm qua cùng với sự chuyển dịch của nền kinh tế từ kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường thì nhu cầu dùng nước cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp ngày càng tăng lên. Để khai thác nguồn nước phục vụ cho các nhu cầu dùng nước, trong lưu vực sông Cầu một số hồ chứa đã được xây dựng. Hồ Núi Cốc được xây dựng trên thượng
nguồn sông Công được xây dựng từ năm 1972 và hoàn thành năm 1978, có dung tích 175,5.106 m3. Hồ Núi Cốc có nhiện vụ cấp nước tưới cho vùng hạ lưu Công, cấp nước bổ sung cho sông Cầu trong mùa khô để cấp nước cho sản xuất công nghiệp, sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và các khu công nghiệp Sông Công, Gò Đầm và tưới cho hơn 20.000 ha ruộng ở tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh. Những năm qua, nước sông Cầu đã được sử dụng ở Thái Nguyên như sau:
- Cấp nước cho nông nghiệp: lượng nước 151.106 m3/năm dùng để tưới cho 10.900 ha ở tỉnh Thái Nguyên.
- Cấp nước sinh hoạt: cấp cho thành phố Thái Nguyên 30.106 m3/năm.
- Cấp nước cho công nghiệp: Lượng nước cấp cho khu gang thép Thái Nguyên là 20.106 m3/năm trong năm 1996 và giảm đi ở mức 12.106 m3/năm trong năm 1997 do đưa vào hệ thống thu hồi, tái sử dụng nước trong các phân xưởng sản xuất. Lượng nước cấp cho khu công nghiệp Sông Công là 10.106 m3/năm và cho nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ là 1,5.10 6 m3/năm (1999).
Tuy tổng lượng nước cả năm của sông Cầu là khá lớn so với tổng nhu cầu dùng nước, nhưng do dòng chảy phân phối không đều trong năm, vào mừa cạn từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm thường xay ra tình trạng thiếu nước. Theo tính toán sơ bộ, trong các tháng 1-3 thiếu 36.106 m3 nước để cung cấp cho tưới ruộng ở Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang và nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp ở Thái Nguyên. Trong tương lai nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và sản xuất tăng lên mạnh mẽ, tình trạng thiếu nước chắc chắn sẽ càng trầm trọng hơn nếu không thực hiện biện pháp hữu hiệu trong khai thác và bảo vệ nguồn nước sông Cầu.
Chảy qua gần ranh giới của công ty còn có suối Phượng Hoàng, là con suối tiếp nhận nước thải của dân cư ven sông suối của 2 phường Tân Long và Quan Triều. Ngoài ra suối Phượng Hoàng còn là nơi tiếp nhận nước thải của
mỏ than Khánh Hòa và công ty Giấy xuất khẩu Thái Nguyên. Khoảng 20m suối tiếp giáp khu đất của công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ.