Nghĩa của việc cải tiến công nghệ đối với môi trường

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc cải tiến công nghệ sản xuất đối với môi trường của nhà máy giấy hoàng văn thụ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 63 - 71)

Việc cải tiến công nghệ sản xuất trong các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hiện nay đang rất được nhà nước ta quan tâm, khuyến khích. Bởi lẽ trước tình hình ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề nóng bỏng

thì việc cải tiến công nghệ sản xuất góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu chất thải vào môi trường, và đồng thời làm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.

Việc cải tiến, thay thế dây chuyền sản xuất kèm theo hệ thống xử lý nước thải sản xuất đã góp phần giảm lượng nước tiêu thụ, giảm thất thoát nguyên vật liệu sản xuất, giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên.

Nguồn nguyên liệu chủ yếu của dây chuyền sản xuất mới chủ yếu là giấy tái chế, góp phần tái sử dụng nguồn nguyên liệu giấy đã qua sử dụng.

Hệ thống xử lý nước thải sản xuất góp phần làm giảm đáng kể nguồn thải có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước xung quanh nhà máy. Đây là ý nghĩa lớn không chỉ đối với nhà máy mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với môi trường. Bởi vì vấn đề xử lý nước thải sản xuất trong ngành giấy nói chung là vấn đề nan giải.

Bên cạnh việc thay đổi dây chuyền công nghệ thì nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đã có các biện pháp thiết thực trong công tác làm trong sạch môi trường trong nhà máy như trồng nhiều cây xanh xung quanh khu vực sản xuất cũng như trong khuôn viên của khu văn phòng nhằm làm đẹp cảnh quan cũng như giảm phát tán bụi, giảm tiếng ồn; Kết hợp với Công ty môi trường Thái Nguyên để xử lý triệt để chất thải; Trang bị đầy đủcác thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân lao động (khẩu trang, găng tay...); Làm vệ sinh công nghiệp sau mỗi ca sản xuất; Đôn đốc, kiểm soát công nhân thực hiện các quy trình công nghệ, quy trình vận hành máy móc, thiết bị, thao tác kỹ thuật nhằm hướng các quy trình công nghệ theo ý muốn, tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra.

Kết luận và kiến nghị

Kết luận:

1. Việc đổi mới dây chuyền công nghệ của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ là hoàn toàn hợp lý, dây chuyền mới đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất, đưa lại lợi nhuận cao cho nhà máy nhưng đồng thời cũng đảm bảo trong công tác về sinh môi trường, giảm thiểu các tác động xấu lên môi trường.

2. Hệ thống dây chuyền sản xuất mới ngoài việc giảm thất thoát nguồn nguyên vật liệu sản xuất (giảm xuống chỉ còn khoảng 2%) còn sử dụng các nguồn tài nguyên tái chế (giấy phế liệu) góp phần tái sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, rất phù hợp với xu hướng phát triển bền vững của Việt Nam và Thế giới.

3. Hệ thống dây chuyền sản xuất mới đã sử dụng công nghệ sản xuất giấy từ nguyên liệu giấy tái chế mà bỏ qua công đoạn nấu bột. Công đoạn nấu

bột giấy là công đoạn phát sinh ra lượng nước thải gây ô nhiễm nhất trong cả dây chuyền. Do đó, khi bỏ qua công đoạn này thì công ty đã giảm đáng kể lượng phát thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường, đồng thời giảm kinh phí để xử lý ô nhiễm (nước thải).

4. Dây chuyền sản xuất mới đã áp dụng hệ thống xử lý nước thải tiên tiến đã góp phần giảm đáng kể sự ô nhiễm có thể gây ra từ hoạt động sản xuất giấy : Lượng nước thải ra của dây chuyền sản xuất mới là rất ít (gần như bằng 0) vì được quay vòng tái sử dụng ; Lượng nguyên liệu hao hụt được giảm một cách đáng kể, hiệu suất đạt 95-98% (dây chuyền cũ là 85%) ; Lượng chất thải rắn chỉ còn 0,7 tấn/ngày (trước đây là 2,5 tấn/ngày).

5. Việc đổi mới dây chuyền công nghệ của nhà máy Hoàng Văn Thụ cùng với những kết quả đạt được sẽ là một tấm gương sáng cho những nhà máy đang còn sử dụng những phương thức sản xuất cũ kỹ, lạc hậu, không phù hợp với môi trường và sự phát triển có cơ hội học hỏi kinh nghiệm.

Kiến nghị:

Hiện nay nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đã và đang có những biện pháp để góp phần bảo vệ môi trường khá hiệu quả. Với những kiến thức đã học được và những gì quan sát, nghiên cứu, phân tích được trong thực tế, bản thân em có một vài kiến nghị xin mạnh dan đưa ra với mong muốn được nhà máy tham khảo và có cải tạo môi trường và sản xuất sạch hơn.

1. Nhà máy nên trồng thêm, trồng mới nhiều cây xanh hơn trong khu vựa hành chính, khu vực hàng rào giáp khu dân cư và xung quanh khu vực sản xuất chính để giảm lượng bụi trong quá trình vận tải, bốc dỡ nguyên vật liệu, tránh gây ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh và cải thiện cảnh quan cùng môi trường nội vi nhà máy.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên cần quan tâm, tạo điều kiện bồi dưỡng cho cán bộ chuyên trách về môi trường của nhà máy để họ nâng cao

được trình độ chuyên môn trong vấn đề xử lý cũng như bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất.

3. Có các đợt tập huấn về môi trường hoặc lồng ghép các kiến thức môi trường trong các đợt họp, hội nghị, các hoạt động phong trào của nhà máy nhằm nâng cao nhận thức của người lao động đến môi trường sống, môi trường sản xuất và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Tài liệu tham khảo

1. Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ - Báo cáo đánh giá tác động môi trường (23/9/2003) cùng một số tài liệu liên quan do nhà máy cung cấp.

2. Trung tâm quan trắc môi trường - Chi cục bảo vệ môi trường Thái Nguyên ( các kết quả phân tích, báo cáo ).

3. Hoàng Văn Dương – ĐH Lâm nghiệp Việt Nam, Đề tài “Ngành công nghiệp giấy – bột giấy ở Việt Nam”.

4. “Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy” - Trung tâm Sản xuất sạch Việt nam - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

5. Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, công suất 20000 tấn/năm – 6/2001

6. http://www.nea.gov.vn

7. http://tietkiemnangluong.com.vn 8. http://vnet.vn

9. http://tailieu.vn

10.http://www.tnmtthainguyen.gov.vn

11.http://vi.wikipedia.org (Bách khoa toàn thư) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12.Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước Công ty cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ (tháng 5/2010).

13.Báo cáo Kết quả công tác bảo vệ môi trường kiểm soát ô nhiễm năm 2009 – Công ty cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ.

14.Báo cáo Kết quả công tác bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm năm 2010 - Công ty cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ.

15.Báo cáo công tác bảo vệ môi trường kiểm soát ô nhiễm đợt II năm 2010 - Công ty cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ.

Phụ lục ảnh

Khu văn phòng

Bãi để nguyên liệu

Băng tải nguyên liệu

Hệ thống xeo giấy

Giấy thành phẩm Rãnh gom nước thải về bể xử lý

Bể vi sinh Bể đối chứng và sân phơi bùn

Bể đối chứng

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc cải tiến công nghệ sản xuất đối với môi trường của nhà máy giấy hoàng văn thụ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 63 - 71)