Nguyên liệu sản xuất

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc cải tiến công nghệ sản xuất đối với môi trường của nhà máy giấy hoàng văn thụ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 54 - 56)

4. Mô hình sản mới với những cải tiến công nghệ

4.2.Nguyên liệu sản xuất

Khác với dây chuyền sản xuất cũ trước đây của nhà máy, dây chuyền sản xuất mới sử dụng nguyên liệu là giấy tái chế bao gồm lề hộp nội, lề xi măng nội, lề OCC, lề NDNK, bột kraft không tẩy (hoặc giấy loại)... mà không sử dụng nguyên liệu tươi (tre, nứa...) như trước đây.

a/ Nguyên liệu:

- Giấy OCC: nhu cầu nguyên liệu giấy OCC khoảng 34500 tấn/năm. Nguồn cung cấp giấy gồm một phần nhỏ ở trong nước mà chủ yếu là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thành Đô, tổ 23B – Mai Sơn – Tiên Cát – Việt Trì – Phú Thọ, Công ty TNHH đầu tư xuất nhập khẩu Hà Thành, B16 – dãy X1 – Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội và một số đơn vị khác ở các tỉnh lân cận. Phần lớn giấy nhập khẩu từ nước ngoài như Mỹ, Indonesia, Nhật... thông qua các công ty xuất nhập khẩu trong nước. Vì vậy nguồn cung cấp nguyên liệu rất dồi dào và ít phụ thuộc vào một thị trường nhất định nào cả.

b/ Các chất phụ gia:

- Nhựa thông (keo): Là hợp chất dạng axit abetic (C19H29COOH), có tác dụng chống thấm cho giấy, tăng độ bền và tăng độ liên kết xơ sợi. Lượng sử dụng khoảng 6 kg/tấn sản phẩm.

- Tinh bột: Tinh bột biến tính có nguồn gốc từ sắn, được cho vào trong bột giấy nhằm tăng độ bền cơ lý của sản phẩm giấy. Lượng sử dụng: 0,1 – 0,2 kg/tấn sản phẩm.

- Phèn nhôm: Sử dụng phèn nhôm sunfat Al2(SO4)3.18H2O, phèn được đưa vào để kết tủa nhựa thông lên xơ sợi. Lượng sử dụng: 34 kg/tấn sản phẩm.

- Phẩm màu: Sử dụng phẩm màu được điều chế qua tổng hợp hóa học. Lượng sủ dụng: 1 kg/tấn sản phẩm.

c/ Điện năng:

Nhu cầu sử dụng điện của nhà máy khoảng 21.780.000 kwh/năm, lượng cung cấp tối thiểu 723.600 kwh/ngày. Điện được sử dụng cho mục đích sản xuất và thắp sáng. Tất cả các loại máy móc của công ty đều sử dụng điện trừ lò hơi (sử dụng than).

d/ Nước cấp:

- Nước sản xuất: Trung bình khoảng 70 m3/tấn giấy sản phẩm. Với công suất thiết kế khoảng 30.000 tấn/năm thì nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất của nhà máy là 2.100.000 m3/năm. Nguồn cung cấp nước là sông Cầu, với một trạm bơm công suất 600 m3/giờ. Nước bơm từ sông Cầu được đưa vào hồ lắng có sức chứa 10.000 m3 gồm 3 bể để lắng cặn làm trong nước, sau đó nước được bơm đi sử dụng cho các hoạt động sản xuất của nhà máy.

- Nước sinh hoạt: Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt trung bình khoảng 15 m3/ngày (khoảng 100 lít/ngày.người). Nguồn cấp nước sinh hoạt là nước cấp của Thành phố Thái Nguyên.

e/ Nhiên liệu:

- Than: Nhu cầu tiêu thụ hàng năm khoảng 23.580 tấn/năm.

- Xăng: Nhu cầu trung bình một ngày khoảng 200 lít, chủ yếu sử dụng cho các loại phương tiện như xe nâng, xe chở nguyên liệu và xe phục vụ đi lại giao dịch, đưa đón công nhân viên.

Bảng 3.7: Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng cho 1 tấn sản phẩm: Sản phẩm giấy 70GR/M2-A3 Sản phẩm giấy 70GR/M2-A2 Nguyên liệu Đơn vị Khối

lượng Nguyên liệu Đơn vị

Khối lượng

Lề hộp nội Tấn 0,066

Lề xi măng nội Tấn 0,027 Lề xi măng nội Tấn 0,069

Lề OCC Tấn 0,978 Lề OCC Tấn 0,678

Lề NDNK Tấn 0,128 Lề NDNK Tấn 0,435

Keo Tấn 0,006 Keo Tấn 0,006

Phèn Tấn 0,034 Phèn Tấn 0,034

Tinh bột catrionic Tấn 0,000 2

Tinh bột catrionic Tấn 0,0001

Nhiên liệu (than) Tấn 0,786 Nhiên liệu (than) Tấn 0,786 Năng lượng 1000Kw 0,726 Năng lượng 1000Kw 0,726

Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường - Dự án đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất giấy xi măng công suất 30.00 tấn/năm (tháng 10/2007).

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc cải tiến công nghệ sản xuất đối với môi trường của nhà máy giấy hoàng văn thụ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 54 - 56)