Đặc điểm khí hậu

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc cải tiến công nghệ sản xuất đối với môi trường của nhà máy giấy hoàng văn thụ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 29 - 32)

1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của khu vực xung quanh nhà máy

1.1.2. Đặc điểm khí hậu

Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên qua một số năm gần đây thì khu vực phường Quán Triều nói riêng và khu vực TP.

Thái Nguyên nói chung chịu ảnh hưởng của của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên đặc điểm khí hậu chia làm 4 mùa, song chủ yếu có 2 mùa chính rõ rệt: mùa nóng (hay còn gọi là mùa mưa) mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam; mùa lạnh (hay còn gọi là mùa khô) mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Bắc.

Quá trình lan truyền các chất ô nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu tại khu vực. Các yếu tố đó là:

- Nhiệt độ không khí. - Độ ẩm không khí. - Lượng mưa.

- Tốc độ gió và hướng gió. - Nắng và tia bức xạ.

a/ Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí. Các tác nhân gây ô nhiếm môi trường trong không khí và môi trường lao động là những yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người và đời sống của hệ sinh thái động thực vật. Nhiệt độ không khí càng cao thì tác động của các độc tố càng mạnh, có nghĩa là tốc độ lan truyền của các chất ô nhiễm trong môi trường càng lớn. Tại Công ty có:

+ Nhiệt độ trung bình năm: 22oC.

+ Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất: 28,9oC (tháng 6). + Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất: 17oC (tháng 2).

Bảng 3.1: Nhiệt độ trung bình tháng trong năm Khu vực Nhiệt độ trung bình tháng (oC) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Thái Nguyên 17,5 17 20,3 24,1 27,3 28,9 27,9 28,2 25,5 25,6 22,8 18,6

Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ công suất 20000 tấn/năm (tháng/2001).

b/ Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí là một trong các yếu tố cần thiết khi đánh giá mức độ tác động tới môi trường không khí của nhà máy. Đây là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền của các chất ô nhiễm. Trong điều kiện độ ẩm lớn, các hạt bụi trong không khí có thể liên kết với nhau tạo thành các hạt to hơn và rơi nhanh xuống đất. Từ mặt đất các vi sinh vật phát triển nhanh chống và bám vào các hạt bụi ẩm lơ lửng trong không khí bay đi xa, gây truyền nhiễm bệnh. Độ ẩm còn có tác dụng với các chất khí như SO2, NOx… hóa hợp với hơi nước trong không khí tạo thành các axit.

Tại nhà máy có:

- Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí: 82%. - Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất: 94%. - Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất: 73%.

Bảng 3.2: Độ ẩm không khí trung bình tháng trong năm Khu vực Độ ẩm không khí trung bình tháng (%)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Thái

Nguyên 79 73 94 86 81 81 94 86 85 83 73 78

Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ công suất 20000 tấn/năm (tháng/2001).

c/ Lượng mưa

Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng. Các hạt mưa kéo theo các hạt bụi và hòa tan một số chất độc hại trong không khí rồi rơi xuống đất, có khả năng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nước. Mưa làm sạch bụi ở các lá cây do đó làm tăng khả năng hút bụi của các dải cây xanh cách ly bảo vệ khu dân cư.

Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bố theo 2 mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tăng dần từ tháng đầu mùa tới giữa

mùa đạt tới cực đại vào tháng 7, tháng 8; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Lượng mưa trung bình hàng năm: Từ 1500 – 2000 mm. - Số ngàymưa trong năm: 150 đến 160 ngày.

- Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất: 489 mm (tháng 8). - Lợng mưa trung bình tháng nhỏ nhất: 22 mm( tháng 12). - Số ngày mưa trung bình lớn hơn 50mm: 12 ngày.

- Số ngày mưa trung bình lớn hơn 100mm: 2-3 ngày. - Lượng mưa ngày lớn nhất: 353 mm.

d/ Tốc độ gió và hướng gió

Gió là yếu tố khí tượng cơ bản có ảnh hưởng đến sự lan truyền của chất ô nhiễm trong khí quyển và xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước. Tốc độ gió càng cao thì chất ô nhiễm không khí càng lan tỏa ra xa nguồn ô nhiễm và nồng độ chất ô nhiễm càng được pha loãng bởi không khí sạch. Ngược lại khi tốc độ gió càng nhỏ hoặc không có gió thì chất gây ô nhiễm sẽ bao trùm xuống mặt đất tại chân các nguồn thải làm cho nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí xung quanh nguồn thải sẽ đạt giá trị lơn nhất. Hướng gió thay đổi làm cho mức độ ô nhiễm và khu vực ô nhiễm cũng bị thay đổi.

Tại khu vực nhà máy, trong năm có 2 mùa chính: mùa đông có gió hướng Bắc và Đông Bắc, mùa hè gió hướng Nam và Đông Nam.

- Tốc độ trung bình gió trong năm: 1,9 m/s. - Tốc độ gió lớn nhất: 24 m/s.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc cải tiến công nghệ sản xuất đối với môi trường của nhà máy giấy hoàng văn thụ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w