Các đổi mới trong công nghệ và trong sản xuất

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc cải tiến công nghệ sản xuất đối với môi trường của nhà máy giấy hoàng văn thụ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 56)

4. Mô hình sản mới với những cải tiến công nghệ

4.3. Các đổi mới trong công nghệ và trong sản xuất

4.3.1. Về nguyên liệu sản xuất

Công suất của dây chuyền sản xuất mới là 15000 tấn/năm. Nguyên liệu sản xuất của dây chuyền sản xuất mới sử dụng là giấy tái chế, bìa hộp nội địa hoặc nhập ngoại chứ không sử dụng nguồn nguyên liệu là tre, nứa... như trước đây. Do đó có thể bỏ qua khâu nấu bột gỗ như của dây chuyền cũ và không thải ra dịch thải từ quá trình nấu bột – là yếu tố gây ô nhiễm môi trường rất lớn của hệ thống dây chuyền sản xuất cũ trước đó.

Sử dụng nguồn nguyên liệu giấy tái chế vừa phong phú về nguồn nguyên liệu (thu mua trong nước hoặc nhập nội) vừa giảm các tác động về ô nhiễm môi trường và vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất.

4.3.2. Về máy móc, trang thiết bị:

- Ngoài hệ thống dây chuyền nhập ngoại hoàn toàn mới từ Đức như bảng 3.6 và các máy móc thiết bị mới nhập trong nước do đó giảm lượng thất thoát nguyên – nhiên liệu sản xuất.

Hình 3.3: Quá trình thu hồi bột nổi của nhà máy giấy Hoảng Văn Thụ

Tất cả nước thải có chứa bột và các chất rắn khác được đưa về tập trung tại bể điều hòa, sau đó được bơm lên bể bột nổi. Tại bể bột nổi có sự tách pha rắn và pha lỏng do tác dụng của hóa chất. Pha rắn nổi lên bề mặt của bể là xơ sợi sẽ được tách ra bởi một gầu múc liêu tục, bột được đưa xuống bể chứa và bơm về sử dụng lại tại máy xeo. Pha rắn khác bao gồm cát, sạn sẽ lắng xuống đáy và được thải ra cống theo định kỳ. Pha lỏng là nước sau khi đã tách bột được bơm về bể chứa nước chảy tràn qua các vách ngăn và về bể chứa sau đó quay lại dây chuyền làm nước pha loãng và nước rửa cho toàn hệ thống.

Để làm bột nổi và tách hai pha rắn – lỏng cần có hóa chất là các polimer được chứa trong 2 thùng và được bơm trộn với dung dịch bột nước trong quá trình bơm nước lên bể bột nổi. Dưới tác dụng của các polimer bột giấy được bông kết và được nổi lên nhờ khí nén tạo bọt từ máy nén khí. Thông qua hệ thống phân tán khí tạo thành các hạt bọt nhỏ. Bọt có sức căng bề mặt lớn bám vào màng bột và nổi lên mặt nước và được vớt ra bởi gầu múc.

Bể điều hòa Bể bột nổi Gầu múc Xơ sợi

Bể chứa Máy xeo Bể chứa nước chảy tràn Cống thải Cát, sạn Nước trong Bể chứa Nước sản xuất

Hệ thống này có cấu tạo đơn giản, có độ bền cao do được chế tạo bằng các vật liệu không rỉ. Hệ thống dễ thao tác và có hiệu quả cao trong việc tách pha rắn và pha lỏng và đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Hiệu quả thu hồi đạt 95-98%, như vậy lượng thải ra là không đáng kể.

- Ngoài ra hệ thống dây chuyền sản xuất mới còn có hệ thống xử lý nước thải sản xuất đảm bảo nước qua xử lý có thể đảm bảo các thông số của TCVN về nước thải sản xuất công nghiệp.

* Sơ đồ mặt bằng hệ thống xử lý nước thải (Có hình kèm theo sau trang 58)

* Giải thích sơ đồ:

Nước thải sản xuất được bơm từ nước mặt sông Cầu vào hồ chứa trong Công ty với khối lượng 320 m3/ngày đêm. Nước thải từ cống tập trung được đưa qua bể lắng cát số (1) để tách cát và tạp chất nhẹ (bể có kết cấu ngăn tạp chất nổi). Tại đây pha thêm phèn với lượng 1 kg/giờ, nước thải được đưa vào bể điều hòa (2) để điều hòa lưu lượng và tách một phần bột giấy, tại đây chứa vào bể số (4) để bơm đi sản xuất cattong lạnh tại xeo thủ công (8). Phần nước sau khi đã cơ bản tách xơ sợi chỉ còn chất hữu cơ hòa tan cao hơn tiêu chuẩn được bơm từ hố bơm (3) lên bể trộn (5), tại đây 1 giờ bổ sung 0,75 kg đạm và 0,2 lít axit sunfuric. Khoảng 50% lượng bùn vi sinh được bơm quay lại bể lắng (9). Nước thải từ bể trộn (5) được bổ sung khí và lắng sơ bộ ở bể lắng (6), sau đó tiếp tục qua hệ thống xử lý sinh học (7), tại đây duy trì sục khí từ đáy bể qua hệ thống đĩa phân phối khí.

Nước thải được đưa qua bể lắng (9) phần nước mặt chảy tràn theo ống dẫn vào bể đối chứng (10), phần bùn đó một phần hoàn về bể trộn (5) để ổn định vi sinh, phần còn lại được thải ra sân phơi bùn và đem đi chôn lấp trồng cây.

Tại hồ đối chứng được thả cấy bèo, góp phần làm chất lượng nước tốt hơn. Trong thời gian tới nước tại hồ sẽ được bơm (12) bơm tuần hoàn trở lại sản xuất. Như vậy lượng thải ra sông Cầu là rất ít.

Hệ thống xử lý nước thải này đã và đang được lãnh đạo nhà máy quan tâm, chỉ đạo việc thực hiện xử lý nước thải sản sao cho đảm bảo đạt tiêu chuẩn xả thải quy định của Bộ TN&MT. Mặc dù chi phí đầu tư cho vần đề xử lý nước thải sản xuất khá tốn kém (ước tính khoảng 50 triệu đồng/tháng) nhưng quá trình xử lý nước thải vẫn được tiến hành liên tục trong suốt quá trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng nước thải.

Hệ thống sản xuất cũ ngoài vấn đề nước thải sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng và không có hệ thống xử lý ô nhiễm thì ở hệ thống sản xuất mới thay thế đã có hệ thống xử lý nước thải đồng bộ, xử lý nước thải đạt yêu cầu. Đồng thời, lãnh đạo nhà máy thực hiện biện pháp kiểm tra chất lượng nước thải định kỳ nhờ Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Thái Nguyên. Nhờ các đóng góp trong việc bảo vệ môi trường mà nhà máy đã nhận giải thương hiệu sản phẩm với chất lượng cuộc sống và bảo vệ thiên nhiên môi trường năm 2010.

* Một số kết quả đánh giá chất lượng nước thải định kỳ của nhà máy:

Bảng 3.8: Chất lượng môi trường không khí trong khu vực sản xuất (25/3/2010)

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả 3733/2002

QĐ-BYT KK-3.04-1 KK-3.04-2 1 Ồn dBA 90,7 73,6 85 2 NO2 mg/m3 < 0,05 < 0,05 10 3 SO2 mg/m3 0,13 1,85 10 4 CO mg/m3 < 2 < 2 40 5 Bụi dBA < 0,1 7,01 4 Ghi chú:

3733/2002/QĐ-BYT: Quyết định 3733 ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế quy định nồng độ tối đa các khí độc hại, bụi, độ ồn trong môi trường lao động.

KK-3.04-1: Vị trí lấy mẫu tại xưởng xeo giấy. KK-3.04-2: Vị trí lấy mẫu tại khu vực lò hơi.

Nhận xét:

Từ kết quả phân tích có bụi, ồn vượt tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể, ồn do xưởng xeo giấy cao cấp 1,067 lần, bụi tại vị trí khu vực lò hơi cao gấp 1,75 lần so với 3733/2002/QĐ-BYT. Các chỉ tiêu khác đạt quy định cho phép.

Bảng 3.9: Kết quả phân tích khí độc hại, bụi, ồn quanh nhà máy (25/3/2010) STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 05:2009/BTNMT

KK-3.04-3 1 Ồn dBA 64,5 65 2 NO2 mg/m3 < 0,05 0,2 3 SO2 mg/m3 0,04 0,35 4 CO mg/m3 < 2 30 5 Bụi mg/m3 0,33 0,3 Ghi chú:

QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

TCVN 3985: Tiêu chuẩn áp dụng cho tiếng ồn tại khu vực văn phòng. KK-3.04-3: Vị trí lấy mẫu tại khu vực văn phòng của công ty.

Nhận xét:

Kết quả phân tích cho thấy có bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể bụi vượt 1,1 lần so với QCVN 05:2009/BTNMT. Các chỉ tiêu khác đều đạt quy chuẩn cho phép.

Bảng 3.10: Chất lượng môi trường nước thải (25/3/ 2010). STT Tên chỉ tiêu Đơn vị NT-0.04-1 QCVN 12:2008/BTNMT

A B 1 pH - 6,5 6-9 5,5-9 2 Độ màu Co-Pt < 5 20 100 3 BOD5 mg/l 37,8 30 50 4 COD mg/l 104,5 50 200 5 TSS mg/l 24,9 50 100 Ghi chú:

QCVN 12:2008/BTNMT(A): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy quy định giá trị tối đa cho phép trong nước thải công nghiệp giấy và bột giấy khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

QCVN 12:2008/BTNMT(B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy quy định giá trị tối đa cho phép trong nước thải công nghiệp giấy và bột giấy khi thải vào các nguồn nước không được sử dụng cho mục đích mục đích cấp nước sinh hoạt.

NT-3.04-1: Mẫu được lấy tải cửa xả nước thải của công ty ra ngoài môi trường (sau hệ thống xử lý).

Nhận xét:

Kết quả phân tích mẫu nước thải của công ty có BOD, COD vượt quá QCVN 12:2008/BTNMT cột A. Cụ thể: BOD cao gấp 1,26 lần, COD cao gấp 2,09 lần. Tuy nhiên, nếu so với QCVN 12:2008/BTNMT cột B thì các giá trị đều đạt.

NTGHVT-1 1 pH - 7,1 6-9 2 Độ màu Co-Pt < 5 50 3 BOD5 mg/l 26,3 30 4 COD mg/l 57,6 80 5 TSS mg/l 3,5 50 6 Pb mg/l < 0,005 0,1 7 Zn mg/l < 0,005 3 8 Mn mg/l 0,086 0,5 9 Fe mg/l 0,094 1 10 Dầu mỡ mg/l 0,28 5 Ghi chú:

QCVN 12: 2008/BTNMT (A): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy khi xả thải vào các nguồn nước tiếp nhận được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

QCVN 24: 2009/BTNMT (A): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn nước tiếp nhận được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

NTGHVT-1 : Mẫu được lấy tại cửa xả nước thải của công ty ra ngoài môi trường.

Nhận xét:

Kết quả phân tích nước thải được lấy tại cửa thải của công ty giấy Hoàng Văn Thụ cho thấy các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn Việt Nam.

* Nhận xét chung về hai hệ thống dây chuyền sản xuất của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ:

Từ các số liệu thu thập được ở trên em đã lập ra bảng so sánh sau :

Bảng 3.12: So sánh về lượng nước sử dụng, nước thải, chất thải rắn, tiêu hao nguyên nhiên liệu.

Công suất 4000 tấn/năm 15000 tấn/năm Nước sử dụng 350 m3/tấn sản phẩm 70 m3/tấn sản phẩm Nước thải 4500 m3/ngày 300 m3/ngày

Chất thải rắn 2,5 tấn/ngày 0,7 tấn/ngày Tiêu hao nguyên liệu 600 tấn/năm (15%) 600 tấn/năm (2%)

Qua bảng 3.12 ta có thể nhận thấy hệ thống sản xuất mới vừa sử dụng ít tài nguyên hơn và lượng phát thải ra môi trường cũng ít hơn nhiều so với hệ thống sản xuất cũ trước đây. Nhờ đó góp phần bảo vệ môi trường tốt hơn, đặc biệt là với hệ thống xử lý nước thải hiện tại của nhà máy đã giúp giảm lượng nước thải ra đáng kể, đồng thời chất lượng nước thải cũng đảm bảo được các tiêu chuẩn về môi trường.

Như vậy, việc cải tiến trong công nghệ sản xuất của nhà máy là hoàn toàn hợp lý, rất phù hợp với khuynh hướng phát triển chung của ngành giấy nói riêng và ngành công nghiệp Việt Nam nói chung.

5. Ý nghĩa của việc cải tiến công nghệ đối với môi trường

Việc cải tiến công nghệ sản xuất trong các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hiện nay đang rất được nhà nước ta quan tâm, khuyến khích. Bởi lẽ trước tình hình ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề nóng bỏng

thì việc cải tiến công nghệ sản xuất góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu chất thải vào môi trường, và đồng thời làm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.

Việc cải tiến, thay thế dây chuyền sản xuất kèm theo hệ thống xử lý nước thải sản xuất đã góp phần giảm lượng nước tiêu thụ, giảm thất thoát nguyên vật liệu sản xuất, giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên.

Nguồn nguyên liệu chủ yếu của dây chuyền sản xuất mới chủ yếu là giấy tái chế, góp phần tái sử dụng nguồn nguyên liệu giấy đã qua sử dụng.

Hệ thống xử lý nước thải sản xuất góp phần làm giảm đáng kể nguồn thải có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước xung quanh nhà máy. Đây là ý nghĩa lớn không chỉ đối với nhà máy mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với môi trường. Bởi vì vấn đề xử lý nước thải sản xuất trong ngành giấy nói chung là vấn đề nan giải.

Bên cạnh việc thay đổi dây chuyền công nghệ thì nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đã có các biện pháp thiết thực trong công tác làm trong sạch môi trường trong nhà máy như trồng nhiều cây xanh xung quanh khu vực sản xuất cũng như trong khuôn viên của khu văn phòng nhằm làm đẹp cảnh quan cũng như giảm phát tán bụi, giảm tiếng ồn; Kết hợp với Công ty môi trường Thái Nguyên để xử lý triệt để chất thải; Trang bị đầy đủcác thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân lao động (khẩu trang, găng tay...); Làm vệ sinh công nghiệp sau mỗi ca sản xuất; Đôn đốc, kiểm soát công nhân thực hiện các quy trình công nghệ, quy trình vận hành máy móc, thiết bị, thao tác kỹ thuật nhằm hướng các quy trình công nghệ theo ý muốn, tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra.

Kết luận và kiến nghị

Kết luận:

1. Việc đổi mới dây chuyền công nghệ của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ là hoàn toàn hợp lý, dây chuyền mới đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất, đưa lại lợi nhuận cao cho nhà máy nhưng đồng thời cũng đảm bảo trong công tác về sinh môi trường, giảm thiểu các tác động xấu lên môi trường.

2. Hệ thống dây chuyền sản xuất mới ngoài việc giảm thất thoát nguồn nguyên vật liệu sản xuất (giảm xuống chỉ còn khoảng 2%) còn sử dụng các nguồn tài nguyên tái chế (giấy phế liệu) góp phần tái sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, rất phù hợp với xu hướng phát triển bền vững của Việt Nam và Thế giới.

3. Hệ thống dây chuyền sản xuất mới đã sử dụng công nghệ sản xuất giấy từ nguyên liệu giấy tái chế mà bỏ qua công đoạn nấu bột. Công đoạn nấu

bột giấy là công đoạn phát sinh ra lượng nước thải gây ô nhiễm nhất trong cả dây chuyền. Do đó, khi bỏ qua công đoạn này thì công ty đã giảm đáng kể lượng phát thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường, đồng thời giảm kinh phí để xử lý ô nhiễm (nước thải).

4. Dây chuyền sản xuất mới đã áp dụng hệ thống xử lý nước thải tiên tiến đã góp phần giảm đáng kể sự ô nhiễm có thể gây ra từ hoạt động sản xuất giấy : Lượng nước thải ra của dây chuyền sản xuất mới là rất ít (gần như bằng 0) vì được quay vòng tái sử dụng ; Lượng nguyên liệu hao hụt được giảm một cách đáng kể, hiệu suất đạt 95-98% (dây chuyền cũ là 85%) ; Lượng chất thải rắn chỉ còn 0,7 tấn/ngày (trước đây là 2,5 tấn/ngày).

5. Việc đổi mới dây chuyền công nghệ của nhà máy Hoàng Văn Thụ cùng với những kết quả đạt được sẽ là một tấm gương sáng cho những nhà máy đang còn sử dụng những phương thức sản xuất cũ kỹ, lạc hậu, không phù hợp với môi trường và sự phát triển có cơ hội học hỏi kinh nghiệm.

Kiến nghị:

Hiện nay nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đã và đang có những biện pháp để góp phần bảo vệ môi trường khá hiệu quả. Với những kiến thức đã học được và những gì quan sát, nghiên cứu, phân tích được trong thực tế, bản thân em có một vài kiến nghị xin mạnh dan đưa ra với mong muốn được nhà máy tham khảo và có cải tạo môi trường và sản xuất sạch hơn.

1. Nhà máy nên trồng thêm, trồng mới nhiều cây xanh hơn trong khu vựa hành chính, khu vực hàng rào giáp khu dân cư và xung quanh khu vực sản xuất chính để giảm lượng bụi trong quá trình vận tải, bốc dỡ nguyên vật liệu, tránh gây ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh và cải thiện cảnh quan cùng môi trường nội vi nhà máy.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên cần quan tâm, tạo điều kiện bồi

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc cải tiến công nghệ sản xuất đối với môi trường của nhà máy giấy hoàng văn thụ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w