3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.6. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới và trong nước
1.6.1. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới
Trong nhiều năm qua trên trên thế giới năng suất, sản lượng, diện tích trồng cam không ngừng tăng nhanh. Vành đai trồng cam trải dài từ 400 vĩ bắc xuống 400 vĩ nam, có nghĩa là chỉ trồng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Hiện nay vùng cây ăn quả nhiệt đới như Việt Nam, Cuba, Thái Lan, Malaysia và miền nam Trung Quốc đang gặp những khó khăn lớn về phát triển cam, do một số bệnh hại cam gây ra đặc biệt là bệnh greening. Trái lại, khí hậu vùng á nhiệt đới do các loài sâu bệnh ít gây hại, nên các vùng trồng cam á nhiệt đới có xu hướng ngày càng phát triển mạnh về diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng quả cũng như sự đầu tư các biện pháp kỹ thuật về giống, canh tác.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới Năm
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Diện tích (triệu ha) 1,09 1,10 1,19 1,18 1,21 Năng suất (tạ/ha) 74,83 64,93 80,99 87,29 92,98 Sản lượng (triệu tấn) 8,13 7,15 9,66 10,27 11,32
(Nguồn: faostat.fao.org)
Các vùng trồng cam, quýt nổi tiếng hiện nay chủ yếu nằm ở những vùng khí hậu khá ôn hòa thuộc vùng á nhiệt đới, ven biển chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Những nước trồng nhiều cam, quýt hiện nay phải nói đến: vùng Địa trung hải và châu Âu: Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Ai Cập; vùng Bắc Mỹ: Hoa Kỳ, Mexico; vùng Nam Mỹ: Brazil, Argentina, Uruguay; châu Á chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản, ngoài ra còn có vùng trồng cam Bắc Phi, châu Úc
Các vùng trồng cam quýt chính như sau:
* Vùng cam quýt châu Á:
Châu Á được xem là quê hương của cam quýt, tuy có sản lượng cao như năm 2009 đạt 5,9 triệu tấn, tập trung ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ… nhưng do điều kiện kinh tế xã hội, công tác chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác ở một số nước còn hạn chế nên nghề trồng cam quýt chưa được chú trọng so với các vùng khác trên thế giới [50][34].
* Vùng cam quýt châu Mỹ
Vùng cam quýt châu Mỹ chủ yếu ở các nước trung Mỹ, kéo lên phía bắc đến khoảng 400 vĩ bắc và xuống phía nam đến vĩ độ tương đương bao gồm các nước, Mexico, Brazil… Ở đây có giống cam nổi tiếng là cam Navel [35]. Năm 2009 sản lượng cam quýt của khu vực châu Mỹ đạt trên 1 triệu tấn.
* Vùng cam quýt Địa trung hải và châu Âu
Bao gồm các nước Ai Cập, Hy Lạp, Bồ Đào Nha… do có điều kiện khí hậu đại dương khá ôn hòa, điều kiện sinh thái phù hợp, nên nghề trồng cam
quýt ở đây rất phát triển, các giống tuy có tuổi thọ cao nhưng vẫn cho năng suất khá, nổi tiếng với các giống có vị ngọt thuộc loài Citrus medica [33][24].
Ngoài những vùng trên, cam quýt còn được trồng ở châu Đại Dương như Autralia, Niuzilan. Hiện nay cam quýt bắt đầu được trồng nhiều trong nhà kính ở các nước có khí hậu lạnh như Nauy, Thuỵ Điển, Phần Lan. Tuy nhiên sản lượng ở những nước này không nhiều, chủ yếu chế biến phục vụ nhu cầu trong nước.
1.6.2. Tình hình sản xuất cam quýt ở nước ta
Với điều kiện khí hậu và địa hình phức tạp, Việt Nam là một trong những nước có thể gieo trồng được nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt là cây ăn quả. Kết quả điều tra cho thấy nước ta có hàng ngàn giống cây ăn quả thuộc 130 loài của hơn 30 họ thực vật [21][23].
Cam quýt có lịch sử trồng trọt lâu đời ở nước ta, Lê Quý Đôn mô tả: Việt Nam có rất nhiều loại cam như Cam sen (liên cam); Cam vú (cam nhũ) da sần vị rất ngọt; Cam chanh da mỏng và mỡ, vừa ngọt vừa thanh có vị chua dịu; Cam sành (sinh cam) có vỏ dày, vụ chua nhẹ; Cam mật vỏ mỏng, vị ngọt; Cam giấy (kim quất) màu hồng, vị chua; Cam động đình quả tỏ, vỏ dày, vị chua [5]. Bên cạnh đó, các báo cáo của Tanaka Nhật Bản trong chuyến đi khảo sát châu Á đã nhắc đến loài cam quýt được trồng ở Việt Nam từ đầu thề kỷ XX [45]. Hiện nay Nhật Bản có một số giống bưởi khá nổi tiếng được Tanaka thu thập từ vườn thực vật Sài Gòn mang về trồng và thuần dưỡng.
Tuy vậy, cam quít mới chỉ thực sự phát triển mạnh trong thời kỳ sau năm 1954, thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đặc biệt sau những năm 60 của thế kỷ 20, nhờ chính sách phát triển nông nghiệp của chính phủ, diện tích và sản lượng cam quít tăng nhanh, nhiều nông trường trồng cam quít được hình thành trong giai đoạn này ở miền Bắc như nông trường, Cao Phong, Thanh Hà, Vân Du, Đông Hiếu, Sông Con, Phủ Quỳ, Bố Hạ, diện tích trồng cam quít ở các nông trường quốc doanh này lên đến
hàng ngàn ha, cùng với các vùng cam quít truyền thống như Phú Thọ, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh…, nghề trồng cam quít đã vươn lên trở thành một nghề sản xuất - xuất khẩu có thu nhập cao cho người nông dân.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng cam quýt ở Việt Nam Năm
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Diện tích (nghìn ha) 86,7 86,2 80,1 77,4 75,6 Năng suất (tạ/ha) 98,1 100,4 117,3 105,0 118,6 Sản lượng (nghìn tấn) 611,0 654,7 678,6 693,5 729,4
(Nguồn: www.agroviet.gov.vn)
Trong những năm qua việc trồng cam quýt tại Việt Nam ngày càng được chú trọng, diện tích gieo trồng và sản lượng tăng cao, đứng thứ 2 trong các loài cây ăn quả. Sự phân bố vùng trồng cam quýt tập trung ở cả 3 miền với tổng diện tích năm 2010 là 60.900 ha trong đó vùng khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích là 33.400 ha. Sản lượng cam quýt năm 2010 sơ bộ đạt 729,4 tấn. Mặc dù diện tích và sản lượng có chiều hướng tăng lên nhưng năng suất cam quýt vẫn còn thấp, bình quân năm 2006 đạt 98,1 tạ/ha, năm 2010 tăng lên đạt là 118,6 tạ/ha, cao nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đạt 141,2 tạ/ha.
Việt Nam là nước có bộ giống cam khá phong phú, nhưng các giống cam hiện nay chủ yếu được chọn lọc tự phát của người dân từ những vùng trồng cam truyền thống, nên năng suất và chất lượng giảm theo thời gian[5] [22]. Nhiều giống cam gắn liền với tên địa phương xem là xuất xứ của những giống này như: Cam sành (Tuyên Quang), Cam Xã Đoài (Nghệ An)…. Ngoài những giống được chọn lọc trong thực tiễn sản xuất, nước ta chủ động nhập nội nhiều giống từ các nước và khu vực như Cu Ba, Địa Trung Hải… và nhiều nước khác, như cam Navel, cam Valencia, Cam Max…Hiện nay quá trình trồng cam quýt của nước ta tuy có bước phát triển song chưa mang tính bền vững cao. Năng suất, sản lượng hàng năm tăng lên không đáng kể.
+ Vùng sản xuất cam quýt tập trung chuyên canh, hàng hoá còn ít, quy mô nhỏ, manh mún chưa tương xứng với tiềm năng.
+ Sản xuất cam quýt những năm qua chủ yếu là sử dụng các giống trong nước, giống bản địa. Việc một số cơ quan nghiên cứu khoa học và địa phương tuy đã chú ý đến bình tuyển cây đầu dòng nhưng số lượng rất nhỏ so với yêu cầu của sản xuất. Đa số bà con nông dân nhân giống tự phát, không có vườn cây đầu dòng hoặc cây đầu dòng được quản lí theo pháp lệnh giống cây trồng.
+ Việc đầu tư nghiên cứu chọn tạo những giống cam quýt có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với thị hiếu của khách hàng chưa thoả đáng. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc chậm thay đổi các giống cam quýt có chất lượng thấp thời gian qua.
+ Trồng cam quýt còn gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật và phòng trừ sâu bệnh. Việt Nam thuộc vùng cam quýt nhiệt đới nên nhiều loại sâu bệnh sâu bệnh phá hoại. Những năm gần đây bệnh Greening đã phá hoại hàng nghìn ha gieo trồng, do quá trình nhập nội, mắt ghép được mang về đã mang mầm bệnh, vùng sản xuất bị nhiễm dịch bởi các loài môi giới truyền bệnh [4][31]. Do vậy đòi hỏi chúng ta cần phải có nhiều giống sạch bệnh cho sản xuất.
+ Trình độ công nghệ và nhiều kết quả nghiên cứu cam quýt chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn sản xuất trong nước, thua kém nhiều nước trong khu vực. Đặc biệt là việc nghiên cứu ứng dụng theo hướng công nghệ cao, quy trình sản xuất tiên tiến, sản phẩm an toàn, hướng tới xuất khẩu.
1.7. Các vùng trồng cam quýt chính của nước ta
1.7.1. Vùng miền núi phía Bắc
Gồm các tỉnh nằm trong dải vĩ độ từ 22-23 vĩ độ Bắc như: Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn... Về điều kiện khí hậu, do vị trí địa lý nằm sát vành đai á nhiệt đới, lại có địa hình đồi núi và độ cao so với mặt nước biển tương đối cao, cho nên điều kiện khí
hậu có mùa đông lạnh và mùa hè tương đối nóng. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 21-220C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng1) từ 14-150C và tháng nóng nhất (tháng7) từ 27-280C. Tuy nhiên do ảnh hưởng của địa hình ở mỗi tỉnh và mỗi địa phương trong tỉnh khác nhau cũng gây nên sự biến đổi phức tạp về điều kiện khí hậu. Đây là một trong những khó khăn đối với việc bố trí cơ cấu giống cây trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc [9].
Lượng mưa trung bình ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ 1.600 - 1.800 mm. Riêng trung tâm Bắc Quang lượng mưa rất lớn từ 2.500 - 3.200 mm. Tuy nhiên, sự phân bố của mưa không đều, lượng mưa phần lớn tập trung vào từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng khác lượng mưa không đáng kể. Đặc biệt ở miền núi phía Bắc (trừ vùng Đông Bắc) ít bão và chỉ bị ảnh hưởng của bão.
Đất đai rất da dạng, gồm các loại đất Feralit phát triển trên đá biến chất như: đá Gơnai, đá vôi, phiến thạch sét, phiến thạch mica, đất phù sa cổ, phù sa không được bồi ven các sông suối, đất dốc tụ do quá trình rửa trôi xói mòn tạo thành... Địa hình phức tạp, chia cắt, độ dốc lớn. Phần lớn độ dốc từ 100 trở lên, những đất có độ dốc nhỏ hơn 100 thích hợp với trồng cây ăn quả thâm canh thường diện tích nhỏ, phân tán.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai các tỉnh miền núi phía Bắc thích hợp với trồng cây ăn quả có múi. Trên thực tế, cam quýt đã là một cây trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Cam quýt được trồng ở những vùng đất ven các sông, suối như: sông Hồng, sông Lô, sông Gâm, sông Thương, sông Chảy... được trồng thành từng khu tập trung 500 ha hoặc 100 ha như Bắc Sơn - Lạng Sơn; Bạch Thông - Bắc Kạn; Hàm Yên, Chiêm Hoá - Tuyên Quang; Bắc Quang - Hà Giang... tại những vùng này cam quýt trởthành nguồn thu nhập chính của các hộ nông dân, đem lai hiệu quả kinh tế cao nhất so với các loai cây trồng khác trên cùng loại đất.
Ở miền núi phía Bắc là nơi có tập đoàn giống cam quýt phong phú và đa dạng. Qua kết quả điều tra của Hoàng Ngọc Thuận và Đỗ Đình Ca ở 2 vùng Lạng Sơn và Bắc Quang - Hà Giang cho thấy chỉ 2 vùng đã có tới 33 giống thuộc 5 loài khác nhau, trong đó có nhiều giống như: quýt đường, quýt vàng Bắc Sơn, quýt vàng Bắc Quang... Những giống này cho năng suất rất cao trong điều kiện sinh thái địa phương, có những cây từ 15-20 năm vẫn đạt từ 350 - 500 kg quả/cây, phẩm chất tốt, thích hợp với phát triển làm hàng hoá[18] [24].
Các tỉnh miền núi các tỉnh phía Bắc, có mùa Đông lạnh, biên độ nhiệt độ ngày đêm và giữa các tháng chênh lệch lớn làm cho quả cam quýt dễ phát mã, thể hiện đúng đặc trưng của giống, vì vậy mã quả cam quýt ở phía Bắc bao giờ cũng đẹp hơn ở phía Nam, quả ít hạt hơn, mọng nước và ít xơ bã [9].
Tuy nhiên hạn chế cơ bản của việc phát triển cam quýt ở vùng miền núi phía Bắc đó là:
+ Địa bàn phân tán, ít có vùng trồng cam tập trung, mới chỉ có một số vùng tương đối tập trung trồng nhiều cam quýt đó là: Hàm Yên - Tuyên Quang (trên 2000 ha); Bắc Quang - Hà Giang (trên 2000 ha).
+ Địa hình dốc, giao thông đi lại khó khăn, hạn chế nhiều đến việc mở rộng vùng sản xuất cam quýt làm hàng hoá.
+ Việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất gặp niều khó khăn do trình độ dân trí còn thấp, tính thích ứng với nền kinh tế hàng hoá còn chậm. Sản xuất chủ yếu theo lối kinh nghiệm, thường chỉ độc canh một giống, sâu bệnh phát sinh gây hại nhiều, công tác tuyển chọn nhân giống chưa được chú trọng dẫn đến sự thoái hoá giống, phẩm chất ngày càng xuống cấp.
Khắc phục những trở ngại trên, phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên khí hậu để sản xuất hàng hoá quả có múi, phải làm từng bước, từ việc nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào những vùng sản xuất có kinh nghiệm, trên cơ sở đó phát triển ra các vùng khác.
Có thể nói, vùng núi các tỉnh phía Bắc cũng là tiềm năng phát triển cam quýt lớn, đặc biệt có ưu thế về điều kiện khí hậu, khả năng mở rộng diện tích và tập đoàn giống phong phú, đa dạng.
1.7.2. Vùng Bắc Trung Bộ
Gồm các tỉnh từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh trải dài từ vĩ độ 18 đến20030’ vĩ độ Bắc. Trọng điểm trồng cam quýt vùng này là vùng Phủ Quỳ - Nghệ An, gồm một cụm gồm các nông trường chuyên trồng cam. Đây là vùng trồng cam tập trung có ưu thế về tiềm năng đất đai, đặc biệt là kinh nghiệm sản xuất vì có đội ngũ đông đảo cán bộ công nhân được đào tạo chuyên nghiên cứu và sản xuất cây có múi.
Vùng Phủ Quỳ nằm ở phía tây Bắc thuộc tỉnh Nghệ An, từ vĩ độ 19009’ đến 19030’ vĩ độ Bắc và 105024’ độ kinh Đông, thuộc địa phận huyện Nghĩa Đàn và một phần huyện Quỳ Hợp. Diện tích tự nhiên 730.000 ha, trong đó đất đỏ bazan chiếm hơn 40%, ngoài ra còn có các loại đất khác như: Feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến (gần 30%), đất đá vôi, đất phù sa không được bồi hàng năm... cũng là những loại đất trồng cam quýt tốt. Là vùng đồi núi, nhưng phần lớn diện tích đất có độ dốc từ 3-60 rất thuận lợi cho trồng cam quýt và các cây trồng lâu năm khác [11].
Về điều kiện khí hậu: do ảnh hưởng của 2 loại gió mùa Đông - Bắc (gió lạnh) và Tây - Nam (gió nóng), nên khí hậu vùng Phủ Quỳ phân thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa Đông vùng Phủ Quỳ từ 15 - 170C. Số ngày có nhiệt độ thấp dưới 100C ở Phủ Quỳ thường có tới 10 ngày. Đây là một hạn chế lớn đối với vùng sinh trưởng của cam quýt. Ngược lại về mùa hè do ảnh hưởng của gió Tây - Nam nên khí hậu rất khô và nóng. Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa nóng từ 27-300C. Nhiệt độ tuyệt đối cao trong tháng nóng nhất (tháng 7) lên tới 420C. Lượng mưa ở vùng Phủ Quỳ xấp xỉ 1.600 mm/năm, nhưng phân bố
không đều, tập trung chủ yếu vào mùa nóng, gây hiện tượng xói mòn đất, trong khi các tháng mùa đông lại ít mưa, lượng bốc hơi lớn, gây hiện tượng hanh khô thiếu nước [7].
Do những hạn chế về mặt khí hậu, thời tiết cho nên mặc dù có nhiều ưu thế về mặt đất đai và trình độ khoa học kỹ thuật, song sản xuất cam ở vùng Phủ Quỳ vẫn thường không ổn định. Vấn đề đặt ra ở vùng sản xuất cam ở vùng Phủ Quỳ là cần phải đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, để hạn chế được những tác hại do thời tiết, khí hậu sinh ra. Mặt khác, việc