Điều kiện và tình hình sản xuất cam của huyện Quỳ Hợp, Nghệ An

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông học của giống cam xã đoài được trồng tại huyện quỳ hợp, nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 48)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.10. Điều kiện và tình hình sản xuất cam của huyện Quỳ Hợp, Nghệ An

1.10.1. Vị trí địa lí

Quỳ Hợp là huyện miền núi của tỉnh Nghệ An có tổng diện tích đất tự nhiên của là 841,28 km2. Nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, cách Thành phố Vinh (là trung tâm chính trị, văn hoá xã hội của tỉnh) khoảng 120 km về phía Tây Bắc, từ 21051’ đến 22023’ vĩ độ Bắc và 104051’ đến 105009’ kinh độ Đông và có tiếp giáp ranh giới được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Quỳ Châu

- Phía Nam giáp huyện Tân Kỳ và Anh Sơn - Phía Đông giáp huyện Nghĩa Đàn

- Phía Tây giáp huyện Con Cuông

1.10.2. Điều kiện tự nhiên

Huyện Quỳ Hợp có tổng diện tích tự nhiên 94.220,55 ha đứng thứ 7 diện tích tự nhiên của tỉnh Nghệ An, trong đó diện tích đất nông nghiệp có 13.729,24 ha chiếm 14,58%, đất lâm nghiệp có rừng 68.940 ha chiếm 73,2%. Đất đai Quỳ Hợp rất đa dạng, độ phì cao, tầng dày khá (>170cm) thích hợp với nhiều loại cây lâu năm.

Quỳ Hợp giàu tiềm năng khoáng sản và thế mạnh để phát triển kinh tế với nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm như: Thiếc, Đá hoa cương (đá trắng); đá quý thiên nhiên ..., nhiều đỉnh núi cao như Pù Huống, Pù Khạng…

1.10.3. Điều kiện khí hậu

Huyện Quỳ Hợp có khí hậu nhiệt đới gió mùa và chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô, lạnh.

- Nhiệt độ trung bình trong năm 2011 là 23,60C, cao nhất đạt 29,00C vào tháng 6 và thấp nhất đạt 14,10C vào tháng 1. Với nhiệt độ tăng giảm theo điều kiện khí hậu đã giúp cho cây cam sinh trưởng, phát triển bình thường, phân hoá mầm hoa tốt, năng suất và phẩm chất tăng lên.

Bảng 1.3. Đặc điểm khí hậu của huyện Quỳ Hợp năm 2010 - 2011 Tháng Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (mm) Độ ẩm (%)

1 14,1 4,8 88 2 18,3 5,3 88 3 17,5 74,2 90 4 23,9 26,6 86 5 27,5 28,7 80 6 29,0 529,7 82 7 28,5 238,2 85 8 27,8 229,9 88 9 26,5 641,5 90 10 23,7 161,5 91 11 22,7 194,4 87 12 - - - Trung bình 23,6 194,07 86,8

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ

- Lượng mưa trung bình trong năm là 194,07mm/năm, đây là năm có lượng mưa quá thấp so với các năm (bình quân là 1600 mm/năm), phần nào ảnh hưởng tới sinh trưởng và nhu cầu nước cho cây, do vậy Công ty đã phải tưới nước cho cam bằng nước từ các con sông khác. Mùa mưa tron năm 2011, bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và lượng mưa nhiều nhất 529,7 mm (tháng 6).

- Ẩm độ không khí cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cam. Số liệu ở bảng trên cho thấy ẩm độ không khí trung bình của 2011 là 86,8%. Đây là cơ sở thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cam. Tuy nhiên đó cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển và gây hại đặc biệt là vào tháng 8 đến tháng 10 trong năm.

Qua các kết quả nghiên cứu và so sánh, giống cam Xã Đoài tại vùng Xã Đoài sinh trưởng và phát triển tốt trong vùng khí hậu có lượng mưa trung bình năm từ 1.700 - 1.800 mm, tổng lượng bốc hơi lớn hơn 900 mm, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 - 250C. Trong khi đó, giống cam giống cam Xã Đoài tại vùng Phủ Quỳ sinh trưởng và phát triển tốt trong vùng khí hậu có lượng mưa

trung bình năm từ 1.600 - 1.700 mm, tổng lượng bốc hơi nhỏ hơn 900 mm, độ ẩm trung bình năm lớn hơn 85%, nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 230C

Như vậy các yếu tố điều kiện thời tiết khí hậu của huyện Quỳ Hợp được hình thành ở trên là phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây cam (trừ lượng mưa trong năm 2011), giúp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, tuổi thọ của cây tăng lên, năng suất và phẩm chất ổn định qua các năm.

1.10.4. Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, kinh tế - xã hội và dịch vụ thương mại trên địa bàn huyện Quỳ Hợp phát triển tương đối mạnh, kể cả tốc độ tăng trưởng, khối lượng, giá trị hàng hoá dịch vụ, cơ sở mạng lưới kinh doanh và các thành phần kinh tế.

Về vùng sản xuất, các khu dân cư và nông thôn, Quỳ Hợp có thể chia thành 2 vùng khá rõ đó là vùng cao và vùng thấp, vùng cao chủ yếu phát triển chăn nuôi, lâm nghiệp và khai thác nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiêp - tiểu thủ công nghiệp; vùng thấp chủ yếu phát triển nguồn nguyên liệu mía và các cây công nghiệp; cây ăn quả như cao su, cà phê và cam ...

Các cơ sở dịch vụ thương mại được hình thành, phát triển theo thành phần kinh tế và theo ngành nghề kinh doanh. Hiện nay, một số Doanh nghiệp và hộ gia đình đã và đang tập trung đầu tư mở rộng diện tích cây cam. Với kỹ thuật chăm sóc tốt, hiệu quả cây cam sẽ được khẳng định, góp phần giải quyết công ăn, việc làm và tạo thu nhập cho nhân dân.

1.10.5. Tình hình sản xuất cam của huyện Quỳ Hợp

Huyện Quỳ Hợp thuộc vùng sản xuất cam quýt Phủ Quỳ, được hình thành cùng với việc xây dựng nhiều nông trường chuyên canh cam quýt như Nông trường Xuân Thành, Nông trường 3/2, ở đây có nhiều giống nhập nội từ nước ngoài được trồng với mục đích xuất khẩu [12].

Do chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện khí hậu nhưng với ưu thế về đất đai và khả năng canh tác cho nên năng suất và sản lượng cam quýt ở đây vẫn thường xuyên ổn định. Năm 1965 các hộ nông trường cam mới thành lập, diện tích còn ít (trên 100 ha cam) mới bước vào kinh doanh năm thứ nhất, năng suất đạt 54,5 tạ/ha. Sau 10 năm (1975) năng suất tăng lên 83,03 tạ/ha, năm 1976 đạt 126,3 tạ/ha. Hiện nay với sự quan tâm của các cấp, ngành của huyện, diện tích trồng cam quýt tại các nông trường đã tăng lên rất nhiều, năm 2009 diện tích trồng đạt 622 ha, sản lượng là 3584 tấn. Năm 2010, diện tích trồng cam của huyện đạt 535 ha, nhưng sản lượng đạt 4.804 tấn được. Các giống cam được trồng tại huyên chủ yếu là các giống cam nhập nội như Valencia2. Hamlim, Max… và nhiều giống cam của địa phương như Xã Đoài, Vân Du, Sông Con…

CHƯƠNG II

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu giống cam Xã Đoài tại huyện Quỳ Hợp. Các biện pháp kỹ thuật như bón phân, phòng trừ sâu bệnh, phòng trừ cỏ dại... được tiến hành đồng đều. Vườn thí nghiệm là vườn được trồng bằng phương pháp ghép cành, số lượng cây trồng trong vườn là 200 cây (đây là vườn cam thực nghiệm).

2.2.2. Dụng cụ thí nghiệm

- Máy phân tích chất lượng mẫu quả; hàm lượng đường, axit, vitaminC... - Thước mét đo chiều cao cây

- Thước kẹp panme.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Vườn trồng cam trồng tại Trung tâm khoa học kỹ thuật Nông nghiệp thuộc Công ty công nông nghiệp 3/2, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.

- Thời gian: Từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Nội dung 1

Đánh giá sinh trưởng của vườn cam Xã Đoài trồng tại huyện Quỳ Hợp thông qua sinh trưởng của các đợt lộc, mối liên hệ sinh trưởng giữa cành quả và năng suất.

* Phương pháp nghiên cứu

Chọn 5 cây theo đường chéo (hoàn toàn ngẫu nhiên) của vườn cam Xã Đoài tại Công ty có độ tuổi là 6 năm tuổi, được chăm sóc, bón phân… đồng đều như nhau

* Đặc điểm hình thái của cây cam Xã Đoài trồng tại huyện Quỳ Hợp

- Đường kính gốc: Đo từ điểm gốc hình thành rễ đến cách mặt đất 30 cm - Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến ngọn, đơn vị tính bằng mét (m)

- Hình dạng: Quan sát và xếp loại theo các dạng hình trụ, hình dù, hình chóp, hình trứng, hình bán nguyệt.

- Độ rộng tán: Đo theo hình chiếu tán ngoài cây xuống mặt đất theo 2 hướng Đông Tây và Nam Bắc (lấy trung bình độ rộng của 2 hướng).

- Độ cao phân cành: Đo từ điểm gốc hình thành rễ đến chỗ phân cành.

* Nguồn gốc, tỷ lệ các loại cành, động thái tăng trưởng các đợt lộc

Đo đếm trên 5 cây đã chọn, theo dõi nguồn gốc phát sinh của các đợt lộc được sinh ra từ những loại cành gì trong năm.

Đánh giá tốc độ tăng trưởng của các đợt lộc trong năm: Dựa theo phương pháp nghiên cứu sinh học cây ăn quả của đại học Kyushu Nhật Bản. Trên 5 cây đã chọn làm thí nghiệm, mỗi cây chọn 4 cành ngang tán đều về 4 phía, chọn cành có đường kính từ 1,5 - 3,0 cm. Tiến hành đánh dấu cành ở phần sát với thân chính, khi lộc xuất hiện theo dõi thời gian ra lộc, chiều dài các đợt lộc được đo 5 ngày/1 lần, khi chiều dài của lộc không thay đổi ở 3 lần đo cuối thì coi như lộc đã ngừng sinh trưởng, lấy kết quả ở lần đo thứ nhất trong 3 lần đo cuối. Lộc được gọi là cành thuần thục khi không còn tăng về chiều dài và các lá non màu nõn chuối đã chuyển sang màu xanh đậm.

* Xác định mối liên hệ giữa sinh trưởng cành quả và năng suất

Phương pháp theo dõi là: Chọn mỗi cây 6 cành quả theo các hướng và hoàn toàn ngẫu nhiên, tổng số cành theo dõi là 30 cành. Theo dõi chiều dài cành, đường kính cành, số lá/cành với năng suất quả.

* Chỉ tiêu theo dõi

- Đường kính gốc, chiều cao cây

- Nguồn gốc và tỷ lệ các loại cành của lộc xuân, hè, thu, đông - Thời gian sinh trưởng khi nhú lộc đến khi cành thuần thục - Chiều dài và đường kính cành thuần thục

- Xác định tỷ lệ % cành xuân, hè, thu, đông mối sinh trưởng giữa các đợt lộc trong năm

2.3.2 Nội dung 2

- Đặc điểm ra hoa, đậu quả của cây cam Xã Đoài được trồng tại huyện Quỳ Hợp.

* Phương pháp nghiên cứu

- Thời gian xuất hiện hoa: Được tính từ khi cây có 10% hoa. - Thời gian hoa rộ: Tính từ lúc cây có 50% hoa nở.

- Kết thúc nở hoa: Được tính từ lúc cây có 80% hoa đó nở. - Số lượng các loại hoa/cây

- Thời kỳ quả chín: Khi có trên 20% số qủa chín

- Mỗi cây chọn 4 quả tính trung bình, lấy theo 4 hướng của cây và đo đếm hình dạng quả, kích thước quả, số múi, số hạt.

- Phẩm chất quả thông qua phân tích thành phần của quả: + Đo độ Brix: Theo phương pháp chiết quang kế

+ Đường tổng số (%): Theo phương pháp Bertrand + Axit tổng số (%): Theo phương pháp trung hoà + Vitamin C (mg/ 100g): Theo phương pháp Tilman

* Các chỉ tiêu theo dõi

- Số hoa từ khi bắt đầu ra hoa đến kết thúc - Số hoa/lá non

- Số hoa/cành bánh tẻ - Số nụ hoa bị rụng - Hoa đơn có lá

- Hoa đơn không lá

- Hoa chùm mỗi lá mỗi hoa - Hoa chùm không lá

- Tỷ lệ đậu quả

- Đường kính và chiều cao quả - Trọng lượng quả

- Số hạt/quả

- Kích thước trung bình khi quả rụng

- Độ Brix, Đường tổng số (%), Axit tổng số (%), Vitamin C (mg/ 100g)

2.3.3 Nội dung 3

- Theo dõi, đánh giá tình hình sâu bệnh hại các cây cam Xã Đoài

* Phương pháp nghiên cứu

Sâu bệnh cũng được điều tra theo 5 điểm của đường chéo, mỗi điểm 4 cây (n=20). Quan sát, đánh giá sâu bệnh theo phương pháp đếm và phân cấp sâu bệnh như sau

* Sâu hại được đánh giá như sau:

- Cấp 0: không sâu hại

- Cấp 1: Số cành bị hại < 10%/tổng số cành điều tra - Cấp 2: Số cành bị hại từ 10 - 30%/tổng số cành điều tra - Cấp 3: Số cành bị hại từ 31 - 50%/tổng số cành điều tra - Cấp 4: Số cành bị hại > 50%/tổng số cành điều tra

* Bệnh hại được đánh giá như sau:

(-): Không nhiễm

(+): Nhiễm nhẹ (CSB < 25 %)

(++): Nhiễm trung bình (CSB 25 - 50%)

Chỉ số bệnh (%) = Số cây (lá, búp) bị sâu, bệnh hại X 100 Tổng số cây (lá, búp) điều tra

* Các chỉ tiêu theo dõi

+ Côn trùng gây hại: Sâu vẽ bùa, rệp sáp, nhệ đỏ, sâu đục thân… + Bệnh gây hại: Bệnh loét, vàng lá thối rễ…

2.3.4 Nội dung 4

Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản hạt phấn đến tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn

* Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên phương pháp nghiên cứu về lai tạo các giống cam của Nhật Bản như sau:

Thu hoa của mỗi giống cho vào túi nilon có đục lỗ thông hơi, rồi bỏ vào tủ lạnh (< 50C). Bảo quản sau 10, 20, 30, 40 và 50 ngày đem hạt phấn ra gieo để kiểm tra sức nảy mầm.

Phương pháp xác định tỷ lệ nảy mầm hạt phấn

Khả năng nẩy mầm của hạt phấn được xác định theo phương pháp đếm nhanh của Ngô Xuân Bình - Wakana (1998). Hạt phấn được nuôi cấy trên môi trường gồm: agar: 7 g/l + đường sucrose 20g/l + acid Boric: 10mg/l.

Môi trường được hấp vô trùng ở 125oC trong 15 phút. Môi trường còn nóng (dạng lỏng) đổ nhẹ môi trường trên đĩa nhựa pettri (độ dày khoảng 1- 1,5mm). Đậy nắp và bịt kín để tránh thoát hơi nước, sau khi để nguội môi trường sẽ đông đặc, tiến hành gieo hạt phấn bằng cách quét nhẹ bao phấn đã nở trên môi trường nuôi cấy (trong đĩa pettri), đậy kín để tránh thoát hơi nước, sau từ 8 - 12 giờ khi hạt phấn nẩy mầm, tiến hành quan sát trên kính hiển vi quang học. Đánh dấu các điểm có thể quan sát và đếm được số lượng hạt phấn, đếm 3 lần/ điểm và tính trung bình. Số hạt phấn đếm được đảm bảo trên 1000 hạt phấn, tính tỷ lệ phần trăm hạt phấn nẩy mầm.

- Tổng số hạt phấn đếm được - Tỷ lệ % hạt phấn nảy mầm

2.4. Xử lý số liệu

Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học, sử dụng chương trình Excel, IRRISTAT 3.1.

CHƯƠNG III

3.1. Đặc điểm thân cành của giống cam Xã Đoài tại huyện Quỳ Hợp

Qua theo dõi và đánh giá của các cán bộ của Công ty, trong thời gian trồng các cây cam Xã Đoài tại vườn thực hiện đều sinh trưởng và phát triển khỏe cho năng suất ổn định qua các năm.

Bảng 3.1. Đặc điểm thân cành của giống cam Xã Đoài Cây số Đường kính gốc (cm) Chiều cao cây (m) Hình dạng tán cây Độ rộng tán tán (m) Độ cao phân cành cấp 1 (m) Cây số 1 7,78 2,20 Tròn 1,83 0,43 Cây số 2 10,65 3,10 Tròn 2,10 0,52 Cây số 3 9,48 2,50 Tròn 1,92 0,38 Cây số 4 9,82 3,40 Tròn 2,05 0,49 Cây số 5 8,34 2,80 Tròn 1,79 0,47 Trung bình 9,21 2,80 1,94 0,46

Số liệu tại bảng 3.1 cho thấy các cây cam Xã Đoài theo dõi thí nghiệm được trồng tại huyện Quỳ Hợp có tốc độ sinh trưởng mạnh và đồng đều. Những cây này có hình dạng tán là hình tròn. Chiều cao cây trung bình của giống đạt 2,8 m, đường kính gốc là 9,21 cm.

Tại vườn cam này, hàng năm đều được chăm sóc đầy đủ, với các biện pháp như: Bón phân, tỉa cành, tạo tán… Độ rộng tán trung bình của 5 cây theo dõi là 1,94 m, độ cao phân cành cấp 1 đạt là 0,46 m.

3.2. Sinh trưởng của lộc xuân

Qua các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học cho thấy khả năng ra lộc của cây cam phụ thuộc vào điều kiện sinh thái, kỹ thuật chăm sóc như bón phân, tỉa cành, tạo tán …, trong đó lộc xuân của cam ra rất mạnh do đặc điểm sinh trưởng, ra hoa của cây. Trong vụ xuân cây tập trung nhiều dinh dưỡng để phân hóa mầm hoa, qua thời gian lạnh mùa đông sang xuân thời tiết ấm áp, độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông học của giống cam xã đoài được trồng tại huyện quỳ hợp, nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w