3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.9. Tỷ lệ đậu quả và năng suất giống cam Xã Đoài trồng tại Quỳ Hợp
3.9.1. Tỷ lệ đậu quả và năng suất
Tỷ lệ đậu quả và năng suất quả trên cây là một trong những yếu tố quan trọng trong trồng cây ăn quả nói chung và cây cam Xã Đoài nói riêng, bởi vì đây là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh tập trung, chính xác nhất khả năng sinh trưởng, phát triển và chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi cũng như thích ứng với điều kiện ngoại cảnh của từng cá thể riêng biệt. Năng suất sẽ phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất như số quả/cây, kích thước khối lượng của quả... ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như: thời tiết, khí hậu, đất đai, sâu, bệnh hại... và kỹ thuật canh tác của người dân.
Bảng 3.13. Tỉ lệ đậu quả và năng suất giống cam Xã Đoài tại Quỳ Hợp Chỉ tiêu
Cây Theo dõi
Số quả đậu /cây (quả) Tỷ lệ đậu quả (%) Kích thước quả rụng (cm) Năng suất quả (kg/cây) Cây số 1 99 4,00 0,98 22 Cây số 2 128 4,20 1,14 29 Cây số 3 92 4,20 1,05 21 Cây số 4 134 4,40 0,94 30 Cây số 5 88 4,30 1,02 20 Trung bình 108 4,20 1,03 24,4 CV% 3,5 7,4 19,4
Sự đậu quả bị ảnh hưởng rất mạnh bởi nhiệt độ và sự khô hạn. Thông thường phát hoa có lá đậu quả cao hơn so với phát hoa không có lá; chồi có tỉ lệ lá/hoa cao sẽ có tỉ lệ giữ quả đến khi thu hoạch cao. Nhiệt độ cao (>35oC) và sự khô hạn dễ gây ra sự rụng trái non. Nhiều tác giả cho rằng sự rụng sinh lý khi quả có kích thước từ 0,5-2,0 cm có liên quan đến chất điều hoà sinh trưởng, nước và các chất carbohydrate [18].
Qua bảng 3.13, số hoa/cây trung bình của các cây đo đếm là 2557 hoa. Số lượng hoa nhiều nhưng tỷ lệ đậu quả của cam Xã Đoài trồng tại Quỳ Hợp rất thấp chỉ đạt trung bình là 4,20%, số quả đậu/cây là 108 quả.
Đối với giống cam Xã Đoài nói riêng và cam quýt nói chung, đều có hiện tượng rụng quả non, tỷ lệ quả non bị rụng thường trên 90%, do vậy tỷ lệ đậu quả không cao. Kích thước quả khi rụng là 1,03 cm. Hiện tượng này do các nguyên nhân như [15].
- Thiếu dinh dưỡng: Sau khi đậu quả, cây thiếu dinh dưỡng sẽ không đủ sức nuôi toàn bộ số quả trên cây nên phải rụng bớt đi để tập trung dinh dưỡng nuôi số quả còn lại. Do vậy cần phải bón phân cung cấp bổ sung dinh dưỡng cho cây.
- Do thời tiết: Diến biến thời tiết trong năm 2011 tại Quỳ Hợp, do khô hạn kéo dài (tháng 1 - 5), thời tiết thay đổi đột ngột, mưa gió lớn làm tăng tỷ lệ rụng quả.
- Do sâu bệnh phá hoại: Tại vườn cam thí nghiệm đã bị các loại sâu bệnh phá hoại, làm cho rụng quả như: Nhện đỏ, bệnh loét làm lá và qủa non bị vàng và rụng. Bệnh thối chảy nhựa phấn trắng làm cả cây bị suy yếu, gây rụng lá và rụng quả non hàng loạt, bệnh nặng đã làm chết một số cây tại vườn.
Sau khi rụng quả non, cây cam bắt đầu tập trung dinh dưỡng để nuôi những quả còn lại ở trên cây. Năng suất quả trên cây là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác sản xuất, vì đây là một chỉ tiêu phản ánh tập trung, chính xác nhất khả năng sinh trưởng, phát triển và chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi cũng như thích ứng với điều kiện ngoại cảnh của từng cá thể riêng biệt. Năng suất sẽ phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất như số quả/cây, kích thước khối lượng của quả... ngoài ra năng suất còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như: thời tiết, khí hậu, đất đai, sâu, bệnh hại... và kỹ thuật canh tác của người dân. Giống cam Xã Đoài có năng suất trung bình đạt được tại vườn là 24,4 kg/cây (tương đương từ 4-5 quả/kg)
3.9.2. Đặc điểm quả của giống cam Xã Đoài trồng tại Quỳ Hợp
Cam Xã Đoài có 2 loại quả chủ yếu là hình quả nhót và hình hình quả bầu. Tại Quỳ Hợp hầu hết các vườn trồng cam Xã Đoài quả đều bầu tròn, phần đầu lõm xuống.
Cam Xã Đoài bao giờ cũng chín vào tháng 11-12 hàng năm. Vỏ cam có màu hơi phơn phớt màu vàng (màu vàng chanh). Cam Xã Đoài vỏ không trơn bóng như cam Trung Quốc, không xù xì như cam Bù Hương Sơn. Quả cam Xã Đoài bổ ra, màu vàng óng, ăn vào có vị ngọt dịu của quả, có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt đậm, lại có dính kết trên môi tí chút như mật ong [7].
Bảng 3.14. Đặc điểm quả của giống cam Xã Đoài trồng tại Quỳ Hợp Chỉ tiêu quan sát Hình dạng quả Màu sắc vỏ quả Màu sắc ruột quả Đặc điểm con tép
Cam Xã Đoài Bầu tròn Vàng chanh Đỏ vàng Màu đỏ vàng
Đặc điểm tép quả, có hình dạng thuôn dài, do đó hàm lượng đường, nước có trong quả nhiều, độ chắc của tép quả chủ yếu là mềm và dễ nát. Màu sắc của tép quả có màu đỏ vàng.
3.9.3. Một số chỉ tiêu lý tính quả của giống cam Xã Đoài trồng tại Quỳ Hợp
Các chỉ tiêu lý tính là một trong những yếu tố để đánh giá về phẩm chất cũng như năng suất và giá trị của quả. Số múi/quả, trọng lượng quả và số hạt/quả nhiều hay ít tùy thuộc vào từng giống. Các chỉ tiêu bên trong của quả nó phản ánh đúng với từng loại quả cam, các giống cam khác nhau thì các chỉ tiêu bên trong của quả cũng khác nhau. Đặc biệt là số hạt/quả, các cây có nguồn gốc được nhân giống từ hạt và nhân giống bằng chiết cành có số lượng hạt trong quả khác nhau[25].
Bảng 3.15. Các chỉ tiêu lý tính quả cam Xã Đoài trồng tại Quỳ Hợp Cây theo dõi ĐK quả (cm) Chiều cao (cm) Trọng lượng quả (g) Số múi/quả Số hạt/quả Cây số 1 7,30 7,30 221 8 12,50 Cây số 2 7,00 7,10 230 12 11,25 Cây số 3 7,10 7,10 225 10 10,50 Cây số 4 7,20 7,30 227 12 12,50 Cây số 5 7,00 7,00 225 8 13,25 Trung bình 7,12 7,16 226 10,4 12,00 CV% 1,8 1,9 1,5 16,1 9,2
Qua bảng 3.15 cho thấy, đặc điểm quả của giống cam Xã Đoài trồng tại Quỳ Hợp có hình bầu, đường kính quả trung bình đạt 7,12 cm, chiều cao quả đạt 7,16 cm.
Trọng lượng bình quân của 1 quả cam Xã Đoài là 226 g/quả. So với các loại cam khác trong vườn hiện trồng như Valencia2, Max… thì quả của cam Xã Đoài nhỏ hơn cả. Số múi/quả trung bình là 10,4 múi.
Cam Xã Đoài trồng tại vườn của Công ty chủ yếu là được nhân giống bằng phương pháp ghép, số hạt/quả bình quân đạt là 12 hạt/quả.
3.9.4. Chỉ tiêu sinh hóa của giống cam Xã Đoài trồng tại Quỳ Hợp
Quả cam được dùng chủ yếu để ăn tươi là chính ngoài ra còn được chế biến thành nước hoa quả, làm rượu vang, làm bánh kẹo... quả cam còn là vị thuốc quý, bổ não, khoẻ người, khai vị có thể chữa các bệnh đường ruột, là thực phẩm quý đối với trẻ em, người già và người đang đau ốm [14]. Khi quả chín có mùi thơm hơn, hàm lượng dinh dưỡng có trong quả tăng lên đặc biệt là hàm lượng đường, vitamin C, ngược lại hàm lượng axid có trong quả giảm dần giúp cho quả khi chín có độ ngọt càng ngày càng tăng.
Bảng 3.16. Một số chỉ tiêu sinh hoá của giống cam Xã Đoài trồng tại Quỳ Hợp
Chỉ tiêu
Cây Độ Brix(%) Đường tổng số (%) Vitamin C (mg/100g) Axit (%)
Cây số 1 8,00 8,46 48,50 0,47 Cây số 2 8,50 8,76 50,20 0,45 Cây số 3 8,20 8,91 49,90 0,47 Cây số 4 8,34 8,82 50,50 0,46 Cây số 5 8,05 8,25 49,70 0,47 Trung bình 8,23 8,64 49,76 0,46 CV% 2,2 3.2 1,5 1,9
Chất lượng, mùi thơm của quả phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tích luỹ dinh dưỡng của cây, các cây khác nhau chất lượng quả cũng khác nhau do mỗi cây được trồng ở một khu vực, địa điểm và khả năng chăm sóc khác nhau.
Theo Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An, các điều kiện đặc thù quyết định đến chất lượng của cam “Vinh”, trong đó có cam Xã Đoài trồng tại vùng Xã Đoài và vùng Phủ Quỳ gồm: [15].
- Đất trồng: Cam xã Đoài tại vùng Xã Đoài phù hợp với các loại đất phù sa chua, độ dốc nhỏ, có thành phần cơ giới từ thịt pha cát và sét đến sét. Cam Xã Đoài tại vùng Phủ Quỳ thích hợp ở vùng có độ dốc từ 0 - 150, ở loại đất phát triển trên phù sa cổ, đất phát triển trên đá bazan, đá vôi và đá trầm tích có sự xen kẹp với phù sa cổ, có thành phần cơ giới từ thịt pha cát và sét đến sét.
- Tính chất đất: Tại vùng Xã Đoài chất lượng cam được quyết định bởi các tính chất đất: Coban và Molipden (có ý nghĩa quan trọng trong cấu thành chất lượng cam Xã Đoài), Đồng, Kẽm, Đạm; lân; kali tổng số, độ chua của đất và hàm lượng sét trong đất. Tại vùng Phủ Quỳ chất lượng cam Xã Đoài có mối quan hệ chặt chẽ với các hàm lượng dinh dưỡng trong đất như: độ chua của đất, Cacbon hữu cơ, Đạm tổng số, lân tổng số và dễ tiêu, Kali tổng số và dễ tiêu, Coban và Molipden, Bo và hàm lượng sét trong đất.
Bảng 3.17. Các chỉ tiêu sinh hóa của cam “Vinh” [15] Chỉ tiêu
Cây Độ Brix(%) Hàm lượng Vitamin C (mg/100g) Axit (%) Cam Xã Đoài
(vùng Xã Đoài) 9,05 86,15 41,44 - 52,37 0,48
Vân Du 7,79 88,81 41,66 - 55,76 0,44 Sông Con 7,85 88,87 38,00 - 54,45 0,43
Qua kết quả phân tích các thành phần dinh dưỡng có trong quả của giống cam Xã Đoài trồng tại Quỳ Hợp và so sánh với kết quả các chỉ tiêu sinh hóa của cam “Vinh” ở bảng 3.17, cho thấy:
- Giống cam Xã Đoài trồng tại Quỳ Hợp có độ Brix trong quả trung bình là 8,23%, tương đương với độ Brix của giống cam Xã Đoài trồng tại vùng Xã Đoài (9,05%).
- Hàm lượng đường tổng số có trong quả ở 5 cây trung bình là 8,64 %. - So với cam Xã Đoài trồng tại vùng Xã Đoài, hàm lượng VitaminC trong quả từ 41,44 - 52,37 mg/100g, cam Xã Đoài trồng tại Quỳ Hợp có hàm lượng vitamin C tương đương giới hạn trên, trung bình đạt 49,76 mg/100g.
- Thành phần axit hữu cơ có trong quả là một trong những yếu tố làm cho hương vị của quả ngon hay không và có liên quan tới tất cả các hàm lượng, thành phần khác trong quả. Tại huyện Quỳ Hợp giống cam Xã Đoài có hàm lượng axit là 0,46%, thấp hơn so với giống cam Xã Đoài tại vùng Xã Đoài (0,48%).
Từ những kết quả phân tích hàm lượng các chất sinh hóa trên cho thấy vườn cam cúa Công ty Nông công nghiệp 3/2 thuộc dạng ngon và thơm, chất lượng tốt đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng.
3.10. Ảnh hưởng của sâu bệnh hại đến cây cam Xã Đoài tại Quỳ Hợp
Trong những năm qua do chính sách phát triển diện tích và đầu tư thâm canh trồng cây cam quýt, vì vậy tình hình sâu bệnh hại cũng trở nên phức tạp, việc nghiên cứu sâu bệnh hại trên cam, quýt ở Việt Nam đã được Viện Bảo vệ thực vật và các cơ quan nghiên cứu khác tập trung nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu của Viện đã công bố có 67 loài hại cam quýt trong danh lục sâu bệnh hại cây ăn quả 1967 - 1968, sâu hại chủ yếu là sâu vẽ bùa (phyllocnistis citrella), bướm phượng và rệp sáp. Năm 1990, Viện đã công bố có 60 loài hại cây có múi ở phía Nam. Năm 1997 - 1998, Viện đã bổ sung thêm 29 loài sâu và nhện hại vào danh lục sâu hại trên các cây có múi ở Việt Nam. Những loài gây hại nghiêm trọng ở giai đoạn này là sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, rệp sáp và tập đoàn nhện nhỏ như nhện đỏ, nhện rỉ sắt [4][10].
Đối với cây cam, ngoài rất nhiều những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển như: đất đai mầu mỡ, nguồn nước và nhân lực phong phú, điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi, nông dân cũng đã có ít nhiều kinh nghiệm trong sản
nhiều khó khăn do các loài sâu bệnh hại gây ra. Đặc biệt là một số loại bệnh tương đối phổ biến do vi khuẩn, virus gây nên như greening, bệnh do nấm phytopthora… qua quan sát trực tiếp trên vườn sản xuất và qua phân tích giám định chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau:
Kết quả đánh giá tại vườn trồng cam của Công ty cho thấy hầu hết các cây đều bị các loại sâu hại phá hoại chủ yếu như: sâu vẽ bùa, sâu nhớt và sâu đục cành… Trong các loại sâu hại nặng nhất và nhiều nhất là sâu vẽ bùa và rầy nâu (mức 3), chúng thường hại những lá non và một phần lá bánh tẻ, chủ yếu lộc hè và thu, làm cho lá khô đi, mất chất diệp lục khả năng quang hợp của cây giảm dẫn tới giảm năng suất thu hoạch. Hiện nay người nông dân đã có các biện pháp cơ giới như tỉa cành, tiện cành… vừa nâng cao năng suất vừa hạn chế sâu hại, tại vườn cam theo dõi không thấy xuất hiện sâu đục cành (mức 0). Các loài sâu hại khác như rệp sáp, ngài chích hút, ruồi vàng, phá hoại ở mức không đáng kể (mức 1), tuy nhiên vẫn làm cho cây bị rụng quả, dẫn tới tỷ lệ đậu quả không cao.
Bệnh Greening, là loại bệnh do do vi khuẩn Liberibacter asiaticus gây ra. Khi bệnh xâm nhập vào cơ thể của cây qua môi giới truyền bệnh đó là rầy chổng cánh làm cho có sự biến chuyển của lá từ màu xanh sang màu vàng. Tuy nhiên trên lá một số gân chính vẫn còn giữ được màu xanh, bị nặng những lá non ra sau sẽ nhỏ và mọc thẳng đứng (lá tai thỏ), dần dần chúng lan ra toàn bộ cây làm cho tất cả các lá trên cây vàng đi và rụng, quả trên cây cũng không phát triển bình thường và rất nhỏ (cam bi) dẫn tới năng suất và phẩm chất giảm, cây tàn lụi sau một thời gian ngắn [5][19]. Tai vườn cam qua theo dõi, giống cam Xã Đoài không thấy xuất hiện bệnh Greening.
Bảng 3.18. Mức độ sâu bệnh hại trên cây cam Xã Đoài trồng tại Quỳ Hợp Cây
theo dõi
Sâu hại cam Bệnh gây hại cam
Sâu vẽ bùa Rệp sáp Rầy nâu Ngài chích hút Nhện đỏ Sâu đục cành Ruồi vàng Bệnh loét, ghẻ quả Vàng lá Greenin g Thối gốc, chảy nhựa Nấm rễ Cây số 1 3 1 3 1 2 0 1 + - + + Cây số 2 3 1 2 1 2 0 1 + - + + Cây số 3 3 1 3 1 2 0 1 + - + + Cây số 4 2 1 3 1 2 0 1 + - + + Cây số 5 3 1 3 1 2 0 1 + - + +
Ghi chú: Sâu hại được đánh giá như sau Bệnh hại được đánh giá như sau
- Cấp 0: không sâu hại (-): Không nhiễm
- Cấp 1: Số cành bị hại < 10%/tổng số cành điều tra (+): Nhiễm nhẹ (CSB < 25 %)
- Cấp 2: Số cành bị hại từ 10 - 30%/tổng số cành điều tra (++): Nhiễm trung bình (CSB 25 - 50%) - Cấp 3: Số cành bị hại từ 31 - 50%/tổng số cành điều tra (+++): Nhiễm nặng (CSB > 50%)
Bệnh thối gốc chạy nhựa, do nấm Phytopthora sp gây ra. Lúc đầu bệnh làm vỏ của thân cây ở vùng gốc bị úng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng, sau đó khô, nứt dọc, chảy mủ hôi. Cây bệnh ít rễ mảnh, rể ngắn, vỏ rễ thối rất dễ tuột, nhất là ở các rễ con, lá bị vàng. Nấm gây bệnh này cũng làm thối quả, nhất là quả ở gần mặt đất [20]. Ở vườn cam nghiên cứu bị bệnh do nấm phytothora sp gây hại ở mức nhẹ, so với các giống cam khác như Vân Du. Max, Ham lim, Valencia hiện đang được trồng tại vườn. Ngoài ra các bệnh loét, ghẻ quả, nấm rễ tuy gây hại nhẹ nhưng cũng làm rụng quả.
3.11. Ảnh hưởng của bảo quản đến tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn
Trong những năm gần đây tại Quỳ Hợp, đã có nhiều giống cam được trồng thử nghiệm và cho kết quả cao như V2, Max,… Tuy nhiên bên cạnh các