Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông học của giống cam xã đoài được trồng tại huyện quỳ hợp, nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 52)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3.Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Nội dung 1

Đánh giá sinh trưởng của vườn cam Xã Đoài trồng tại huyện Quỳ Hợp thông qua sinh trưởng của các đợt lộc, mối liên hệ sinh trưởng giữa cành quả và năng suất.

* Phương pháp nghiên cứu

Chọn 5 cây theo đường chéo (hoàn toàn ngẫu nhiên) của vườn cam Xã Đoài tại Công ty có độ tuổi là 6 năm tuổi, được chăm sóc, bón phân… đồng đều như nhau

* Đặc điểm hình thái của cây cam Xã Đoài trồng tại huyện Quỳ Hợp

- Đường kính gốc: Đo từ điểm gốc hình thành rễ đến cách mặt đất 30 cm - Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến ngọn, đơn vị tính bằng mét (m)

- Hình dạng: Quan sát và xếp loại theo các dạng hình trụ, hình dù, hình chóp, hình trứng, hình bán nguyệt.

- Độ rộng tán: Đo theo hình chiếu tán ngoài cây xuống mặt đất theo 2 hướng Đông Tây và Nam Bắc (lấy trung bình độ rộng của 2 hướng).

- Độ cao phân cành: Đo từ điểm gốc hình thành rễ đến chỗ phân cành.

* Nguồn gốc, tỷ lệ các loại cành, động thái tăng trưởng các đợt lộc

Đo đếm trên 5 cây đã chọn, theo dõi nguồn gốc phát sinh của các đợt lộc được sinh ra từ những loại cành gì trong năm.

Đánh giá tốc độ tăng trưởng của các đợt lộc trong năm: Dựa theo phương pháp nghiên cứu sinh học cây ăn quả của đại học Kyushu Nhật Bản. Trên 5 cây đã chọn làm thí nghiệm, mỗi cây chọn 4 cành ngang tán đều về 4 phía, chọn cành có đường kính từ 1,5 - 3,0 cm. Tiến hành đánh dấu cành ở phần sát với thân chính, khi lộc xuất hiện theo dõi thời gian ra lộc, chiều dài các đợt lộc được đo 5 ngày/1 lần, khi chiều dài của lộc không thay đổi ở 3 lần đo cuối thì coi như lộc đã ngừng sinh trưởng, lấy kết quả ở lần đo thứ nhất trong 3 lần đo cuối. Lộc được gọi là cành thuần thục khi không còn tăng về chiều dài và các lá non màu nõn chuối đã chuyển sang màu xanh đậm.

* Xác định mối liên hệ giữa sinh trưởng cành quả và năng suất

Phương pháp theo dõi là: Chọn mỗi cây 6 cành quả theo các hướng và hoàn toàn ngẫu nhiên, tổng số cành theo dõi là 30 cành. Theo dõi chiều dài cành, đường kính cành, số lá/cành với năng suất quả.

* Chỉ tiêu theo dõi

- Đường kính gốc, chiều cao cây

- Nguồn gốc và tỷ lệ các loại cành của lộc xuân, hè, thu, đông - Thời gian sinh trưởng khi nhú lộc đến khi cành thuần thục - Chiều dài và đường kính cành thuần thục

- Xác định tỷ lệ % cành xuân, hè, thu, đông mối sinh trưởng giữa các đợt lộc trong năm

2.3.2 Nội dung 2

- Đặc điểm ra hoa, đậu quả của cây cam Xã Đoài được trồng tại huyện Quỳ Hợp.

* Phương pháp nghiên cứu

- Thời gian xuất hiện hoa: Được tính từ khi cây có 10% hoa. - Thời gian hoa rộ: Tính từ lúc cây có 50% hoa nở.

- Kết thúc nở hoa: Được tính từ lúc cây có 80% hoa đó nở. - Số lượng các loại hoa/cây

- Thời kỳ quả chín: Khi có trên 20% số qủa chín

- Mỗi cây chọn 4 quả tính trung bình, lấy theo 4 hướng của cây và đo đếm hình dạng quả, kích thước quả, số múi, số hạt.

- Phẩm chất quả thông qua phân tích thành phần của quả: + Đo độ Brix: Theo phương pháp chiết quang kế

+ Đường tổng số (%): Theo phương pháp Bertrand + Axit tổng số (%): Theo phương pháp trung hoà + Vitamin C (mg/ 100g): Theo phương pháp Tilman

* Các chỉ tiêu theo dõi

- Số hoa từ khi bắt đầu ra hoa đến kết thúc - Số hoa/lá non

- Số hoa/cành bánh tẻ - Số nụ hoa bị rụng - Hoa đơn có lá

- Hoa đơn không lá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hoa chùm mỗi lá mỗi hoa - Hoa chùm không lá

- Tỷ lệ đậu quả

- Đường kính và chiều cao quả - Trọng lượng quả

- Số hạt/quả

- Kích thước trung bình khi quả rụng

- Độ Brix, Đường tổng số (%), Axit tổng số (%), Vitamin C (mg/ 100g)

2.3.3 Nội dung 3

- Theo dõi, đánh giá tình hình sâu bệnh hại các cây cam Xã Đoài

* Phương pháp nghiên cứu

Sâu bệnh cũng được điều tra theo 5 điểm của đường chéo, mỗi điểm 4 cây (n=20). Quan sát, đánh giá sâu bệnh theo phương pháp đếm và phân cấp sâu bệnh như sau

* Sâu hại được đánh giá như sau:

- Cấp 0: không sâu hại

- Cấp 1: Số cành bị hại < 10%/tổng số cành điều tra - Cấp 2: Số cành bị hại từ 10 - 30%/tổng số cành điều tra - Cấp 3: Số cành bị hại từ 31 - 50%/tổng số cành điều tra - Cấp 4: Số cành bị hại > 50%/tổng số cành điều tra

* Bệnh hại được đánh giá như sau:

(-): Không nhiễm

(+): Nhiễm nhẹ (CSB < 25 %)

(++): Nhiễm trung bình (CSB 25 - 50%)

Chỉ số bệnh (%) = Số cây (lá, búp) bị sâu, bệnh hại X 100 Tổng số cây (lá, búp) điều tra

* Các chỉ tiêu theo dõi

+ Côn trùng gây hại: Sâu vẽ bùa, rệp sáp, nhệ đỏ, sâu đục thân… + Bệnh gây hại: Bệnh loét, vàng lá thối rễ…

2.3.4 Nội dung 4

Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản hạt phấn đến tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn

* Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên phương pháp nghiên cứu về lai tạo các giống cam của Nhật Bản như sau:

Thu hoa của mỗi giống cho vào túi nilon có đục lỗ thông hơi, rồi bỏ vào tủ lạnh (< 50C). Bảo quản sau 10, 20, 30, 40 và 50 ngày đem hạt phấn ra gieo để kiểm tra sức nảy mầm.

Phương pháp xác định tỷ lệ nảy mầm hạt phấn

Khả năng nẩy mầm của hạt phấn được xác định theo phương pháp đếm nhanh của Ngô Xuân Bình - Wakana (1998). Hạt phấn được nuôi cấy trên môi trường gồm: agar: 7 g/l + đường sucrose 20g/l + acid Boric: 10mg/l.

Môi trường được hấp vô trùng ở 125oC trong 15 phút. Môi trường còn nóng (dạng lỏng) đổ nhẹ môi trường trên đĩa nhựa pettri (độ dày khoảng 1- 1,5mm). Đậy nắp và bịt kín để tránh thoát hơi nước, sau khi để nguội môi trường sẽ đông đặc, tiến hành gieo hạt phấn bằng cách quét nhẹ bao phấn đã nở trên môi trường nuôi cấy (trong đĩa pettri), đậy kín để tránh thoát hơi nước, sau từ 8 - 12 giờ khi hạt phấn nẩy mầm, tiến hành quan sát trên kính hiển vi quang học. Đánh dấu các điểm có thể quan sát và đếm được số lượng hạt phấn, đếm 3 lần/ điểm và tính trung bình. Số hạt phấn đếm được đảm bảo trên 1000 hạt phấn, tính tỷ lệ phần trăm hạt phấn nẩy mầm.

- Tổng số hạt phấn đếm được - Tỷ lệ % hạt phấn nảy mầm

2.4. Xử lý số liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học, sử dụng chương trình Excel, IRRISTAT 3.1.

CHƯƠNG III

3.1. Đặc điểm thân cành của giống cam Xã Đoài tại huyện Quỳ Hợp

Qua theo dõi và đánh giá của các cán bộ của Công ty, trong thời gian trồng các cây cam Xã Đoài tại vườn thực hiện đều sinh trưởng và phát triển khỏe cho năng suất ổn định qua các năm.

Bảng 3.1. Đặc điểm thân cành của giống cam Xã Đoài Cây số Đường kính gốc (cm) Chiều cao cây (m) Hình dạng tán cây Độ rộng tán tán (m) Độ cao phân cành cấp 1 (m) Cây số 1 7,78 2,20 Tròn 1,83 0,43 Cây số 2 10,65 3,10 Tròn 2,10 0,52 Cây số 3 9,48 2,50 Tròn 1,92 0,38 Cây số 4 9,82 3,40 Tròn 2,05 0,49 Cây số 5 8,34 2,80 Tròn 1,79 0,47 Trung bình 9,21 2,80 1,94 0,46

Số liệu tại bảng 3.1 cho thấy các cây cam Xã Đoài theo dõi thí nghiệm được trồng tại huyện Quỳ Hợp có tốc độ sinh trưởng mạnh và đồng đều. Những cây này có hình dạng tán là hình tròn. Chiều cao cây trung bình của giống đạt 2,8 m, đường kính gốc là 9,21 cm.

Tại vườn cam này, hàng năm đều được chăm sóc đầy đủ, với các biện pháp như: Bón phân, tỉa cành, tạo tán… Độ rộng tán trung bình của 5 cây theo dõi là 1,94 m, độ cao phân cành cấp 1 đạt là 0,46 m.

3.2. Sinh trưởng của lộc xuân

Qua các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học cho thấy khả năng ra lộc của cây cam phụ thuộc vào điều kiện sinh thái, kỹ thuật chăm sóc như bón phân, tỉa cành, tạo tán …, trong đó lộc xuân của cam ra rất mạnh do đặc điểm sinh trưởng, ra hoa của cây. Trong vụ xuân cây tập trung nhiều dinh dưỡng để phân hóa mầm hoa, qua thời gian lạnh mùa đông sang xuân thời tiết ấm áp, độ ẩm phù hợp thúc đẩy quá trình ra lộc vụ xuân [44][45]. Kết quả nghiên cứu

thu được số lượng lộc, đợt lộc ra xuân với số lượng lớn chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng số lộc cả năm, là cở sở để tăng năng suất.

Qua bảng 3.2 cho thấy, lộc xuân năm 2011 của giống cam Xã Đoài hình thành có tổng số lộc là 612 lộc (chiếm 79,79 % tổng số lộc trong năm).

Một số báo cáo nghiên cứu về tỷ lệ cành quả hữu hiệu ở cam quýt cho thấy: Trong điều kiện bình thường tỷ lệ cành quả hữu hiệu (so với tổng số lộc xuân) có thể đạt từ 9,4 - 16,8 %. Trong điều kiện thâm canh, có kỹ thuật tỉa cành tạo tán hợp lý sẽ cho tỷ lệ cành quả hữu hiệu đạt từ 20 - 55 % tùy theo từng giống [13]. Tại vườn cam Xã Đoài, kết quả thu được có 26 cành trở thành cành hữu hiệu chiếm 4,28 %, cành vô hiệu chiếm 37,94 %. Đây là một kết quả thấp trong quá trình sinh trưởng và phát triển của giống cam Xã Đoài.

Một đặc điểm nông học của cây cam là khả năng tự rụng ngọn [11][46]. Nghĩa là sau khi cành phát triển đến mức độ nhất định thì dừng lại, khi đó ngọn và có thể cả 1 - 2 mầm phía dưới tự rụng đi, hiện tượng này xảy ra trên tất cả các đợt lộc, nhưng xảy ra mạnh ở vụ xuân. Đây là lý do tại sao cây cam lại không có thân chính rõ ràng và có bộ khung rậm rạp.

Bảng 3.2. Theo dõi tỷ lệ các loại cành của lộc xuân

TT Cây theo dõi Thời gian ra lộc Tống số lộc (lộc)

Cành quả Cành dinh dưỡng Cành chết Cành hữu hiệu Cành vô hiệu Số cành % Số cành % Số cành % Số cành % 1 Cây số 1 15/1 - 12/2 118 5 4,24 48 40,68 27 22,88 38 32,20 2 Cây số 2 20/1 - 18/2 124 6 4.84 56 45,16 26 20,97 36 29,03 3 Cây số 3 13/1 - 14/2 132 4 3.03 41 31,06 29 21,97 58 43,94 4 Cây số 4 15/1 - 12/2 123 5 4,07 50 40,65 19 15,45 49 39,84 5 Cây số 5 14/1 - 12/2 115 6 5,22 37 32,17 22 19,13 50 43,48 Tổng số 612 26 232 123 231 Trung bình 4,28 37,94 20,08 37,70 CV% 19,6 16,0 14,6 17,9

Số lộc trở thành cành dinh dưỡng là 123 lộc, chiếm 20,08 %, số lộc còn lại bị chết chiếm 37,70 % tổng số lộc xuân. Tại huyện Quỳ Hợp trong vụ xuân vừa qua, lộc chết chủ yếu là do điều kiện ngoại cảnh bất lợi, rét đậm, rét hại kéo dài trên diện rộng, độ ẩm không khí cao, nên lộc non vừa mọc bị thối và chết.

Do vậy, trong thời gian trên, tại vườn cam các cán bộ kỹ thuật của Công ty đã có các biện pháp kỹ thuật hợp lý như chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, tỉa cảnh, tạo tán, tỉa bớt một phần lộc xuân và hoa vào những năm ra hoa nhiều, qua đó phần nào hạn chế được tỷ lệ chết của lộc xuân ở cây cam, giúp cây sinh trưởng tốt và cho năng suất cao.

Bảng 3.3. Đặc điểm sinh trưởng của lộc xuân TT Cây theo dõi

Số cành theo dõi (cành) Thời gian mọc đến thuần thục Chiều dài cành thuần thục (cm) Đường kính cành thuần thục (cm) Số lá/cành thuần thục (lá) 1 Cây số 1 10 40 17,40 0,32 12,30 2 Cây số 2 10 42 18,60 0,38 13,50 3 Cây số 3 10 39 17,30 0,35 12,70 4 Cây số 4 10 41 18,20 0,36 9,10 5 Cây số 5 10 38 15,30 0,34 11,30 Trung bình 10 40 17,40 0,35 11,80 CV% 7,3 6,4 14,4

Mỗi giống cam quýt đều có những khả năng sinh trưởng mạnh vào vụ xuân, đây là một trong những đợt lộc chính và có ý nghĩa rất lớn trong việc tác động các biện pháp kỹ thuật đối với cây.

Qua bảng 3.3 cho thấy, thời gian sinh trưởng của lộc xuân tại vườn thí nghiệm trung bình là 40 ngày, cành thuần thục đạt đường kính 0,35 cm, chiều dài cành đạt 17,40 cm. Trong các chỉ tiêu trên, thì chỉ tiêu số lá/cành thuần

thục có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ sinh trưởng của vườn cam. Cây cam quýt nói chung và cây cam nói riêng, trong điều kiện thuận lợi đủ ánh sáng và dinh dưỡng, cây sẽ có sinh trưởng khỏe với tuổi thọ của lá từ 15 - 24 tháng [46]. Trong vườn tiến hành thí nghiệm, số lá/cành thuần thục đạt là 11,8 lá, chỉ mới ở mức trung bình, do mỗi cành trung bình rụng khoảng 3 - 4 lá. Như vậy, đòi hỏi cần có các biện pháp kỹ thuật cụ thể nhằm tăng sức sinh trưởng đối với cành xuân của vườn cam.

3.3. Sự hình thành và sinh trưởng của lộc hè

Lộc hè chủ yếu hình thành và sinh trưởng trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 6 của năm 2011.

Trên các cành thí nghiệm, tổng số lộc hè mọc ra là 89 lộc, chiếm 11,60 % tổng số lộc trong năm. Lộc hè ra tương đối ít, có thể do cây đang thời kỳ hình thành quả, nên cây phải tập trung dinh dưỡng để nuôi quả, do vậy đã ânh hưởng đến sự phân hóa và phát sinh lộc hè.

Lộc hè chủ yếu được hình thành từ cành dinh dưỡng và cành vô hiệu của vụ xuân cùng năm. Kết quả theo dõi tại vườn thực hiện, cho thấy: 68,47 % lộc hè được mọc từ cành dinh dưỡng và 18,11 % mọc từ cành vô hiệu và cành chết chiếm 13,42%.

Lộc hè là cành dinh dưỡng có nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng cho cành quả và là cành mẹ của cành thu. Tuy nhiên, nếu cành mùa hè nhiều sẽ dẫn tới sự cạnh tranh dinh dưỡng đối với quả và có thể gây rụng quả nghiêm trọng, do vậy cần phải cắt tỉa để lại một số lượng cành thích hợp.

Bảng 3.4. Nguồn gốc và tỷ lệ các loại cành của lộc hè

TT Cây theo dõi Thời gian ra lộc Tống số lộc (lộc) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mọc từ cành xuân Cành chết

Cành dinh dưỡng Cành quả vô hiệu

Số cành % Số cành % Số cành % 1 Cây số 1 2/5 - 13/6 18 12 66,67 3 16,67 3 16,67 2 Cây số 2 2/5 - 13/6 25 17 68,00 5 20,00 3 12,00 3 Cây số 3 3/5 - 14/6 14 10 71,43 2 14,29 2 14,29 4 Cây số 4 2/5 - 13/6 23 16 69,57 4 17,39 3 13,04 5 Cây số 5 4/5 - 15/6 9 6 66,67 2 22,22 1 11,11 Tổng số 89 61 16 12 Trung bình 68,47 18,11 13,42 CV% 3,0 16,9 16,2

Do trong vụ hè năm 2011, tại Quỳ Hợp thời tiết luôn nắng nóng, hệ số ánh sáng sử dụng lớn, tạo điều kiện cho lộc hè của các cây trồng nói chung và giống cam Xã Đoài nói riêng sinh trưởng tốt.

Bảng 3.5. Đặc điểm sinh trưởng của lộc hè TT Cây theo dõi Số cành theo dõi (cành) Thời gian mọc đến thuần thục Chiều dài cành thuần thục (cm) Đường kính cành thuần thục (cm) Số lá/cành thuần thục (lá) 1 Cây số 1 10 41 18,40 0,65 13,20 2 Cây số 2 10 41 23,50 0,74 15,70 3 Cây sô 3 10 41 19,50 0,70 14,60 4 Cấy số 4 10 41 20,70 0,64 16,30 5 Cây số 5 10 41 18,90 0,62 11,80

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông học của giống cam xã đoài được trồng tại huyện quỳ hợp, nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 52)