3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.6. Động thái tăng trưởng chiều dài và mối liên hệ giữa các đợt lộc
Các kết quả nghiên cứu cho thấy trong một năm vườn cam thường ra 4 đợt lộc, các đợt lộc này đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đợt lộc trước là cành mẹ của đợt lộc sau. Mối liên hệ đó được thể hiện như sau: Trong năm 2011, cành dinh dưỡng vụ xuân và cành quả vô hiệu là nguồn cành mẹ chủ yếu của lộc vụ hè; cành dinh dưỡng vụ xuân, cành hè và cành những năm
trước là nguồn cành mẹ của lộc thu. Lộc đông năm 2010 và những cành trên 1 năm là nguồn của cành xuân 2011.
Trong các loại cây cam quýt nói chung, mỗi cây có tỷ lệ ra các đợt lộc là khác nhau, do đặc điểm của giống, điều kiện ngoại cảnh vùng trồng và khả năng chăm sóc khác nhau. Tại vùng Phủ Quỳ, tỷ lệ các loại cành của một số giống cam như Vân Du, Hamlim, Valencia, Sông Con có kết quả là: Cành xuân có số lượng lớn nhất chiếm từ 71 - 80%, cành hè từ 5 - 10%, cành thu từ 14 - 17% (Trích: Báo cáo của Trung tâm cây ăn quả Phủ Quỳ). Theo Wakana (Nhật Bản), tỷ lệ cành ở quýt Ôn Châu phân chia theo cành xuân - hè - thu khoảng 70% - 10% - 20%[48]. Tác giả Raymond (Mỹ) cho biết tỷ lệ phân chia cành của giống bưởi chùm (C.paradisi) là cành xuân 80 - 90%, cành hè 5%, cành thu 15%[41].
Kết quả thí nghiệm tại vườn cam của Công ty Công nông nghiệp 3/2, huyện Quỳ Hợp cho thấy, các đợt lộc trong năm đều sinh trưởng và phát triển khỏe. Trong đó lộc đông là lộc tuy ra ít nhất (chiếm 2,52%) nhưng lại có tốc độ tăng trưởng lớn nhất, lộc dài 22,7 cm, do cây lúc này đang trong giai đoạn nghỉ để tập trung dinh dưỡng nuôi cây và các đợt lộc tiếp theo. Cành xuân ra nhiều nhất trong năm (chiếm 81,10%), do đó cây cần nhiều dinh dưỡng để cho lộc sinh trưởng nên cành xuân có tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong các cành, lộc chỉ dài 17,4 cm.
Bảng 3.10. Động thái tăng trưởng của các đợt lộc Ngày sau khi nhú
lộc (ngày) Các đợt lộc 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 Lộc xuân 2,5 3,9 7,7 12,5 13,7 16,6 16,8 17,4 17,4 17,4 17,4 17,4 Lộc hè 3,8 5,1 6,3 9,7 11,3 15,4 18,2 19,5 20,2 20,2 20,2 20,2 Lộc thu 2,7 4,5 9,2 13,4 16,6 19,3 21,1 21,4 21,4 21,4 21,4 21,4 Lộc đông 3,0 5,9 9,8 13,5 15,7 16,8 19,1 19,8 21,4 22,7 22,7 22,7 CV% 19,1 17,6 19,0 14,5 16,4 9,6 9,6 8,4 9,4 11,1 11,1 11,1
Đồ thị 3.1. Động thái tăng trưởng của các đợt lộc
Qua bảng 3.10 và đồ thị 3.1 cho thấy, thời gian sinh trưởng của các đợt lộc trong năm từ 36 ngày đến 46 ngày. Theo dõi tại vườn thí nghiệm, lộc cam tăng có chiều dài tăng nhanh trong khoảng 2 - 3 tuần sau khi nhú, sau đó giảm dần cho đến khi thuần thục.