Ảnh hưởng của sâu bệnh hại đến cây cam Xã Đoài tại Quỳ Hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông học của giống cam xã đoài được trồng tại huyện quỳ hợp, nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 82 - 85)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.10.Ảnh hưởng của sâu bệnh hại đến cây cam Xã Đoài tại Quỳ Hợp

Trong những năm qua do chính sách phát triển diện tích và đầu tư thâm canh trồng cây cam quýt, vì vậy tình hình sâu bệnh hại cũng trở nên phức tạp, việc nghiên cứu sâu bệnh hại trên cam, quýt ở Việt Nam đã được Viện Bảo vệ thực vật và các cơ quan nghiên cứu khác tập trung nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu của Viện đã công bố có 67 loài hại cam quýt trong danh lục sâu bệnh hại cây ăn quả 1967 - 1968, sâu hại chủ yếu là sâu vẽ bùa (phyllocnistis citrella), bướm phượng và rệp sáp. Năm 1990, Viện đã công bố có 60 loài hại cây có múi ở phía Nam. Năm 1997 - 1998, Viện đã bổ sung thêm 29 loài sâu và nhện hại vào danh lục sâu hại trên các cây có múi ở Việt Nam. Những loài gây hại nghiêm trọng ở giai đoạn này là sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, rệp sáp và tập đoàn nhện nhỏ như nhện đỏ, nhện rỉ sắt [4][10].

Đối với cây cam, ngoài rất nhiều những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển như: đất đai mầu mỡ, nguồn nước và nhân lực phong phú, điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi, nông dân cũng đã có ít nhiều kinh nghiệm trong sản

nhiều khó khăn do các loài sâu bệnh hại gây ra. Đặc biệt là một số loại bệnh tương đối phổ biến do vi khuẩn, virus gây nên như greening, bệnh do nấm phytopthora… qua quan sát trực tiếp trên vườn sản xuất và qua phân tích giám định chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau:

Kết quả đánh giá tại vườn trồng cam của Công ty cho thấy hầu hết các cây đều bị các loại sâu hại phá hoại chủ yếu như: sâu vẽ bùa, sâu nhớt và sâu đục cành… Trong các loại sâu hại nặng nhất và nhiều nhất là sâu vẽ bùa và rầy nâu (mức 3), chúng thường hại những lá non và một phần lá bánh tẻ, chủ yếu lộc hè và thu, làm cho lá khô đi, mất chất diệp lục khả năng quang hợp của cây giảm dẫn tới giảm năng suất thu hoạch. Hiện nay người nông dân đã có các biện pháp cơ giới như tỉa cành, tiện cành… vừa nâng cao năng suất vừa hạn chế sâu hại, tại vườn cam theo dõi không thấy xuất hiện sâu đục cành (mức 0). Các loài sâu hại khác như rệp sáp, ngài chích hút, ruồi vàng, phá hoại ở mức không đáng kể (mức 1), tuy nhiên vẫn làm cho cây bị rụng quả, dẫn tới tỷ lệ đậu quả không cao.

Bệnh Greening, là loại bệnh do do vi khuẩn Liberibacter asiaticus gây ra. Khi bệnh xâm nhập vào cơ thể của cây qua môi giới truyền bệnh đó là rầy chổng cánh làm cho có sự biến chuyển của lá từ màu xanh sang màu vàng. Tuy nhiên trên lá một số gân chính vẫn còn giữ được màu xanh, bị nặng những lá non ra sau sẽ nhỏ và mọc thẳng đứng (lá tai thỏ), dần dần chúng lan ra toàn bộ cây làm cho tất cả các lá trên cây vàng đi và rụng, quả trên cây cũng không phát triển bình thường và rất nhỏ (cam bi) dẫn tới năng suất và phẩm chất giảm, cây tàn lụi sau một thời gian ngắn [5][19]. Tai vườn cam qua theo dõi, giống cam Xã Đoài không thấy xuất hiện bệnh Greening.

Bảng 3.18. Mức độ sâu bệnh hại trên cây cam Xã Đoài trồng tại Quỳ Hợp Cây

theo dõi

Sâu hại cam Bệnh gây hại cam

Sâu vẽ bùa Rệp sáp Rầy nâu Ngài chích hút Nhện đỏ Sâu đục cành Ruồi vàng Bệnh loét, ghẻ quả Vàng lá Greenin g Thối gốc, chảy nhựa Nấm rễ Cây số 1 3 1 3 1 2 0 1 + - + + Cây số 2 3 1 2 1 2 0 1 + - + + Cây số 3 3 1 3 1 2 0 1 + - + + Cây số 4 2 1 3 1 2 0 1 + - + + Cây số 5 3 1 3 1 2 0 1 + - + +

Ghi chú: Sâu hại được đánh giá như sau Bệnh hại được đánh giá như sau

- Cấp 0: không sâu hại (-): Không nhiễm

- Cấp 1: Số cành bị hại < 10%/tổng số cành điều tra (+): Nhiễm nhẹ (CSB < 25 %)

- Cấp 2: Số cành bị hại từ 10 - 30%/tổng số cành điều tra (++): Nhiễm trung bình (CSB 25 - 50%) - Cấp 3: Số cành bị hại từ 31 - 50%/tổng số cành điều tra (+++): Nhiễm nặng (CSB > 50%)

Bệnh thối gốc chạy nhựa, do nấm Phytopthora sp gây ra. Lúc đầu bệnh làm vỏ của thân cây ở vùng gốc bị úng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng, sau đó khô, nứt dọc, chảy mủ hôi. Cây bệnh ít rễ mảnh, rể ngắn, vỏ rễ thối rất dễ tuột, nhất là ở các rễ con, lá bị vàng. Nấm gây bệnh này cũng làm thối quả, nhất là quả ở gần mặt đất [20]. Ở vườn cam nghiên cứu bị bệnh do nấm phytothora sp gây hại ở mức nhẹ, so với các giống cam khác như Vân Du. Max, Ham lim, Valencia hiện đang được trồng tại vườn. Ngoài ra các bệnh loét, ghẻ quả, nấm rễ tuy gây hại nhẹ nhưng cũng làm rụng quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông học của giống cam xã đoài được trồng tại huyện quỳ hợp, nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 82 - 85)