Các vùng trồng cam quýt chính của nước ta

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông học của giống cam xã đoài được trồng tại huyện quỳ hợp, nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 32)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.7.Các vùng trồng cam quýt chính của nước ta

1.7.1. Vùng miền núi phía Bắc

Gồm các tỉnh nằm trong dải vĩ độ từ 22-23 vĩ độ Bắc như: Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn... Về điều kiện khí hậu, do vị trí địa lý nằm sát vành đai á nhiệt đới, lại có địa hình đồi núi và độ cao so với mặt nước biển tương đối cao, cho nên điều kiện khí

hậu có mùa đông lạnh và mùa hè tương đối nóng. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 21-220C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng1) từ 14-150C và tháng nóng nhất (tháng7) từ 27-280C. Tuy nhiên do ảnh hưởng của địa hình ở mỗi tỉnh và mỗi địa phương trong tỉnh khác nhau cũng gây nên sự biến đổi phức tạp về điều kiện khí hậu. Đây là một trong những khó khăn đối với việc bố trí cơ cấu giống cây trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc [9].

Lượng mưa trung bình ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ 1.600 - 1.800 mm. Riêng trung tâm Bắc Quang lượng mưa rất lớn từ 2.500 - 3.200 mm. Tuy nhiên, sự phân bố của mưa không đều, lượng mưa phần lớn tập trung vào từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng khác lượng mưa không đáng kể. Đặc biệt ở miền núi phía Bắc (trừ vùng Đông Bắc) ít bão và chỉ bị ảnh hưởng của bão.

Đất đai rất da dạng, gồm các loại đất Feralit phát triển trên đá biến chất như: đá Gơnai, đá vôi, phiến thạch sét, phiến thạch mica, đất phù sa cổ, phù sa không được bồi ven các sông suối, đất dốc tụ do quá trình rửa trôi xói mòn tạo thành... Địa hình phức tạp, chia cắt, độ dốc lớn. Phần lớn độ dốc từ 100 trở lên, những đất có độ dốc nhỏ hơn 100 thích hợp với trồng cây ăn quả thâm canh thường diện tích nhỏ, phân tán.

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai các tỉnh miền núi phía Bắc thích hợp với trồng cây ăn quả có múi. Trên thực tế, cam quýt đã là một cây trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Cam quýt được trồng ở những vùng đất ven các sông, suối như: sông Hồng, sông Lô, sông Gâm, sông Thương, sông Chảy... được trồng thành từng khu tập trung 500 ha hoặc 100 ha như Bắc Sơn - Lạng Sơn; Bạch Thông - Bắc Kạn; Hàm Yên, Chiêm Hoá - Tuyên Quang; Bắc Quang - Hà Giang... tại những vùng này cam quýt trởthành nguồn thu nhập chính của các hộ nông dân, đem lai hiệu quả kinh tế cao nhất so với các loai cây trồng khác trên cùng loại đất.

Ở miền núi phía Bắc là nơi có tập đoàn giống cam quýt phong phú và đa dạng. Qua kết quả điều tra của Hoàng Ngọc Thuận và Đỗ Đình Ca ở 2 vùng Lạng Sơn và Bắc Quang - Hà Giang cho thấy chỉ 2 vùng đã có tới 33 giống thuộc 5 loài khác nhau, trong đó có nhiều giống như: quýt đường, quýt vàng Bắc Sơn, quýt vàng Bắc Quang... Những giống này cho năng suất rất cao trong điều kiện sinh thái địa phương, có những cây từ 15-20 năm vẫn đạt từ 350 - 500 kg quả/cây, phẩm chất tốt, thích hợp với phát triển làm hàng hoá[18] [24].

Các tỉnh miền núi các tỉnh phía Bắc, có mùa Đông lạnh, biên độ nhiệt độ ngày đêm và giữa các tháng chênh lệch lớn làm cho quả cam quýt dễ phát mã, thể hiện đúng đặc trưng của giống, vì vậy mã quả cam quýt ở phía Bắc bao giờ cũng đẹp hơn ở phía Nam, quả ít hạt hơn, mọng nước và ít xơ bã [9].

Tuy nhiên hạn chế cơ bản của việc phát triển cam quýt ở vùng miền núi phía Bắc đó là:

+ Địa bàn phân tán, ít có vùng trồng cam tập trung, mới chỉ có một số vùng tương đối tập trung trồng nhiều cam quýt đó là: Hàm Yên - Tuyên Quang (trên 2000 ha); Bắc Quang - Hà Giang (trên 2000 ha).

+ Địa hình dốc, giao thông đi lại khó khăn, hạn chế nhiều đến việc mở rộng vùng sản xuất cam quýt làm hàng hoá.

+ Việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất gặp niều khó khăn do trình độ dân trí còn thấp, tính thích ứng với nền kinh tế hàng hoá còn chậm. Sản xuất chủ yếu theo lối kinh nghiệm, thường chỉ độc canh một giống, sâu bệnh phát sinh gây hại nhiều, công tác tuyển chọn nhân giống chưa được chú trọng dẫn đến sự thoái hoá giống, phẩm chất ngày càng xuống cấp.

Khắc phục những trở ngại trên, phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên khí hậu để sản xuất hàng hoá quả có múi, phải làm từng bước, từ việc nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào những vùng sản xuất có kinh nghiệm, trên cơ sở đó phát triển ra các vùng khác.

Có thể nói, vùng núi các tỉnh phía Bắc cũng là tiềm năng phát triển cam quýt lớn, đặc biệt có ưu thế về điều kiện khí hậu, khả năng mở rộng diện tích và tập đoàn giống phong phú, đa dạng.

1.7.2. Vùng Bắc Trung Bộ

Gồm các tỉnh từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh trải dài từ vĩ độ 18 đến20030’ vĩ độ Bắc. Trọng điểm trồng cam quýt vùng này là vùng Phủ Quỳ - Nghệ An, gồm một cụm gồm các nông trường chuyên trồng cam. Đây là vùng trồng cam tập trung có ưu thế về tiềm năng đất đai, đặc biệt là kinh nghiệm sản xuất vì có đội ngũ đông đảo cán bộ công nhân được đào tạo chuyên nghiên cứu và sản xuất cây có múi.

Vùng Phủ Quỳ nằm ở phía tây Bắc thuộc tỉnh Nghệ An, từ vĩ độ 19009’ đến 19030’ vĩ độ Bắc và 105024’ độ kinh Đông, thuộc địa phận huyện Nghĩa Đàn và một phần huyện Quỳ Hợp. Diện tích tự nhiên 730.000 ha, trong đó đất đỏ bazan chiếm hơn 40%, ngoài ra còn có các loại đất khác như: Feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến (gần 30%), đất đá vôi, đất phù sa không được bồi hàng năm... cũng là những loại đất trồng cam quýt tốt. Là vùng đồi núi, nhưng phần lớn diện tích đất có độ dốc từ 3-60 rất thuận lợi cho trồng cam quýt và các cây trồng lâu năm khác [11].

Về điều kiện khí hậu: do ảnh hưởng của 2 loại gió mùa Đông - Bắc (gió lạnh) và Tây - Nam (gió nóng), nên khí hậu vùng Phủ Quỳ phân thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa Đông vùng Phủ Quỳ từ 15 - 170C. Số ngày có nhiệt độ thấp dưới 100C ở Phủ Quỳ thường có tới 10 ngày. Đây là một hạn chế lớn đối với vùng sinh trưởng của cam quýt. Ngược lại về mùa hè do ảnh hưởng của gió Tây - Nam nên khí hậu rất khô và nóng. Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa nóng từ 27-300C. Nhiệt độ tuyệt đối cao trong tháng nóng nhất (tháng 7) lên tới 420C. Lượng mưa ở vùng Phủ Quỳ xấp xỉ 1.600 mm/năm, nhưng phân bố

không đều, tập trung chủ yếu vào mùa nóng, gây hiện tượng xói mòn đất, trong khi các tháng mùa đông lại ít mưa, lượng bốc hơi lớn, gây hiện tượng hanh khô thiếu nước [7].

Do những hạn chế về mặt khí hậu, thời tiết cho nên mặc dù có nhiều ưu thế về mặt đất đai và trình độ khoa học kỹ thuật, song sản xuất cam ở vùng Phủ Quỳ vẫn thường không ổn định. Vấn đề đặt ra ở vùng sản xuất cam ở vùng Phủ Quỳ là cần phải đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, để hạn chế được những tác hại do thời tiết, khí hậu sinh ra. Mặt khác, việc thay đổi cơ cấu giống cũng rất cần thiết, bởi vì từ trước tới nay vùng Phủ Quỳ sản xuất cam là chính, ít chú ý tới các loại khác trong họ cam.

1.7.3. Vùng đồng bằng Sông Cửu Long

Gồm các tỉnh có vị trí địa lý từ 9015’ đến 10030’ vĩ độ Bắc và 1050 đến 106045’ độ kinh Đông. Đây là vùng tận cùng phía nam đất nước thuộc châu thổ sông Cửu Long, địa hình rất bằng phẳng, cao hơn mực nước biển 3 - 5m[20]. Các yếu tố khí hậu, nhiệt độ lượng mưa, độ ẩm không khí... được phân bố theo 2 mùa trong năm khá rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11và mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau và tương đối ổn định qua các năm [9].

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có chế độ nhiệt cao và rất ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm là 25,5 - 29,80C. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1.300 - 1.600 mm, tập trung vào mùa mưa 90%, chỉ có 10% ở các tháng mùa khô, tháng 11 là mưa ổn định nhất, còn các tháng khác đặc biệt là tháng 7 và tháng 8 số ngày mưa và lượng mưa rất biến động. Nói chung vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi về khí hậu để phát triển sản xuất cây có múi [9].

Người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long rất có nhiều kinh nghiệm trồng và chăm sóc loại cây có múi. Chủ yếu cam quýt được trồng ở các vùng đất phù sa ven sông hoặc trên các cù lao lớn nhỏ của sông Tiền, sông Hậu

nông dân thường phải lên liếp trồng cam quýt để tránh mực nước ngầm cao vào những tháng lũ (tháng 9-10). Trước đây nhân giống chủ yếu bằng chiết cành, một số ít nhân giống bằng hạt, hiện nay họ đã biết nhân giống tốt hơn bằng cách ghép. Đặc biệt trong kỹ thuật chăm sóc, người ta đã biết điều khiển tầng, tán, chiều rộng, chiều cao cây để sử dụng được tối đa năng lượng mặt trời, dinh dưỡng khoáng, nước, không khí trong đất, hình thành một sự cân bằng khá hoàn chỉnh trong môi trường sinh thái vùng đồng bằng.

Ở đây cũng có tập đoàn loài cam quýt rất phong phú như: cam chanh, cam sành, bưởi, chanh giấy, quýt..., cam của Nam Bộ trái lớn, hương vị thơm ngon vượt xa loại cam mang từ Trung Quốc vào cùng mùa. Các giống được ưu chuộng và trồng nhiều hiện nay là: cam sành, cam mật, quýt tiều (hay quýt hồng), bưởi Năm Roi,.... năng suất của các giống trên ở điều kiện khí hậu, đất đai ở vùng đồng bằng sông Cửu Long tương đối cao.

Nhìn chung vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều ưu thế kể trên để phát triển trồng cam quýt. Tuy nhiên, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn có những hạn chế nhất định, đó là:

- Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long do không có mùa Đông lạnh, biên độ nhiệt độ ngày đêm những tháng quả chín ngắn, nên khả năng hình thành các sắc tố anthoxyan ở vỏ cam quýt kém, mã quả xấu, khi chín vỏ quả vẫn còn xanh. Cũng do nhiệt độ cao, nên quả thường nhiều hạt, tỷ lệ xơ bã cao, vách múi dai.

- Do ven các sông Tiền, sông Hậu hoặc các cù lao mạch nước ngầm cao gây ảnh hưởng tới việc ăn sâu của rễ cam quýt và tới tuổi thọ của chúng.

1.8. Một số sâu, bệnh hại chính gây hại cho cam

1.8.1. Một số loài sâu gây hại chính trên cây cam

* Sâu vẽ bùa: Sâu vẽ bùa phát triển quanh năm và gây hại tất cả các loài cây có múi. Sâu hại lá non, đọt non ở các giai đoạn phát triển khác nhau của cây làm mất khả năng quang hợp của lá. Những lá bị hại dễ bị nhiễm bệnh loét.

* Nhện đỏ, nhện trắng: Là loại sâu hại rất nhỏ bé, khó nhìn được bằng mắt thường. Nhện gây hại chủ yếu trên lá và quả làm cho lá có màu xám bạc, giảm quang hợp. Nhện đỏ thường tập trung sống, chích hút mặt dưới của lá.

* Bọ xít xanh: Thường gây hại trên quả, dùng vòi chích hút vào quả làm quả nổi u có điểm nâu, tép khô rụng quả.

* Ruồi vàng: Ruồi đẻ trứng vào vỏ quả, vào lớp cùi. Sâu non nở ra chui vào tép hại quả. Quả bị ruồi vàng hại bị thối và rụng.

* Nhóm sâu đục gốc, thân cành: Nhóm này gồm có sâu đục gốc, sâu đục thân và cành, trong đó sâu đục cành gây hại nhiều nhất. Nhóm sâu này thường xuất hiện từ tháng 5-8, đục vào cành tăm sau đó chui dần xuống cành cấp 2, 3

* Ngài chích hút: Trưởng thành là một loại bướm khá to, cánh trước có màu nâu, cánh sau màu vàng với một đốm đen hình chữ C ở giữa cánh. Đầu có vòi dài xếp lại như những vòng tròn. Bướm gây hại vào ban đêm ở giai đoạn quả to và bắt đầu chín có màu vàng. Bướm dùng vòi cứng, nhọn chích sâu vào trong thịt quả, hút dịch chất trong quả, làm cho quả úa vàng, thối dần và rụng.

1.8.2. Một số bệnh hại chính trên cây cam

Ở cây cam, đã thống kê được khoảng 20 bệnh hại do virus và các sinh vật tương tự virus, cùng với nhiều bệnh khác do nấm và vi khuẩn gây ra [20].

Bệnh cây cam chia làm 2 loại: Bệnh truyền nhiễm do vi trùng gây ra và bệnh không truyền nhiễm do các yếu tố vô sinh gây nên. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm bao gồm vi khuẩn, nấm, virus và các thể tương tự virus, tuyến trùng. Bệnh không truyền nhiễm gây ra bởi các điều kiện môi trường tự nhiên đa dạng như hạn, lạnh, mặm, úng, nguồn dinh dưỡng hoặc bệnh di truyền, chế độ canh tác sai, sử dụng hoá chất không đúng [4][20][26].

* Bệnh Tristeza: Bệnh do virus gây ra, làm thiệt hại nghiêm trọng tới sản xuất cam quýt trên toàn thế giới. Chỉ riêng bệnh Tristeza đã phá huỷ trên 50 triệu cây và còn tiếp tục đe doạ hơn 200 triệu cây citrus khác trên toàn thế giới. Mặc dù vậy, các triệu chứng phổ biến ở cây bị bệnh Tristeza như lõm thân, nứt gân lá, đốm sáng trên phiến lá… còn ít gặp ở nước ta. Tác nhân gây bệnh là do virus Closterovirus, chủ yếu gây hại ở mạch dẫn phloem nhưng người ta còn quan sát thấy sự hiện diện của virus ở lớp vỏ của chồi non.

* Bệnh vàng chồi (Greening): Bệnh greening là bệnh nan y của cây có múi khu vực châu á và châu Phi. Bệnh này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất cây có múi ở các nước trên thế giới và bệnh đã được phát hiện ở tất cả các vùng và ở hầu hết các giống cam quýt ở nước ta. Tác nhân gây bệnh là loại vi khuẩn kí sinh trong ống dẫn, chúng sinh sản và làm nghẽn mạch dẫn, cản trở vận chuyển dinh dưỡng và gây ra hiện tượng vàng chồi. Nhân giống bằng mắt ghép đã nhiễm bệnh là con đường chủ yếu dẫn đến lan truyền bệnh nhanh. Chủng rầy chổng cánh Châu Á Diaphorina citri là vector truyền bệnh greening ở citrus.

* Bệnh loét: Bệnh do một số chủng vi khuẩn gram âm Xanthomonas campestris citri (Hasse) Dye gây ra. Bệnh loét được xem là có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á. Bệnh gây ra các vết loét trên lá, cành, quả, lúc đầu vết loét hình tròn sau lan rộng. Bệnh phát triển mạnh vào các tháng mùa xuân và mùa mưa khi thời tiết nóng và ẩm. Tác nhân truyền bệnh trong khoảng cách gần chính là do gió hoặc mưa. Phương thức truyền bệnh đi xa chủ yếu do vận chuyển giống, mắt ghép, gốc ghép bệnh từ vùng này sang vùng khác.

* Bệnh nấm Phytophthora: Do các chủng nấm thuộc 2 nhóm Phytophthora parasitica Dast và Phytophthora citrophthora gây nên. Bệnh gây hại nghiêm trọng ở các vùng ẩm thấp mưa nhiều hoặc các vùng khô có tưới. Bệnh này gây hại ở hầu hết các vùng sản xuất cam ở nước ta, gây hại cả trong vườn ươm, vườn sản xuất và trong nhà lưới. Bệnh nguy hại do gây thối gốc, thối rễ và chảy gôm .

* Bệnh sẹo: Bệnh do ba loài nấm thuộc chi Elsinoe và Sphaceloma. Bệnh sẹo có mặt ở Châu Á, châu Mỹ... Bệnh xảy ra ở phiến lá, trên cành, trên quả gây ra những vết loét. Những thương tổn do bệnh sẹo gây ra trên lá gần giống với triệu chứng của bệnh loét nhưng gây lõm mặt này và lồi mặt kia. Bệnh nặng sẽ làm cho bề mặt phiến lá sần sùi, có thể huỷ diệt hoàn toàn phiến lá. Tưới phun mưa hoặc mưa nhiều có thể là nguyên nhân tăng cường sự phát triển của bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông học của giống cam xã đoài được trồng tại huyện quỳ hợp, nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 32)