- Gắn nhà trường với các hoạt động xã hội của địa phương để tạo thêm
1.4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học ở trường PTDTNT
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học ở trường PTDTNT huyện, khi hiểu rõ được các yếu tố ảnh hưởng sẽ có giải pháp phù hợp trong dạy học, đảm bảo việc dạy học có chất lượng và hiệu quả cao, các yếu tố đó là:
(1) Học sinh trường PTDTNT huyện:
Học sinh trường PTDTNT huyện là những thanh, thiếu niên các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu xa xôi hẻo lánh, biên giới, hải đảo ở vùng sâu, vùng xa khi tới xa gia đình tới trường để học tập các em có nhiều thuận lợi những cũng gặp phải không ít khó khăn, trở ngại:
- Mới 11, 12 tuổi, lần đầu tiên xa gia đình đi sống tập thể, mọi vấn đề với các em đều mới bắt đầu như: ngủ tập thể, ăn tập thể, tự lo cho bản thân... Trong khi những vấn đề đó trước đó đều được bố mẹ và gia đình chăm lo cho các em. Như vậy, học sinh dân tộc thiểu số tạm thời có sự “hẫng hụt” về tình cảm gia đình.
- Về trường PTDTNT học tập, học sinh dân tộc thiểu số xa rời các thói quen sinh hoạt hàng ngày. Mặt khác, trường PTDTNT có nhiều dân tộc khác
nhau nên sự bất đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán cũng gây cho các em những trở ngại không nhỏ khi mới đến trường.
- Giáo viên phần lớn là người Kinh, không biết hoặc biết rất ít tiếng dân tộc thiểu số cũng khó khăn cho các em khi tiếp xúc với thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên của nhà trường.
- Về trường PTDTNT học tập, học sinh các dân tộc thiểu số có sự thay đổi về hình thức hoạt động. Nhưng các em học sinh dân tộc thiểu số được mở rộng tầm nhìn.
- Về trường PTDTNT học tập, học sinh dân tộc thiểu số được sự quan tâm chăm sóc của Nhà nước và nhân dân các dân tộc. Một hệ thống các chính sách “ưu tiên” đối với học sinh về cơ bản đã đảm bảo được đời sống của các em trong những ngày học tập ở trường.
Như vậy, với trường PTDTNT học sinh - đối tượng của hoạt động dạy học có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dạy học. Nếu trong hoạt động dạy học ở trường PTDTNT giáo viên không hiểu rõ đặc điểm của đối tượng dạy học thì chất lượng dạy học không thể đạt hiệu quả cao.
(2) Giáo viên trường PTDTNT huyện:
Để đảm bảo chất lượng dạy học ở trường PTDTNT, quyết định 49/2008/QĐ-BGDĐT yêu cầu về nhiệm vụ của giáo viên:
- Biết sử dụng ít nhất một thứ tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương để giao tiếp với cộng đồng, tích cực tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số nơi đang công tác.
- Tôn trọng và bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, thương yêu học sinh, nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, đặc điểm văn hoá dân tộc của học sinh người dân tộc thiểu số.
- Tham gia quản lý học sinh ngoài giờ lên lớp, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, tổ chức lao động và vui chơi giải trí.
(3) Cán bộ nhân viên trường PTDTNT:
Khác với trường phổ thông, trường PTDTNT là loại hình trường chuyên biệt3 nên trong trường có một số cán bộ nhân viên làm công tác phục vụ đời sống, số cán bộ công nhân viên này được tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn 3 - Luật Giáo dục năm 2005.
nghiệp vụ và một số vấn đề về nội dung và phương pháp giáo dục học sinh để thực sự trở thành một lực lượng giáo dục trong trường. Những cán bộ công nhân viên được hiệu trưởng giao nhiệm vụ thường xuyên làm công tác quán lý, giáo dục học sinh được hưởng phụ cấp nội trú như giáo viên.
Quyết định 49/2008/QĐ-BGDĐT yêu cầu về nhiệm vụ của hiệu trưởng, nhân viên như sau:
- Với Hiệu trưởng: Nắm vững quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; Biết sử dụng ít nhất một thứ tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương trong giao tiếp; Giáo dục cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ý thức tôn trọng, bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn trọng phong tục, tập quán văn hoá của các dân tộc thiểu số.
- Với nhân viên: Chấp hành các quy định của nhà trường, thực hiện tốt việc phục vụ đời sống và hoạt động giáo dục, hiểu tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh; Biết sử dụng ít nhất một thứ tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương để giao tiếp với học sinh; Có thái độ tôn trọng, thương yêu học sinh; Được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giáo dục, phương pháp chăm sóc học sinh dân tộc.
(4) Các đặc điểm điều kiện tự nhiên, KT-XH:
Các đặc điểm tự nhiên, KT-XH và đặc điểm đa ngữ ở vùng DTTS đều là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học ở trường PTDTNT.
- Gia đình học sinh trường PTDTNT đều ở vùng sâu vùng xa nên việc đi lại tham con và phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục học sinh là rất hạn chế. Gần như khi gửi con em tới trường là giáo phó hoàn toàn cho nhà trường. - Điều kiện kinh tế của gia đình học sinh khó khăn không thể hỗ trợ thêm về tài chính cho con, trong khi học bổng và các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước chưa đảm bảo đầy đủ cho việc học tập của học sinh, dẫn tới tình trạng một số em bỏ học vì gia đình khó khăn.
- Các địa phương có trường PTDTNT lại là các tỉnh nghèo nên sự hỗ trợ của địa phương với học sinh hầu như không có, hoàn toàn trong chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Phong tục tập quán còn lạc hậu cũng tác động đến chất lượng dạy học. Gia Lai là tỉnh Tây Nguyên đồng bào các dân tộc Jrai, Bahnar... còn nhiều phong tục lạc hậu, vì dụ như tục “bỏ mả” với những ngày này học sinh nghỉ học về nhà nhiều ngày nên ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.