- Môn học Học nghề
10 Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Chư Păh, Gia Lai (20) 2 năm gần đây chỉ xét tốt nghiệp THCS1 lần.
2.2.2. Kết quả khảo sát
a). Về mục tiêu và nhận thức về mục tiêu: Từ kết quả khảo sát cho thấy:
- Mục tiêu giáo dục luôn được BGH nhà trường quán triệt trong phương hướng nhiệm vụ năm học: Tiếp tục học tập quán triệt và thực hiện các nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII và Nghị quyết Huyện Đảng bộ lần thứ III. Hưởng ứng cuộc vận động hai không với 4 nội dung của Bộ Giáo dục phát động. Năm học Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học, Đổi mới công tác quản lý tài chính. Tiếp tục tăng cường và củng cố nền nếp, kỷ cương, đảm bảo môi trường Giáo dục lành mạnh, thực hiện nghiêm túc Điều lệ trường THCS và Quyết định 49/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [43].
- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường nhận thức được mục tiêu giáo dục của trường PTDTNT, nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ luôn
bán sát mục mục tiêu để định ra kế hoạch phù hợp với đặc điểm của trường PTDTNT.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn những tồn tại cần khắc phục:
- Vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa hiểu rõ về mục tiêu của trường PTDTNT cho nên chưa chuẩn bị tốt cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Khi hỏi thì nhiều giáo viên còn không biết về những chế độ chính sách của Nhà nước đối với học sinh trường PTDTNT;
- Một bộ phận nhân viên chưa nhận thức đầy đủ về việc nuôi dưỡng học sinh tốt cũng chính là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường PTDTNT.
b). Về nội dung, kế hoạch dạy học và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Qua nghiên cứu báo cáo của nhà trường và thảo luận nhóm cho thấy: - Toàn bộ giáo viên nhà trường đều nắm vững nội dung dạy học ở trường PTDTNT. Bao gồm nội dung giáo dục THCS và nội dung giáo dục đặc thù;
- Các giáo viên bộ môn đều có kế hoạch dạy học đầy đủ; thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, soạn giảng đầy đủ trước khi lên lớp, giáo viên soạn bài trên máy vi tính.
- Sinh hoạt chuyên môn đều đặn, kiểm tra hồ sơ định kỳ 01 lần / tháng/ giáo viên theo tiêu chuẩn thi đua, dự giờ thăm lớp học tập kinh nghiệm lẫn nhau, xây dựng góp ý tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh của nhà trường.
- Tham gia đầy đủ các chuyên đề của sở và của phòng tổ chức, triển khai chuyên đề tại trường cùng các trường bạn kết nghĩa để học tập lẫn nhau, sử dụng và phát huy có hiệu quả đồ dùng thiết bị dạy học, áp dụng đổi mới phương pháp dạy học;
- Lựa chọn và sử dụng phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số, như: Dạy buổi sáng ở trên lớp. phù đạo cho học sinh yếu vào một số buổi chiều trong tuần; hướng dẫn học sinh tự học, học theo nhóm
vào buổi tối. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy được thực hiện nghiêm túc ở tất cả các môn học.
- Kết hợp với trung tâm hướng nghiệp dạy nghề huyện để dạy nghề cho học sinh cuối cấp (lớp 9) và tổ chức cho học sinh đi tham quan giao lưu trong và ngoài tỉnh (ít nhất mỗi năm một lần);
- Tổ chức các phong trào thi đua để nâng cao chất lượng học tập và giáo dục các khả năng giao tiếp, kỹ năng sống cho học sinh DTTS.
Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại:
- Việc đổi mới phương pháp dạy học chưa được thực hiện thường xuyên liên tục, còn mang tính thời vụ. Chỉ khi nào có dự giờ hay thao giảng thì việc đổi mới phương pháp dạy học mới được quan tâm thực hiện;
- Phần lớn giáo viên là người Kinh (7/8) không biết tiếng dân tộc nên hạn chế trong dạy học. Khi gặp những khái niệm khó học sinh không hiểu bài giáo viên không thể dùng ngôn ngữ của các em để giải thích cho các em hiểu.
- Qua quan sát giờ học cho thấy, còn nhiều giờ giáo viên dạy chay trong khi đồ dùng dạy học của trường PTDTNT được Nhà nước trang bị khá đầy đủ;
- Việc hướng dẫn cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa hay tài liệu trong thư viện còn yếu. Vì học sinh dân tộc chưa có thói quen lên thư viện đọc sách nên sách trong thư viện nhiều nhưng học sinh không mượn về đọc.
- Việc dạy tiếng Việt cho học sinh chưa được quan tâm đặc biệt, nên còn nhiều học sinh gặp khó khăn trong học tập vì rào cản ngôn ngữ.
c). Về công tác quản lý:
- Ưu điểm: Các khâu của quy trình quản lý được thực hiện đủ: Xây dựng kế hoạch năm học; tổ chức, chỉ đạo thự hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
- Tồn tại: Khi khảo cứu 3 bản kế hoạch của 3 năm gần đây (2008 - 2010) cho thấy nội dung của kế hoạch năm học còn chung chung, mới chỉ nêu được những nét lớn, thiếu chi tiết cụ thể (nội dung, thời gian và các điều kiện thực