CSVC TBDH 5 Nguồn tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện chư păh tỉnh gia lai (Trang 36 - 40)

- Gắn nhà trường với các hoạt động xã hội của địa phương để tạo thêm

4.CSVC TBDH 5 Nguồn tài chính

5. Nguồn tài chính

Nâng cao chất lượng dạy học ở trường PTDTNT là một quá trình, thể hiện sự phối hợp - kết hợp chặt chẽ giữa hệ các điều kiện cần và đủ trong một quy trình quản lý dạy học:

- Hệ các điều kiện đủ: Bao gồm các yếu tố của một chu trình quản lý: Lập kế hoạch; tổ chức thực hiện; chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá.

Với trường PTDTNT, kế hoạch quản lý chuyên môn bao gồm: Kế hoạch năm học của toàn trường; kế hoạch của tổ chuyên môn; kế hoạch của tổ nội trú; kế hoạch của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm; thời khóa biểu và lịch công tác tuần.

Trên cơ sở kế hoạch đã được xây dựng và thông qua, hiệu trưởng và BGH nhà trường tổ chức chỉ dạo thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của giáo viên và các đon vị liên quan.

- Hệ các điều kiện cần: Bao gồm các yếu tố khách quan như: Thông tin phục vụ công tác hoạt động dạy học; mục tiêu, chương trình nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức giáo dục; đội ngũ giáo viên và học sinh; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và các điều kiện về vật chất và tài chính.

- Các yếu tố môi trường tự nhiên kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi.

Vậy, nâng cao chất lượng dạy học đòi hỏi đổi mới nâng cao chất lượng của hệ các điều kiện cần và đủ, các điều kiện vầ tự nhiên, kinh tế - xã hội.

1.4.4. Đánh giá chất lượng dạy học ở trường PTDTNT

a). Mục tiêu đánh giá chất lượng dạy học ở trường PTDTNT:

Giúp cho cán bộ quản lý có được những thông tin kịp điều chỉnh, tránh những khuyết điểm, sai sót; hoàn thiện bổ sung đủ các điều kiện đáp ứng yêu cầu. Đồng thời, dựa vào các tiêu chuẩn đã quy định mỗi giáo viên phát huy vai trò tự chủ trong công việc được phân công.

b). Nội dung đánh giá chất lượng dạy học ở trường PTDTNT:

 Kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh: Nội dung kiểm tra đánh giá căn cứ vào mục tiêu cụ thể của bài dạy (Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng,

thái độ). Hình thức kiểm tra đánh giá: Tự luận hoặc trắc nghiệm hoặc kết hợp cả hai.

 Kiểm tra, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục của đội ngũ giáo viên: Nhờ có kiểm tra, đánh giá mà quá trình quản lý của Hiệu trưởng được khép kín và được điều chỉnh kịp thời. Trong kiểm tra, chú trọng các vấn đề:

- Kiểm tra thực hiện chương trình dạy học, phát hiện kịp thời những vấn đề chưa hợp lý để kịp thời điều chỉnh.

- Kiểm tra chất lượng giáo án và giờ dạy trên lớp: Cần ưu tiên xem xét việc thể hiện tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong bản thiết kế bài dạy cũng như toàn bộ quá trình tổ chức tiết dạy - học trên lớp.

- Kiểm tra việc giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh: Kiểm tra, chám bài, chữa bài có đúng tiến độ thời gian theo kế hoạch và quy chế không. Hình thức kiểm tra đã thể hiện hướng đổi mới chưa. Trong quá trình chấm bài có chú ý ghi nhận xét, sửa chữa, uốn nắn sai sót cho học sinh không và đã chú ý khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo của học sinh chưa. Giáo viên có hồ sơ theo dõi chấm bài, đánh giá tình hình học tập của học sinh không...

Việc kiểm tra chất lượng các hoạt động của giáo viên cần được tiến hành đa dạng trên cơ sở phối hợp các hình thức: dự giờ, thăm lớp, kiểm tra giáo án, sổ sách chuyên môn, kiểm tra có báo cáo và kiểm tra đột xuất; coi trọng hai hình thức: kiểm tra của tổ nhóm và tự kiểm tra của mỗi giáo viên. Mặt khác, kiểm tra luôn đi đôi với trao đổi, rút kinh nghiệm, làm cho người được kiểm tra nhận thấy rõ những ưu điểm để tiếp tục phát huy, những hạn chế cần khắc phục.

 Kiểm tra, đánh giá các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học: - Ban giám hiệu thường xuyên theo dõi điều chỉnh các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học thông qua vai trò tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, thanh tra chuyên môn của nhà trường.

- Kiểm tra, đánh giá các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo hướng coi trọng chức năng phát hiện, tư vấn, phòng ngừa, điều chỉnh cho giáo viên thay vì chỉ tập trung truy tìm sai sót.

- Kết hợp giữa đánh giá của cá nhân, của tổ chuyên môn và của Ban giám hiệu để có đánh giá chung tình hình chất lượng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong tập thể nhóm và mỗi giáo viên.

- Đổi mới công tác đánh giá thi đua trên cơ sở chú trọng những tiêu chí của việc tham gia thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của mỗi cá nhân, bộ phận.

c). Quy trình đánh giá chất lượng dạy học ở trường PTDTNT:

Quy trình đánh giá chất lượng dạy học có thể thực hiện theo mô hình sau:

Theo mô hình trên thì quy trình đánh giá chất lượng dạy học của hiệu trưởng được thực hiện qua 4 bước :

Bước 1: Xây dựng kế hoạch đánh giá.

Với mỗi vấn đề của chất lượng dạy học cần đánh giá hiệu trưởng xây dựng kế hoạch đánh giá bao gồm: nội dung, phương pháp, đối tượng và các điều điện đảm bảo cho việc đánh giá được trung thực, khách quan. Khi có kế hoạch đánh giá tiếp tục xây dựng: (i) các thông số đánh giá cho phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục của trường PTDTNT ; (ii) Các thang bậc điểm cho mỗi loại thông số cần hàm chứa các chuẩn mực mong muốn đã được chấp nhận phù hợp với thực tiễn nhà trường ; (iii) các chi tiết cần được tham chiếu rõ ràng, mạch lạc và phải được lượng hóa bằng điểm số.

Bước 2: Thực hiện các giải pháp (hành động). Thực hiện đánh giá, phát hiện điểm tốt, điểm chưa tốt và thông báo kết quả kiểm tra đánh giá cho các đối

Kế hoạch

Quan sát Suy xét (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tượng được đánh giá để đối tượng có những hành động điều chỉnh nhằm phát huy điểm mạnh, loại trừ những vấn đề còn tồn tại.

Bước 3: Quan sát tác động của can thiệp. Hiệu trưởng quan sát theo dõi sự chuyển biến của các đối tượng được đánh giá sau khi có thông báo về kết quả kiểm tra đánh giá.

Bước 4: Suy xét và đánh giá những tác động trên, xây dựng hành động tiếp theo.

Đây là một chu trình luôn thay đổi và luôn có sự tham gia của mọi người. Chu trình lớn nhất khoảng 1 năm, chu trình nhỏ nhất nhỏ nhất có thể là 1 giờ học, 1 buổi dạy, 1 chủ đề... càng nhiều chu trình đánh giá thì chất lượng giáo dục càng cao, vì điều đó sẽ làm cho thông tin ta thu được chính xác hơn.

Ví dụ: Bảng đáng giá của Hiệu trưởng về chất lượng dạy học:

Danh mục tiêu chí MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Điểm

Tốt Khá Đạt Kh.đạt

Đánh giá chất lượng DH của GV: Tiêu chí 1: PP Giảng dạy:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện chư păh tỉnh gia lai (Trang 36 - 40)