Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở trường PTDTNT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện chư păh tỉnh gia lai (Trang 26 - 27)

- Gắn nhà trường với các hoạt động xã hội của địa phương để tạo thêm

1.3.3. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở trường PTDTNT

a). Phương pháp tổ chức dạy học ở trường PTDTNT huyện:

Điều 28 của Luật Giáo dục năm 2005 quy định: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

Phương pháp dạy học ở trường PTDTNT là phương pháp và cách tiến hành các hoạt động dạy học, cách tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp... nhằm đào tạo học sinh người dân tộc thiểu số có đủ năng lực theo tiêu chuẩn được xác định trong mục tiêu đào tạo của nhà trường, thực hiện mục đích làm cho trường PTDTNT là nơi bắt đầu, nơi phát sinh và nơi cung cấp nguồn đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số chủ yếu cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Như vậy, các phương pháp tổ chức dạy học ở trường PTDTNT huyện về cơ bản cũng là các phương pháp tổ chức dạy học ở trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đồng thời chú ý tới đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số và tính đặc thù của trường PTDTNT trong phương pháp tổ chức dạy học ở loại hình trường chuyên biệt này.

b). Hình thức tổ chức dạy học ở trường PTDTNT huyện:

Với trường PTDTNT huyện, gồm các hình thức tổ chức dạy học:

(1). Thực hiện các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông (cấp THCS).

(2) Thực hiện các hình thức giáo dục đặc thù như:

- Thông qua các hoạt động lao động công ích; sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm, tham quan du lịch, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hóa và các hoạt động xã hội khác nhằm bảo tồn và phát huy

bản sắc văn hóa của dân tộc, từng bước xóa bỏ các tập tục lạc hậu, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh.

- Thông qua hoạt động nuôi dưỡng: Tổ chức bếp ăn tập thể đảm bảo dinh dưỡng theo đúng chế độ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khỏe học sinh, tôn trọng phong tục tập quán tiến bộ của các dân tộc để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Thông qua việc tổ chức và quản lý hoạt động nội trú như việc giữ gìn vệ sinh trong trường và bảo vệ môi trường; tổ chức tốt hoạt động tự học sau giờ lên lớp, lao động cải thiện điều kiện sống... Để giáo dục học sinh tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, xây dựng nếp sống văn minh cho học sinh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện chư păh tỉnh gia lai (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w