- Gắn nhà trường với các hoạt động xã hội của địa phương để tạo thêm
1.4.1. Chất lượng giáo dục và chất lượng hoạt động dạy học ở trường PTDTNT
1.4.1. Chất lượng giáo dục và chất lượng hoạt động dạy học ở trườngPTDTNT PTDTNT
a). Chất lượng và chất lượng giáo dục:
- Chất lượng: Giống như khái niệm “ Văn hóa”, “Chất lượng” là một khái niệm khó định danh chính xác bởi ý tưởng về chất lượng rất rộng, tùy theo mỗi góc độ tiếp cận. Bởi thế, đã có nhiều tác giả đề xuất các cách hiểu khác nhau về khái niệm này.
Tiếp cận quản lý chất lượng luôn xem xét chất lượng của một sản phẩm trong mối quan hệ với những yêu cầu, chuẩn mục chất lượng khi thiết kế sản phẩm và sự phù hợp tới mức nào với nhu cầu của con người sử dụng. Johr.S.Oaklad định nghĩa:“Chất lượng là sự đáp ứng các yêu cầu”. Crosby định nghĩa: “Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu”. Theo Bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO.9000 thì: “Chất lượng là tập hợp các các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã được công bố hoặc còn tiềm ẩn”.
Như vậy, chất lượng sản phẩm không chỉ là tập hợp các thuộc tính bản chất của sự vật mà còn là mức độ thỏa mãn các thuộc tính ấy với những yêu cầu, những mục tiêu của chuẩn mực chất lượng đã xác định; hơn nữa với các nhu cầu
sử dụng trrong những điều kiện cụ thể. Nói cách khác, chất lượng của sản phẩm vừa có đặc tính chủ quan, vừa có đặc tính khách quan.
Với khái niệm “Chất lượng” nêu trên, nếu xem chất lượng của hoạt động dạy học như là một “sản phẩm” thì nó cũng vừa có những đặc tính chủ quan, vừa có những đặc tính khách quan. Hay phù hợp với những yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Chất lượng giáo dục: Theo Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở, ban hành kèm theo Thông tư số: 12 /2009/TT- BGDĐT, ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì: Chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở là sự đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu giáo dục phổ thông và giáo dục trung học cơ sở được quy định tại Luật Giáo dục.
b). Chất lượng hoạt động dạy học:
Từ quan niệm về chất lượng giáo dục nêu trên, có thể tiếp cận chất lượng hoạt động dạy học theo 2 cách:
(1) Dựa trên tiếp cận kết quả, thì chất lượng dạy học là mức độ đạt mục tiêu của sản phẩm dạy học.
Sản phẩm dạy học đối với một cấp học, thực chất là học sinh của cấp học đó. Trong mỗi một cấp học có nhiều lớp, với mỗi lớp đều có mục tiêu mà dạy học cần thực hiện được đối với người học.
Mục tiêu của sản phẩm dạy học ở THCS là: Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Yêu cầu của mục tiêu của sản phẩm dạy học là:
- Khi kết thúc năm học học sinh phải đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của lớp học trong cấp học.
- Học sinh đạt yêu cầu về kết quả học tập của từng môn học của từng lớp trong cấp học.
- Học sinh đạt yêu cầu về rèn luyện, hạnh kiểm của từng lớp trong cấp học.
- Học sinh đạt yêu cầu về rèn luyện thân thể, học nghề, hướng nghiệp... của từng lớp trong cấp học.
- Học sinh học hết chương trình THCS có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được trưởng phòng giáo dục và đào tạo huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp bằng tốt nghiệp THCS.
Như vậy, sản phẩm dạy học (Học sinh) đạt mục tiêu nêu trên thì chất lượng dạy học đạt kết quả cao, ngược lại chất lượng dạy học chưa đạt yêu cầu.
(2) Dựa trên tiếp cận hình thành, thì chất lượng dạy học được xem xét trên các nội dung sau:
Mục tiêu và nhận thức mục tiêu: Đòi hỏi người dạy (GV) phải nắm vững mục tiêu của môn học, cấp học. Đồng thời nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình phải góp phần thực hiện được mục tiêu đó thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
Nội dung, kế hoạch dạy học và việc thực hiện:
- Nội dung dạy học là một thành tố của quá trình dạy học, có mối quan hệ với các thành tố khác tạo nên hoạt động phong phú đa dạng của giáo viên và học sinh. Nội dung dạy học bao gồm các thành phần cơ bản sau: Hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tư duy, kỹ thuật và phương pháp nhận thức nhằm hình thành ở các em năng lực nhận thức thế giới; Hệ thống kỹ năng, kỹ xảo hoạt động trí óc và lao động chân tay; Hệ thống những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo; và hệ thống những kinh nghiệm và thái độ đối với thế giới và con người.
Nội dung dạy học được thống nhất trong cả nước cùng một chương trình đồng thời phải phù hợp với lứa tuổi học sinh, phù hợp với năng lực, sở trường của từng học sinh, phù hợp với giới tỉnh và phù hợp với đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán của học sinh dân tộc thiểu số.
Vì vậy, việc thực hiện đầy đủ và tốt các nội dung nêu trên chính là đảm bảo chất lượng hoạt động dạy học.
- Kế hoạch dạy học và việc thực hiện: Kế hoạch dạy học là sự cụ thể hóa nội dung dạy học. Kế hoạch dạy học là văn bản do Nhà nước ban hành, trong đó quy định các môn học; thứ tự giảng dạy và học tập các môn học qua từng năm học và việc tổ chức năm học (số tuần thực học, số tuần lao động và nghỉ, chế độ học tập hành tuần, hàng ngày).
Kế hoạch dạy học liên quan trực tiếp tới chất lượng của hoạt động dạy học. Vì vậy, trong dạy học mỗi giáo viên bộ môn cần phải xây dựng kế hoạch dạy học của môn học do mình đảm trách cụ thể, chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tế học sinh, cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.
Không chỉ có kế hoạch tốt mà đòi hỏi giáo viên còn phải thực hiện đúng theo kế hoạch với hiệu quả cao nhất. Trong quá trình thực hiện kế hoạch luôn chủ động và linh hoạt về phương pháp thực hiện. Bởi thực tiễn luôn phát triển và biến động vì vậy gây nhiễu cho việc thực hiện kế hoạch, nên giáo viên phải nắm bắt và có điều chỉnh phương pháp cho linh hoạt để đảm bảo thực hiện được kế hoạch dạy học đã xây dựng.
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình dạy học. Cùng một nội dung như nhau nhưng với giáo viên khác nhau thì sự hứng thú, tích cực sáng tạo, ấn tượng về bài học... đối với học sinh lại khác nhau. V.I.Lênin nói trong tác phẩm Bút ký triết học: Phương pháp là ý thức về hình thức của sự vận động bên trong của nội dung. Nói cách khác phương pháp là tổ hợp những quy tắc, nguyên tắc quy phạm dùng để chỉ đạo hành động.
Để hoạt động dạy học có chất lượng và hiệu quả cao đòi hỏi giáo viên sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học khác nhau. Tuy nhiên dù vận dụng phương pháp, hình thức nào thì cũng phải đảm bảo những nguyên tắc, quy tắc sư phạm và đảm bảo rằng học sinh đạt được những
yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với môn học và nội dung của lớp, cấp học.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Trong dạy học, khi giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh thu được những tín hiệu ngược ngoài, từ đó mà nắm vững được trình độ chung của cả lớp cũng như của từng học sinh để từ đó kịp thời giúp đỡ học sinh yếu kém và có biện pháp để mở rộng, đào sâu kiến thức. Phát triển năng lực tư duy cho học sinh khá giỏi.
Thông qua kiểm tra đánh giá học sinh còn tạo cơ hội cho giáo viên đánh giá được hiệu quả của phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của mình để từ đó có quyết định phát huy cải tiến phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học.
Với các nhà quản lý giáo dục, kiểm tra đánh giá học sinh giúp họ nắm được thông tin về thực trạng dạy và học để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn sai lệch đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
Các điều kiện và dịch vụ hỗ trợ dạy học:
Trong dạy học việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học phụ thuộc vào đặc điểm môn học, đặc điểm tài liệu học tập, vào mục đích dạy học, vào đặc điểm tâm, sinh lý học sinh cũng như khả năng các thiết bị thực tế của nhà trường có tác động tích cực đến chất lượng dạy học.
Không có các điều kiện và dịch vụ hỗ trợ dạy học vạn năng. Vì vậy, trong hoạt động dạy học giáo phải phối hợp nhiều đồ dùng dạy học, phương tiện khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất trong sử dụng các điều kiện kỹ thuật và phương tiện dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Giáo viên và học sinh:
Trong hoạt động dạy học, giáo viên và học sinh có mối quan hệ khăng khít với nhau. Giáo viên (với hoạt động dạy) giữ vai trò chủ đạo, học sinh (với hoạt động học) có vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo.
Để hoạt động dạy học có chất lượng đòi hỏi giáo viên phải tạo ra môi trường học tập thân thiện, tích cực tạo mọi cơ hội cho học sinh phát huy vai trò của mình trong chiếm lĩnh tri thức khoa học, rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực tư duy.
c). Chất lượng dạy học ở trường PTDTNT:
Chất lượng dạy học ở trường PTDTNT được xác định định thông qua việc thực hiện mục tiêu của trường PTDTNT. Và được cụ thể hóa thông qua các hoạt động cụ thể như:
- Xác định mục tiêu và nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về mục tiêu đào tạo của trường PTDTNT;
- Xác đinh nội dung, xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức thực hiện ở trường PTDTNT.
- Xác định được những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với học sinh người dân tộc thiểu số và bản sắc văn hóa dân tộc.
- Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh trường PTDTNT huyện (cấp THCS).
- Việc đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất thiết bị dạy học ở trường PTDTNT;
- Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên có đủ kiến thức và năng lực dạy học cho đối tượng là học sinh người dân tộc thiểu số.
Điểm khác biệt của trường PTDTNT huyện và trường THCS ở chỗ, ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học như một trường phổ thông, thì trường PTDTNT còn thực hiện nhiệm vụ giáo dục đặc thù, đó là phải trang bị cho học sinh:
- Kiến thức, kỹ năng về nghề ngắn hạn, nghề truyền thống phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để khí trở về địa phương các em là nòng cốt trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào địa phương; tham gia quản lý thôn bản; tham gia xây dựng cuộc sống văn hóa mới ở thôn bản.
- Có hiểu biết nhất định về văn hóa dân tộc mình và văn hóa các dân tộc Việt Nam để xây dựng bảo tồn văn hóa dân tộc; đấu tranh xóa bỏ dẫn những phong tục tập quán lạc hậu ở quê hương;
- Tham gia lao động công ích, sinh hoạt văn hóa thể dục, thể thao… để khi về địa phương các em có thể tổ chức thực hiện được các nội dung này ở địa phương mình;
- Có kiến thức và kinh nghiệm tổ chức và quản lý hoạt động nội trú như: Tổ chức việc giữ gìn vệ sinh trong trường và bảo vệ môi trường; Tổ chức tốt hoạt động tự học sau giờ lên lớp, lao động cải thiện điều kiện sống; giáo dục học sinh tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, xây dựng nếp sống văn minh cho học sinh. Những kiến thức này se giúp ích cho các em khi trở về xây dựng quê hương hoặc khi học lên các trường đại học, cao đẳng… các em có thể hòa nhập được nhanh chóng với học sinh các dân tộc khác.