- Môn học Học nghề
CƠ SỞ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀ
2.1. Khái quát về huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
a). Khái quát về tỉnh Gia Lai:
Gia Lai là một tỉnh vùng Tây Nguyên, với diện tích 15.536,92 km², trải dài từ 15°58'20" đến 14°36'36" vĩ Bắc, từ 107°27'23" đến 108°94'40" kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp Campuchia với 90 km đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 22-25ºC.
Tỉnh Gia Lai có 1 thành phố trực thuộc tỉnh (Pleiku), 2 thị xã và 14 huyện; có 212 đơn vị cấp xã gồm 22 phường, 13 thị trấn và 177 xã.
Dân số tỉnh Gia Lai 1.272.792 người (điều tra dân số 01/04/2009) bao gồm nhiều cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh chiếm 52% dân số. Còn lại là các dân tộc Jrai (33,5%), Bahnar (13,7%), Giẻ-triêng, Xơ- đăng, Cơ-ho, Thái, Mường...
Công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
và chế biến nông lâm sản với quy mô vừa và lớn. Công nghiệp chế biến
nông lâm sản, với trữ lượng gỗ lớn trong tỉnh và khả năng nhập khẩu gỗ từ các nước Đông Nam Á đảm bảo ổn định nguyên liệu cho sản xuất chế biến các mặt hàng gỗ lâu dài, chế biến song mây, sản xuất bột giấy. Công nghiệp chế biến các sản phẩm cao su dân dụng và công nghiệp chất lượng
cao; chế biến cà phê xuất khẩu, chế biến đường, chế biến dầu thực vật, chế biến sắn, chế biến hoa quả và súc sản đóng hộp. Ngoài ra còn có thể phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng khi đã xác định được địa bàn và trữ lượng cho phép.
Do đặc trưng là đất đỏ bazal (vì Biển Hồ là miệng của một núi lửa tạm ngừng hoạt động), ở thành phố Pleiku và các huyện vùng cao của Gia Lai có thể canh tác các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, điều... Riêng huyện Đăk Pơ và thị xã An Khê thì thích hợp cho việc trồng cây ngắn ngày, do chịu ảnh hưởng khí hậu của vùng giáp ranh (Bình Định). Huyện Đăk Pơ là vựa rau của cả vùng Tây Nguyên, hàng ngày cung cấp trên 100 tấn rau cho các khu vực ở miền Trung và Tây Nguyên. Đồng thời các huyện Đông Nam tỉnh Gia Lai như Phú Thiện, thị xã Ayunpa, Iapa, Krôngpa là vựa lúa của cả khu vực Tây Nguyên.
Xuất phát từ điều kiện địa lý, là vùng núi cao có nhiều cảnh quan tự nhiên cũng như nhân tạo, Gia Lai có tiềm năng du lịch rất phong phú. Đó là những khu rừng nguyên sinh với hệ thống động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác, suối, hồ như Biển Hồ là một thắng cảnh nổi tiếng. Biển Hồ được xem như là một đôi mắt của thành phố núi Pleiku. Nhiều núi đồi như cổng trời MangYang, đỉnh Hàm Rồng. Cảnh quang nhân tạo có các rừng cao su, đồi chè, cà phê bạt ngàn. Kết hợp vời các tuyến đường rừng, có các tuyến dã ngoại bằng thuyền trên sông, cưỡi voi xuyên rừng, trekking... Bên cạnh sự hấp dẫn của thiên nhiên hùng vĩ, ở Gia Lai còn có nền văn hóa lâu đời đầm đà bản sắc núi rừng của đồng bào các dân tộc, chủ yếu là Jarai và Bahnar thể hiện qua kiến trúc nhà Rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ... Gia Lai có bề dày lịch sử được thể hiện qua các di tích lịch sử văn hóa như khu Tây Sơn thượng đạo, di tích căn cứ địa của anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ; quê hương của anh hùng Núp; các địa danh Pleime, Che reo... Những điểm du lịch trong thành phố không nhiều, ngoài khu vui chơi giải trí là hồ Đức An, sân vận động và rạp chiếu phim, rất nhiều quán cà phê. Có rất nhiều thác quanh thành phố như: Thác Dakthoa, thác Phú Cường, thác Lồ Ô, thác Chín tầng.
Huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 02/01/1997, huyện có 13 xã, 01 thị trấn. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sản xuất theo hướng tự cung, tự cấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn; đời sống của nhân dân khó khăn, tỷ lệ hộ đói, nghèo rất cao; trình độ dân trí thấp...
Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện đã có mức tăng trưởng khá: Năm 1997, Nông-Lâm nghiệp chiếm 78,8%, công nghiệp - xây dựng chiếm 13,2%, thương mại-dịch vụ chiếm 8%; năm 2006, nông-lâm nghiệp chiếm 58,9%, công nghiệp-xây dựng chiếm 26,3%, thương mại-dịch vụ chiếm 14,8%. Bình quân tăng trưởng 11,1%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sản xuất nông nghiệp từ tự cung, tự cấp đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa; hình thành các vùng sản xuất tập trung, hàng năm tạo ra khối lượng các sản phẩm như: 3.975 tấn ngô, 18.000 tấn sắn cao sản, 25.000 tấn mía đường, 2.000 tấn mủ cao su, 11.900 tấn cà phê... Chăn nuôi gia súc đã bước đầu theo hướng công nghiệp, giá trị chăn nuôi ngày càng cao trong sản xuất nông nghiệp.
Công nghiệp - xây dựng tăng ở mức cao, bình quân 13,6%/năm. Hoạt động thương mại-dịch vụ có nhiều khởi sắc, số lượng cơ sở thương mại tăng đáng kể (hiện có 16 doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, 16 doanh nghiệp tư nhân và 300 hộ kinh doanh cá thể tăng gần 2 lần so với năm 1997). Ở khu dân cư (kể cả các làng vùng sâu, vùng xa) thương mại-dịch vụ đã phục vụ các nhu cầu thiết yếu của nhân dân.
Kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người tăng (năm 2006 đạt 4.370.000 đồng/người so với năm 1997 tăng 4 lần). Đã lồng ghép các chương trình xoá đói giảm nghèo với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội khác nhờ đó tỷ lệ hộ đói nghèo giảm rõ rệt, từ 75% năm 1997giảm xuống còn 29,98% năm 2006 (theo tiêu chí năm 2005), số hộ khá, hộ giàu ngày càng nhiều.
Hàng năm bằng nhiều nguồn vốn đã đầu tư xây dựng những cơ sở hạ tầng thiết yếu: Lưới điện, giao thông, nước sạch, thủy lợi, trường học, bệnh viện, trạm xá, trụ sở làm việc.
Văn hóa-xã hội có những bước phát triển đáng kể; công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ sinh sản được thực hiện tốt, đảm bảo về khám và chữa bệnh của nhân dân. Trong các năm qua, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Đã triển khai tốt chương trình định canh định cư, chương trình 135, chương trình 134... Góp phần nâng cao đời sống của các đối tượng tạo sự phát triển nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của huyện trong những năm tới là tập trung giữ vững ổn định chính trị để tạo tiền đề cho kinh tế phát triển và giải quyết tốt các vấn đề bức xúc về mặt xã hội góp phần thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong giai đoạn 2006-2010 chú trọng phấn đấu các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến năm 2010 trở thành một huyện năng động, khởi sắc, góp phần tạo thành vùng kinh tế động lực phía Bắc của tỉnh Gia Lai.
2.1.2. Khái quát về GD&ĐT huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
a). Sự phát triển Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Gia Lai:
Sau giải phóng miền nam năm 1975, Gia Lai có duy nhất một trường Bổ túc văn hóa từ vùng căn cứ chuyển về, nhưng chỉ đến năm 1976, tất cả các huyện đều có trường Bổ túc văn hóa, trong đó có 3 trường trực thuộc Ty Giáo dục (nay là Sở GD&ĐT). Một mạng lưới trường lớp đã nhanh chóng được thành lập, giảm dần bán kính đi lại cho học sinh, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng học tập của trẻ em và nhân dân. Để đào tạo đội ngũ giáo viên cho tỉnh, cuối năm 1975, Trường Trung học Sư phạm của tỉnh được thành lập, với quy mô đào tạo gần 500 giáo viên/năm. Đầu năm 1976, Trường Sư phạm Mẫu giáo được thành lập, đào tạo khoảng 100 giáo viên/năm. Với quyết tâm đẩy mạnh quy mô đào tạo giáo viên, kịp thời đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Năm 1978, Trường Cán bộ quản lý giáo dục ra đời; rồi ngay năm sau đó Trường Sư phạm cấp II
được thành lập. Như vậy, chỉ trong vòng hơn 4 năm sau ngày giải phóng, các ngành học cơ bản ở Gia lai là Mẫu giáo, Phổ thông, Sư phạm, Bổ túc văn hóa đã được thành lập.
Sau gần 35 năm, ngành GD&ĐT Gia Lai đã đạt được những kết quả quan trọng về mở rộng quy mô và đa dạng hóa các hình thức giáo dục. Từ những ngày đầu, số lượng trường học chỉ tính ở con số hàng chục, thì đến hôm nay, số trường học Mầm non và Phổ thông trong toàn tỉnh đã lên đến khoảng 700 trường, trong đó có 209 trường Mầm non và 480 trường Phổ thông. Hằng năm, từ các nguồn kinh phí đầu tư của các chương trình, dự án quốc gia, nhiều trường học đã được xây dựng mới hoặc được nâng cấp, sửa chữa, kiên cố hóa. Đặc biệt, trong những năm gần đây, với chương trình “Kiên cố hóa trường lớp học” của Chính phủ, hơn 1.000 phòng học mới đã được xây dựng, xóa các lớp học “ca ba” và các loại phòng học tạm thời bằng tranh tre nứa lá.
Từ vài trăm giáo viên sau ngày giải phóng miền nam, đến nay toàn tỉnh đã có khoảng 20.000 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 2 tiến sĩ và gần 80 thạc sĩ. Số lượng học sinh đến thời điểm này đã có khoảng 330.000 học sinh. Đây là quy mô thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi ra lớp, mặc dù song hành với quy mô đó là bao nỗi lo toan khi phải đối mặt với vấn đề giải quyết “chỗ ngồi” cho học sinh.
Bên cạnh hệ thống giáo dục chính quy, ngành GD&ĐT đã chú trọng phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên, đáp ứng mọi nhu cầu học tập cho nhân dân. Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, Trung tâm giáo dục thường xuyên một số huyện thị xã và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị - Giáo dục thường xuyên các huyện đã mở rộng các hình thức đào tạo và các chuyên ngành đào tạo. Chỉ tính 5 năm trở lại đây, khoảng 1.300 lớp đã được mở cho hơn 40.000 người theo học.
Bên cạnh những tựu nêu trên, vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém mà ngành GD&ĐT phải đối mặt. Một hệ thống cơ sở vật chất trường lớp hầu hết được xây dựng từ trước năm 1975 đã xuống cấp, trong khi kinh phí sửa chữa, xây mới còn
hạn hẹp. Nhiều trường Phổ thông cơ sở còn phải ghép chung các bậc học. Một số các trường học, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn. Số lượng học sinh phát triển mạnh, trong khi số lượng trường lớp chưa đáp ứng cho kịp thời. Chất lượng giáo dục, sự chênh lệch giữa các vùng miền, vấn đề phổ cập giáo dục, dạy thêm học thêm, giải quyết việc làm cho sinh viên trong tỉnh ra trường, giáo dục vùng dân tộc… đó là những bài toán, khá nan giải, mà ngành giáo dục còn phải tiếp tục tháo gỡ.
b). Khái quát về Giáo dục huyện Chư Păh4:
Trong bối cảnh chung của tỉnh, GD&ĐT của huyện Chư Păh trong những năm gần đây đã có những bước phát triển:
Về quy mô trường lớp THCS: Tổng số trường THCS của huyện là 17 trường, trong đó có 1 trường PTDTNT và được giữ ổn định; số lớp khoảng trên 150 lớp và với khoảng 5.000 học sinh, trong đó học sinh người dân tộc thiểu số khoảng 42% (xem bảng 1).
Bảng 1: Quy mô trường, lớp, học sinh THCS5
Năm học
(THCS) Trường Lớp Tổng sốHọc sinhDân tộc Ghi chú
2007-2008 17 162 5.099 2.138 1 trường PTDTNT
2008-2009 17 159 4.811 2.076 1 trường PTDTNT
2009-2010 17 150 4.499 1.944 1 trường PTDTNT
Tổng 51 471 1.4409 6.158 42,7% HS DT
Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trường THCS: Trong 3 năm gần đây số cán bộ quản lý của các trường THCS khoảng 30 người, nữ chiếm tỷ lệ khoảng 25 % và không có cán bộ quản lý là nữ. Việc thiếu cán bộ người dân tộc làm quản lý ở vùng có nhiều dân tộc thiểu số là chưa hợp lý, đây là tồn tại cần phải có giải pháp khắc phục.
Đội ngũ giáo viên THCS có khoảng 300 người, trong đó khoảng 73% là nữ và 1,7% là người dân tộc thiểu số (xem bảng 2).
Bảng 2: Số lượng CBQL và giáo viên THCS6
Năm học
(THCS)
Cán bộ quản lý Giáo viên
Tổng số Nữ DTTS Tổng số Nữ DTTS
2007-2008 32 08 00 305 222 05