- Môn học Học nghề
10 Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Chư Păh, Gia Lai (20) 2 năm gần đây chỉ xét tốt nghiệp THCS1 lần.
2.1.3. Trường PTDTNT huyện Chư Păh
Trường PTDTNT huyện Chư Păh là trường THCS dành cho học sinh dân tộc thiểu và một bộ phận học sinh dân tộc kinh (5%) có hộ khẩu thường trú tại xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ở huyện Chư Păh, kết quả GD&ĐT của trường thể hiện qua các mặt sau:
Trong 3 năm gần đây, mỗi năm có 4 lớp (1 lớp 6, 01 lớp 7, 01 lớp 8 và 01 lớp 9), với số học sinh 150 em/năm. 100% học sinh là người dân tộc Jrai và Bahnar. Học sinh nữ chiếm tỷ lệ 56,4% (xem bảng 8).
Bảng 8: Số lượng lớp và học sinh Năm học (THCS) Lớp Học sinh Ghi chú Tổng số Nữ Dân tộc 2007 - 2008 4 150 81 150 100% HS dân tộc: 2008 - 2009 4 150 85 150 Jrai và Bahnar 2009 - 2010 4 147 86 147 Tổng 12 447 252 447
b). Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:
- Về số lượng: Cán bộ quản lý 3 người, một hiệu trưởng, 2 phó hiệu trưởng. Giáo viên trực tiếp dạy có 10 người, nữ 6, dân tộc thiểu số 1. Nhân viên có 8 người, nữ 5, dân tộc thiểu số 1 (xem bảng 9).
Bảng 9: CBQL, giáo viên, nhân viên
Năm học Cán bộ QL Giáo viên Nhân viên
Tổng
số Nữ DTTS Tổng số Nữ DTTS Tổngsố Nữ DTTS
2007-2008 3 1 1 10 6 1 8 5 1
2008-2009 3 1 1 10 6 1 8 5 1
2009-2010 3 1 1 10 6 1 8 5 1
- Về trình độ đào tạo: Ban giám hiệu có 2 người trình độ đại học, 01 người cao đẳng, 01 người trung cấp chính trị, 01 người đã đào tạo quản lý giáo dục. Giáo viên có 2 văn, 2 ngoại ngữ, còn lại mỗi môn 01 giáo viên. Thiếu giáo viên giáo dục công dân, tin học và thí nghiệm. 100% giáo viên đạt chuẩn đào tạo, trong đó có 4 giáo viên trên chuẩn (Đại học).
c). Về chất lượng giáo dục:
Hạnh kiểm: Trường PTDTNT học sinh được ăn ở tập trung nên có nhiều thuận lợi trong giáo dục và rèn luyện. Hạnh kiểm học sinh phần lớn là loại khá, tốt, không có học sinh hạnh kiểm yếu (xem bảng 10).
Bảng 10: Kết quả hạnh kiểm của học sinh từ năm 2007 đến 2010
Năm học Số HS Tốt Khá T.Bình Yếu
2007-2008 150 121 80,7 21 14,0 8 5,3 0
2008-2009 150 114 76,0 29 19,3 7 4,6 0
2009-2010 147 113 76,8 34 23,2 0 0
Học lực: Kết quả học tập của học sinh đạt tương đối tốt, năm học 2007- 2008 và 2008-2009 chỉ còn 4,6% học lực yếu, năm 2009-2010 tỷ lệ học sinh yếu 7,5% (xem bảng 11). Năm 2010 có 31 em được nhà trường khen thưởng, trong đó 03 em đạt học sinh giỏi, 28 em đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.
Bảng 11: Kết quả học lực của học sinh từ năm 2007 đến 2010
Năm học Số HS Tốt Khá T.Bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
2007-2008 150 5 3,3 55 36,7 83 55,4 7 4,6
2008-2009 150 6 4,0 58 38,7 79 52,7 7 4,6
2009-2010 147 5 3,4 38 25,8 93 63,3 11 7,5
d). Về các hoạt động khác trong nhà trường: Công tác tuyển sinh:
Tuyển sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường PTDTNT. Đối tượng tuyển sinh của trường PTDTNT huyện Chư Păh là Thanh thiếu niên các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu xa xôi hẻo lánh của huyện, có đủ tiêu chuẩn về hạnh kiểm, học lực sức khoẻ, tuổi... được tuyển chọn vào học ở trường. Ưu tiên tuyển chọn thanh thiếu niên các dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú của bản thân và gia đình ở những vùng phát triển giáo dục gặp nhiều khó khăn của huyện có nhu cầu tạo nguồn cán bộ vào học trường PTDTNT. Thanh thiếu niên các dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú của bản thân và gia đình ở vùng thấp, thị trấn, thị xã mà vẫn có nhu cầu tạo nguồn đào tạo cán bộ cho dân tộc thì cũng được tuyển chọn vào học trường PTDTNT huyện (trường không áp dụng chế độ thi tuyển).
Học sinh người dân tộc Kinh (trường hiện chưa có đối tượng này): Ưu tiên cho những gia đình thương binh, liệt sĩ, có công với cách mạng đã định cư ở vùng phát triển giáo dục gặp nhiều khó khăn ít nhất từ 5 năm, có đủ tiêu chuẩn theo quy định thì cũng được tuyển chọn vào học trường PTDTNT. Tỷ lệ tuyển chọn số học sinh này không quá 5% số học sinh trong trường. Trong từng
trường hợp cụ thể phải có quyết định của Uỷ ban Nhân dân huyện (đối với trường PTDTNT huyện).
Trong những năm qua công tác tuyển sinh của trường PTDTNT huyện Chư Păh được thực hiện theo phương thức xét tuyển, với quy trình sau:
- Lập kế hoạch phân bổ chỉ tiêu cho các xã trong huyện;
- Hội đồng tuyển sinh xét tuyển bước 1 và chuyển hồ sơ lên trường.
- Trường tổng hợp hồ sơ, phối hợp với công an huyện đi thẩm tra lý lịch và trình ra hội đồng tuyển sinh của huyện xét tuyển bước 2;
- Gửi giấy báo nhập học.
Hoạt động hướng nghiệp dạy nghề: Trường tổ chức dạy hướng nghiệp cho học sinh lớp 9, với thời lượng 01 tiết/ tháng.
Đồng thời nhà trường liên kết với Trung tâm dạy nghề của tỉnh mở các lớp dạy nghề nông thôn như: Điện dân dụng, sửa chữa xe gắn máy, mấy nổ nông nghiệp cho học sinh lớp 8, lớp 9.
Công tác lao động: Thông qua công tác lao động nhằm mục đích giáo dục học sinh có ý thức tự giác, tự quản trong công việc cũng như trong sinh hoạt. Thường xuyên tổ chức dọn vệ sinh, sắp xếp nơi ăn chốn ở hợp lý, gọn gàng , ngăn nắp, sạch sẽ, phân công chăm sóc vườn hoa cây cảnh, vườn cây học tập, vườn thuốc nam... Ngoài ra còn tổ chức lao động gây quỹ, lao động công ích trong giáo viên và học sinh.
Công tác văn - thể - mỹ:
- Văn nghệ: Đã thành lập được đội văn nghệ của trường, tham gia tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ tại trường, của huyện tổ chức, tập được nhiều bài hát mới. Duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ, phát thanh măng non và phát nhạc giữa giờ.
- Thể dục - thể thao: Duy trì tốt thể dục buổi sáng, giữa giờ. Thành lập được các đội bóng đá, bóng chuyền, điền kinh và tiến hành tập luyện. Tham gia các hoạt động TDTT do huyện tổ chức, tổ chức giao lưu giữa các lớp trong trường.
Thư viện, thiết bị: Mở cửa thường xuyên cho học sinh, giáo viên mượn sách báo, thiết bị đồ dùng dạy học. Thành lập đội cộng tác viên thư viện gồm 02 giáo viên và 08 học sinh, thành lập tổ bảo quản, tổ sử dụng thiết bị và đã đi vào hoạt động.
Bổ sung mới 126 đầu sách các loại. Gới thiệu sách mới 2 lần/ tháng. Phối hợp với đoàn, đội cấp phát báo kịp thời cho học sinh đọc vào buổi sáng thứ năm, bảy hàng tuần với tổng số 36 lần. Tổng số lượt độc giả tham gia mượn và đọc sách: 3.058 lượt. Tổng số sách báo được mượn đọc: 4082 sách báo các loại. Tổng số thiết bị đã mượn: 236 lượt với 115 loại.
Công tác bảo quản thư viện, thiết bị đã tổ chức cho học sinh lau chùi, vệ sinh 1 lần/ tuần.
Vệ sinh môi trường: Đã hình thành được nền nếp cho các em nhặt rác giữa giờ, phối hợp với bộ phận lao động và GV chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở các em ăn uống vệ sinh nơi ăn chốn ở, trường lớp sạch sẽ, hợp vệ sinh, khoa học.
Thường xuyên nhắc nhở học sinh chăm sóc bồn hoa cây cảnh vườn trường.
Công tác quản lý học sinh nội trú: Nhà trường phân công 01 phó hiệu trưởng phụ trách công tác quản lý học sinh nội trú cùng với các giáo viên chủ nhiệm theo dõi kiểm tra và động viên các em trong học tập cũng như sinh hoạt. Ngoài ra trường đã thành lập tổ tự quản để theo dõi báo cáo kịp thời cho nhà trường những học sinh vi phạm nội quy nhà trường, đồng thời phân công giáo viên trực tự học ban đêm, để theo dõi, nhắc nhở các em trong giờ tự học.
Hoạt động của Đoàn, Đội:
- Đoàn thanh niên: Mỗi năm trung bình kết nạp được hơn 10 đoàn viên mới, tổng số đoàn viên của nhà trường năm 2010 là 23 đoàn viên. Đoàn trường đã có nhiều cố gắng trong các hoạt động phong trào, thường xuyên theo dõi nắm bắt kịp thời những chủ trương, kế hoạch do đoàn cấp trên đề ra và đã tổ chức nhiều hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn.
Đối với đoàn viên là giáo viên, nhân viên đã ý thức tốt vai trò và trách nhiệm trong công tác, soạn giảng kịp thời có chất lượng tham gia đầy đủ các buổi chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn, hoàn thành tốt công tác kiêm nhiệm.
Đối với đoàn viên học sinh thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, không có đoàn viên vi phạm nội quy.
- Đội thiếu niên: Liên đội có 132 đội viên gồm 04 chi đội. Đã tổ chức đại hội Liên - Chi đội và xây dựng nghị quyết hoạt động đội theo chương trình hoạt động của Hội đồng đội huyện. Phát động và thực hiện các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ và thực hiện giáo dục đạo đức theo chủ điểm hàng tháng, thực hiện nghiêm túc các chương trình “Thiếu niên sẵn sàng”, “ Phụ trách tài năng”.
Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cho các đội văn nghệ - tuyên truyền, đội nghi thức và Ban chỉ huy Liên - Chi đội theo kế hoạch tuần, tháng, phát huy được vai trò của đội cờ đỏ.
- Các hoạt động phong trào, giao lưu: Trường luôn duy trì tốt phong trào vì trường bạn kết nghĩa với trường THCS số 2 Iaphí, nhà trường đã tổ chức đi tham và giao lưu chuyên môn giữa hai trường .
Tổ chức cho học sinh vui tết Trung thu, sinh hoạt văn hoá cồng chiêng vào tuần cuối mỗi tháng, tổ chức ăn tết cổ truyền của dân tộc trước khi các em về nghỉ tết...
Tổ chức họp cha mẹ học sinh và bầu ra các tổ trưởng ở các xã từ đầu năm. Mời cơ quan quân sự Huyện nói chuyện về truyền thống anh bộ đội Cụ Hồ nhân ngày 22/12...
Tóm lại, có thể thấy hệ thống trường PTDTNT trong toàn quốc được Nhà nước quan tâm đặc biệt, học sinh được nhà nước cấp học bổng (80% mức lương cơ bản/ tháng), cấp học phẩm, tư trang cá nhân, được ở ký túc xá...; giáo viên được hưởng 70% phụ cấp; cơ sở vật chất, thiết bị được đầu tư đầy đủ. Song, kết quả giáo dục và đào tạo của các trường (từ Trung ương đến huyện) chưa tương xứng với sự ưu tiên của Nhà nước. Có nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân cơ bản là công tác quản lý nhà trường chưa được thực hiện tốt. Công tác quản lý trường PTDTNT hiện vẫn được coi như là quản lý một
trường phổ thông bình thường mà chưa chú ý tới tỉnh chuyên biệt. Với trường