Kỹ năng giải tỏa stress

Một phần của tài liệu Hình thành kỹ năng tự học cho học sinh hệ trung cấp nghề điện thông qua dạy học chương ''dòng điện xoay chiều'' vật lý 12 cơ bản (Trang 47)

Bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn, tạo cho mình một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày hoặc vận động như đi bộ, tập thể dục, trị chuyện cùng bạn bè, HS cĩ thể giải tỏa căng thẳng mệt mỏi và lại sẵn sàng cho cơng việc. Lúc này HS cảm thấy thoải mái hơn và hãy bắt đầu giải quyết vấn đề, xem xung quanh HS cĩ việc gì mà bạn cĩ thể thay đổi để xoay chuyển tình hình. Đừng để tâm vào những việc lặt vặt. Ngồi ra, phải ngủ đủ giờ, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý và hãy luơn cố gắng suy nghĩ mọi vấn đề theo hương tích cực, lạc quan.

2.5.2. Kỹ năng phát hiện vấn đề

Trong thời đại khoa học cơng nghệ hiện nay, khối lượng kiến thức tăng nhanh đến mức bùng nổ mà quỹ thời gian đào tạo lại cĩ hạn, các điều kiện đào tạo thường khơng thỏa mãn thì phương pháp học sẽ phải được lựa chọn tối ưu. Phương pháp được đưa ra rất nhiều, mỗi cái đều cĩ những ưu nhược điểm và những điều kiện ràng buộc nhất định. Ở đây, tơi muốn chú ý đến “Phương pháp đặt câu hỏi”. Người ta đúc kết được là khi cần làm bất cứ cơng việc gì, kể cả cơng việc học tập, tự học thì đều cần phải và cĩ thể đi theo một lộ trình là lần lượt đặt ra và trả lời sáu câu hỏi (năm câu “Wh question” và một câu “How”), đĩ là:

- What? – Cái gì? – Để biết khái niệm.

- Who? – Ai? – Để biết con người, đối trượng.

- Why? – Tại sao?, Vì sao? – Để biết nguyên nhân, lý do. - When? - Ở đâu? – Để biết địa điểm, thời gian xảy ra. - Where? - Ở đâu? – Để biết thời điểm, khơng gian xảy ra.

- How? – Thế nào? – Như thế nào? Ra sao? – Để biết tính chất, phẩm chất, định lượng.

Các câu hỏi Who, Why, When, Where, How hỏi về điều kiện, nguyên nhân, phương thức, phẩm chất, tính chất… chính là những câu hỏi buộc ta phải suy nghĩ, tìm tịi, so sánh, đánh giá, suy diễn… tức là những câu hỏi cĩ độ khĩ cao hơn, do đĩ cũng sâu sắc hơn câu hỏi What là câu hỏi cĩ thể do học thuộc lịng, hoặc tìm trong sách vở là trả lời được. Khi người học cĩ thĩi quen đặt câu hỏi, họ sẽ hiểu sâu sắc hơn vấn đề và hơn nữa sẽ hình thành thĩi quen trả lời các câu hỏi đĩ để giải quyết vấn đề.

Khi HS phát hiện ra các vấn đề cụ thể cần phải giải quyết thì biện pháp nào giúp HS giải quyết những vấn đề cụ thể đĩ? Ở đây, cĩ thể gợi ý bảy bước cơ bản để giải quyết vấn đề như sau:

- Giải nghĩa thuật ngữ mới. - Xác định vấn đề.

- Động não.

- Phân tích vấn đề.

- Định hình các vấn đề cần học tập. - Quá trình học tập.

- Báo cáo kết quả.

Cần chú ý mở rộng các ứng dụng của phương pháp giải quyết vấn đề (Problem solving method) và xây dựng cho mình năng lực giải quyết vấn đề (Problem solving ability). Đây chính là chìa khố giúp HS chủ động sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện việc học tập, tự học suốt đời.

2.5.4. Những kỹ năng khác

2.5.4.1. Phải biết tu dưỡng, tự rèn luyện mình

Trong các tài liệu về giáo dục và quản lý giáo dục, quản lý xã hội ở nước ngồi, người ta hay đề cập đến các chỉ số như là một cách đánh giá, đo đếm, lượng hĩa. Ví dụ: Để đánh giá khả năng và cơ hội thành đạt của một người, người ta kể đến các chỉ số, là nguyên nhân, là nội lực bên trong. Các chỉ số này đã được đúc kết, kiểm chứng thơng qua thống kê. Một số chỉ số thường được nĩi đến là:

- Chỉ số IQ – (Intelligence Quotient) – Chỉ số trí tuệ, chỉ số thơng minh

Người cĩ chỉ số IQ cao là những người thơng minh, cĩ đầu ĩc, trí tuệ tốt, cĩ thể đạt thành tích cao trong học tập, nghiên cứu và thành đạt ngồi đời, tức là người cĩ nhiều triển vọng.

- Chỉ số AQ – (Action Quotient) – Chỉ số hành động

Nhấn mạnh khả năng thực hành, hành động. Người quyết đốn quả cảm, dám nghĩ, dám làm dễ thành cơng, các chiến binh dũng cảm dễ chiến thắng.

- Chỉ số EQ – Emotion Quotient) – Chỉ số cảm xúc

Người nhạy cảm, cĩ tâm hồn cao thượng thì dễ thành đạt. Người ta hay nĩi đến lịng yêu ngành, yêu nghề, yêu mơn học, yêu cơng việc là tiền đề dẫn đến thành cơng. Chỉ số này cĩ thể kích thích các chỉ số khác. Chẳng hạn, nếu ta yêu tha thiết cái gì đĩ thì sẽ nảy sinh sáng kiến (IQ), hành động và quyết đốn (AQ), hoặc kiên trì để đạt được nĩ (PQ).

- Chỉ số PQ – (Pantient Quotient) – Chỉ số nhẫn nại, kiên trì

Người nào nhẫn nại, kiên trì chịu khĩ thì dù khơng thơng minh lắm cũng vẫn thành cơng.

- Chỉ số SQ – (Speaking Quotient) – Chỉ số diễn đạt, ăn nĩi, giao tiếp

Người cĩ khả năng diễn đạt tốt, ngoại giao tốt cũng dễ thành cơng.

Các chỉ số này bổ sung cho nhau. Ở mỗi người, các chỉ số này khác nhau. Cĩ người cả 5 chỉ số đều cao nhưng cũng cĩ người chỉ nổi trội ở một vài chỉ số. Người ta cho rằng: thơng minh (chỉ số IQ) phần nhiều do duy truyền mà cĩ nhưng cũng cĩ thể do rèn luyện được từ bé, nếu cĩ mơi trường và điều kiện thích hợp. Nhưng nĩ chỉ chiếm 30 – 35% trong các yếu tố tạo nên thành đạt. Cịn các chỉ số AQ, EQ, PQ, SQ chiếm đến 65 – 70% là những chỉ số mà tất cả mọi người đều cĩ thể học hỏi và rèn luyện được trong suốt cuộc đời.

Việc học tập là một quá trình tập hợp các hoạt động trí tuệ phức tạp, phong phú, đa dạng. Nĩ phải được dẫn dắt bằng những cảm xúc, những tư tưởng tình cảm đẹp đẽ (EQ), những chương trình, kế hoạch hợp lý, cụ thể với một quyết tâm cao (AQ) và tinh thần nhẫn nại (PQ). Vì vậy các bạn HS hãy tự giác rèn luyện cho mình các chỉ số này càng cao càng tốt. Hãy tập cho mình các thĩi quen thiện cảm, yêu mến với tất cả các mơn học và những gì liên quan đến mơn học (EQ), hãy tìm mọi cách cĩ thể, tích cực trao đổi với thầy, với bạn để nắm vững lý thuyết, giải quyết tốt tất cả các bài tập, thực hành thí nghiệm (AQ), hãy kiên trì chịu khĩ, vượt qua mọi trở ngại, phiền nhiễu, làm đến nơi đến chốn các yêu cầu đề ra (PQ).

Yêu thích cái gì thì dễ ra sức hành động và sẽ kiên trì, nhẫn nại để đạt được nĩ. Kiên nhẫn cái gì thì cũng làm nên chuyện đĩ. Người xưa nĩi: “Thất bại là mẹ thành cơng”, lại nĩi: “Ai chiến thắng mà khơng hề chiến bại. Ai nên khơn mà khơng dại đơi lần”, hay “Cĩ cơng mài sắt cĩ ngày nên kim”, hoặc như lời Bác Hồ khuyên dạy thanh niên, mà đã thành lời bài hát Đồn ca: “Khơng cĩ việc gì khĩ – Chỉ sợ lịng khơng bền – Đào núi và lấp biển – Quyết chí cũng làm nên”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.5.4.2. Hãy nắm vững hai cơng cụ làm việc, học tập, nghiên cứu để đạt kết quả tốt nhất, đĩ là: Ngoại ngữ - chủ yếu là Tiếng anh và Tin học – sử dụng máy tính.

Ai cũng biết ngoại ngữ cĩ vai trị quan trọng đến thế nào, nhất là trong thời đại hội nhập, tồn cầu hố. Nắm vững ngoại ngữ thì cĩ thể đọc được tài liệu sách báo nước ngồi, cĩ thể đi tham quan, học hỏi, nghiên cứu hoặc cộng tác với bên ngồi cĩ hiệu quả nhất. Nếu học lên cao thì ngoại ngữ lại càng cần thiết.

Ngồi ra người học phải nắm vững tin học, sử dụng thành thạo máy tính. Làm việc với máy tính là yêu cầu đầu tiên của người lao động trí ĩc trong giai đoạn mới. Cùng với máy tính, người ta cĩ thể giải quyết tất cả các cơng việc phân tích số liệu, tính tốn thiết kế, vẽ kỹ thuật với độ chính xác cao nhất, hoặc cĩ thể sao lục, lưu trữ, truyền tải thơng tin với mức độ tiện dụng và thời gian tối ưu.

Với mạng Internet và các phương tiện thơng tin hiện đại, người thành thạo ngoại ngữ và tin học hồn tồn tự tin tiếp cận với thế giới bên ngồi thuận lợi. Những năm gần đây, HS đã cĩ thĩi quen truy cập vào mạng tìm thơng tin phục vụ cho việc học tập.

2.5.4.3. Chú trọng nguyên tắc liên mơn, liên ngành. Chú ý đặc biệt các mơn khoa học xã hội và nhân văn.

Nhiều vấn đề bế tắc ở mơn học này, kiến thức lĩnh vực này, lại cĩ thể tìm thấy lời giải ở mơn học khác. Nhiều khoa học nảy sinh ở vùng biên giới của khoa học cũ, các kiến thức liên ngành rất quan trọng.

2.5.4.4. Tính kế hoạch và tính trọng tâm

Trong học tập, cũng như trong mọi cơng việc, tính kế hoạch là một chìa khố quan trọng của thành cơng. Biết vạch ra kế hoạch chu đáo, đặc biệt là thực hiện đúng kế hoạch chắc chắn là sẽ thành cơng. Việc xây dựng kế hoạch tốt, khả thi, việc thực hiện mỹ mãn kế hoạch cũng đã hội tụ 5 chỉ số IQ, AQ, EQ, PQ, SQ đã nêu trên.

Tuy nhiên, một kế hoạch tốt nhất là một kế hoạch cĩ trọng tâm. Việc nào quan trọng hơn, cần nhiều thời gian, điều kiện, cơng sức thì phải được chú ý hơn. Các bạn HS phải luơn lập kế hoạch học tập, làm bài tập,… Kế hoạch về thời gian như thời khố biểu, thời gian biểu tuy đơn giản nhưng khơng phải ai cũng lập được hoặc thực hiện nghiêm túc. Cịn về tính trọng tâm thì chỉ cĩ một số rất ít HS là cĩ thể vạch ra được. Do đĩ cần rèn luyện để khắc phục nhược điểm này.

2.5.4.5. Đừng dấu dốt, sĩ diện hảo. Hãy khiêm tốn và trung thực; cái gì chưa biết thì phải hỏi, phải học.

Thường HS ta cĩ phần dấu dốt, cũng cĩ phần sĩ diện hảo, khơng biết mà cũng khơng dám nĩi là khơng biết và cũng sợ mà khơng dám hỏi. Như đã nĩi ở trên, việc hỏi rất quan trọng, hỏi bạn, hỏi thầy. Nhưng hầu như HS khi học đã khơng hề hỏi thầy trên lớp để nắm chắc bài vở. Hễ thầy giảng là trị cắm cúi ghi ghi, chép chép, khơng thắc mắc, khơng nghi ngờ. Khơng bao giờ và cũng khơng cĩ ai đặt ra câu hỏi cho thầy mở rộng, đi sâu vấn đề để HS cĩ thể nắm bắt sâu hơn. Giáo viên cĩ thể khắc phục hạn chế này bằng cách nêu những câu hỏi sau khi kết thúc một phần nhỏ để kích thích HS trả lời. Dần dần HS cĩ thĩi quen đặt câu hỏi và trình bày những hiểu biết của mình.

2.5.4.6. Luơn biết tự kiểm điểm và đánh giá mình

Cần thường xuyên nhìn nhận, đánh giá bản thân mình. Cái gì được, cái gì chưa được, cái gì làm tốt, cái gì chưa tốt qua thời gian, từng cơng việc đã làm được hoặc đang làm. Cần tìm hiểu nguyên nhân do đâu mà làm tốt, do đâu mà chưa tốt. Cần phải làm việc gì và phải làm như thế nào để phát huy cái tốt, khắc phục cái chưa tốt. Việc này sẽ giúp HS tự hồn thiện mình. Viết nhật ký cũng là việc nên làm, tiếc là nhiều bạn trẻ khơng làm điều này.

2.5.4.7. Biết phân phối thời gian, biết thăng bằng các hoạt động

Thời gian là vốn quý nhất, quỹ thời gian đối với mỗi người là cĩ hạn. Làm sao sử dụng quỹ thời gian tốt nhất là câu hỏi khơng dễ trả lời, nhất là đối với các bạn HS. Vì vậy, mỗi HS phải tìm cách xây dựng và sử dụng hợp lý quỹ thời gian của mình. Các bạn đi làm thêm kiếm sống càng cần lưu ý: trong kế hoạch thời gian ngồi phần lớn dành cho việc học cũng nên cĩ thêm thời gian dành cho việc vui chơi, giải trí, rèn luyện thân thể, hoạt động đồn thể, xã hội để cân bằng với việc học tập và gĩp phần phát triển tồn diện con người.

2.5.4.8. Hãy tự tin ở bản thân mình

Ai cũng cĩ quyền nĩi rằng: “Ta cĩ thể làm được điều đĩ và cĩ thể làm tốt điều đĩ”. Các nhà Triết học nĩi: “Mỗi người là một thiên tài”…

Chúng tơi, những người thầy cơ giáo, cũng muốn nĩi với các bạn HS như vậy.

2.6. Thực trạng dạy học Vật lý chương “Dịng điện xoay chiều” ở trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp Cao đẳng nghề Đồng Tháp

Trong năm học qua tơi tiến hành tìm hiểu việc giảng dạy Vật lý chương “Dịng điện xoay chiều” ở trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp bằng cách:

- Trao đổi với các giáo viên dạy vật lý những năm trước (vì từ năm 2009 đến nay chỉ cĩ một giáo viên cơ hữu dạy vật lý là tơi, với số giờ chuẩn là 748 giờ/năm nên các lớp trong và ngồi trường (lớp liên kết) tơi được phân cơng giảng dạy để đảm bảo giờ chuẩn).

- Trao đổi với HS, tìm hiểu về cách học, xem vở của các HS khác nhau. - Dùng phiếu điều tra lấy ý kiến của GV.

Qua việc tìm hiểu đĩ, tơi rút ra được một số nhận xét như sau:

2.6.1. Về tài liệu dạy học tập

Từ năm 2001 đến 2009, GV phải dùng chương trình và SGK xuất bản năm 2001 để giảng dạy. Từ năm 2010, tổ bộ mơn văn hĩa mới biên soạn lại chương trình theo SGK hiện hành. Nhìn chung trong quá trình dạy học Vật lý tại trường GV chủ yếu dạy nội dung trong sách giáo khoa và sách BTVL 12. Tuy nhiên theo ý kiến của GV thì nội dung dạy lý thuyết trong SGK là tương đối đủ, nhưng số lượng bài tập ở chương này trong sách giáo khoa và sách bài tập BTVL cịn ít so với yêu cầu mục tiêu dạy học của chương.

2.6.2. Về thiết bị thí nghiệm

Thiết bị thí nghiệm dùng cho bộ mơn văn hĩa cịn nhiều hạn chế. Để dạy được chương này, tơi phải kết hợp với Khoa Điện để mượn một số thiết bị, mơ hình dùng cho việc giảng dạy.

2.6.3. Về nhận thức và phương pháp giảng dạy của giáo viên

- Hầu hết các GV sử dụng phương pháp thơng báo các kiến thức theo nội dung bài học, cố gắng trình bày đầy đủ, rõ ràng, nhấn mạnh nội dung kiến thức cơ bản. Rất ít GV áp dụng phương pháp dạy cho HS cách học (dạy - tự học).

- Trong giờ học GV cĩ đặt câu hỏi cho HS, nhưng các câu hỏi chủ yếu ở mức độ tái hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hầu hết các GV đều cho rằng chương “Dịng điện xoay chiều” cĩ vai trị rất quan trọng trong chương trình vật lý 12 nĩi riêng và vật lý phổ thơng nĩi chung.

- Đa số các GV ưu tiên bài tập định lượng xem nhẹ bài tập định tính, bài tập về vẽ giản đồ khi dạy cho HS.

- Số lượng GV soạn bài tập để hướng cho HS tự học là rất ít. Hầu hết các GV lấy các bài tập trong SGK, sách BTVL, sách tham khảo. Nếu cĩ thì GV thường làm mẫu trước rồi sau đĩ HS làm theo.

2.6.4. Về phía học sinh

- Việc học vật lý ở trên lớp thì HS rất thụ động. Chỉ cĩ một số em học khá và say mê học vật lý thì tìm tịi mày mị đọc thêm tài liệu để bổ sung kiến thức. Trong khi đĩ, cịn đại đa số thì chỉ trơng chờ vào bài giảng của GV.

- Nhiều HS giải BTVL mà khơng hiểu được bản chất vật lý chỉ áp dụng cơng thức rồi suy ra kết quả.

Qua kết quả trên tơi thấy việc dạy học vật lý chương “Dịng điện xoay chiều” tại trường chưa sử dụng được phương pháp dạy – tự học cho HS, đa số cịn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, chưa lấy HS làm trung tâm trong hoạt động nhận thức. Do đĩ, chưa đáp ứng được mục tiêu khi dạy Vật lý và chưa phát huy được tính tích cực tự lực trong hoạt động nhận thức của HS.

Để khắc phục tình trạng đĩ theo tơi nghĩ cần phải áp dụng phương pháp dạy – tự học chương “Dịng điện xoay chiều”, cĩ thể nhân rộng nĩ ra ở các

Một phần của tài liệu Hình thành kỹ năng tự học cho học sinh hệ trung cấp nghề điện thông qua dạy học chương ''dòng điện xoay chiều'' vật lý 12 cơ bản (Trang 47)