Quy trình dạy – tự học

Một phần của tài liệu Hình thành kỹ năng tự học cho học sinh hệ trung cấp nghề điện thông qua dạy học chương ''dòng điện xoay chiều'' vật lý 12 cơ bản (Trang 29 - 31)

Quy trình dạy - tự học hay là quy trình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm là tổ hợp hệ thống các thao tác tự học của trị dưới tác động dạy của thầy được tiến hành theo trình tự nhằm đạt mục đích giáo dục.

Thời một: nghiên cứu cá nhân

Theo hướng dẫn của thầy, HS tự đặt mình vào vị trí của một người tự nghiên cứu, tự tiến hành khám phá tìm ra các kiến thức “mới” hoặc các giải pháp mới bằng cách tự lực suy nghĩ xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề thầy đã đặt ra cho mình, theo trình tự các thao tác sau đây:

- Nhận biết vấn đề, phát hiện vấn đề. - Định hướng giải quyết vấn đề. - Thu thập thơng tin.

- Tái hiện kiến thức, khái niệm, cơng thức,…. xây dựng các giải pháp giải quyết, xử lý tình huống.

- Thử nghiệm các giải pháp, kết quả. - Đưa ra kết luận.

- Ghi lại kết quả và cách nghiên cứu.

Sau thời một, HS đã tự mình tìm ra cách xử lý tình huống, vấn đề được thầy đặt ra và ghi lại trên phiếu (hay vở bài tập) kết quả tìm thấy được cùng với cách xử lý của mình, bằng hành động của chính mình, HS đã tạo ra “sản phẩm giáo dục ban đầu” hay “sản phẩm thơ”, bao gồm cả kiến thức, chuẩn mực cuộc sống, cách học cách làm.

Thời hai: hợp tác với bạn, học bạn

“Sản phẩm ban đầu” thật sự cĩ giá trị và ý nghĩa đối với HS vì đĩ là kết quả đạt được do hoạt động của bản thân HS, song dễ mang tính chủ quan, phiến diện. Để trở thành khách quan, khoa học hơn, sản phẩm đĩ phải thơng qua sự đánh giá, phân tích, sàng lọc, bổ sung của cộng đồng các chủ thể, xã hội – lớp học, tức là chủ thể HS phải hợp tác với các bạn, học bạn thơng qua các hình thức trao đổi cá nhân, thảo luận nhĩm – lớp, các hoạt động tập thể. Dù ở hình thức nào, chủ thể khơng thụ động nghe bạn nĩi, nhìn bạn làm mà phải tích cực, chủ động tự thể hiện mình theo trình tự các thao tác sau đây:

- Tự đặt mình vào tình huống, đưa ra cách xử lý tình huống, giải quyết vấn đề. - Tự thể hiện bằng văn bản, ghi lại kết quả xử lý của mình.

- Tỏ rõ thái độ của mình trước chủ kiến của bạn: đúng – sai, hay – dở, tham gia tranh luận.

- Tự ghi lại ý kiến của mình.

- Khai thác những gì đã hợp tác với bạn, bổ sung, điều chỉnh sản phẩm ban đầu của mình thành một sản phẩm tiến bộ hơn.

Sau thời hai, chủ thể đã hợp tác với các bạn bằng cách tự thể hiện mình qua các thao tác trên và đã sử dụng tất cả những gì làm khách quan, khoa học của các sản phẩm cá nhân của các bạn để hồn thiện hơn sản phẩm ban đầu của mình.

Song trong hoạt động thảo luận tập thể, thường xảy ra tình thế: cả lớp gặp phải những vấn đề nan giải, khĩ phân biệt đúng sai, khĩ đi đến kết luận khoa học. Giờ đây nhà giáo là người trọng tài khoa học kết luận cuộc thảo luận của lớp thành một bài học thật sự khoa học từ những gì học sinh đã tự mình tìm ra. Cho nên chủ thể HS phải học thầy và biết cách học thầy.

Thời ba: hợp tác với thầy, học thầy, tự kiểm tra, tự điều chỉnh:

Thật ra HS đã học thầy từ thời một: thay thế cho bài giảng cĩ sẵn, thầy đã đặt trị trước một hệ thống tình huống và định hướng cho trị tự mình xử lý tình huống, trị phải nắm được và học theo những gì thầy đã hướng dẫn. Ở thời hai, thầy là người tổ chức, đạo diễn cho tập thể lớp thảo luận, hoạt động tập trung vào mục tiêu tìm “cái chưa biết” của chủ thể giáo dục, trị khơng những học được kiến thức qua các hoạt động định hướng của thầy mà cịn học được cách tổ chức, đạo diễn cho tập thể lớp hoạt động. Giờ đây ở thời ba, thầy lại là người trọng tài kết luận về những gì cá nhân và tập thể lớp đã tự tìm ra thành bài học khoa học. Học thầy là học nội dung bài học thầy đã kết luận cùng với cách ứng xử của thầy để đi đến kết luận.

Trong lúc học thầy, HS cũng phải giữ vai trị chủ thể, chủ động… khơng thụ động nghe thầy kết luận, giảng giải mà tích cực học thầy và biết cách học thầy, bằng hành động của chính mình, theo trình tự các thao tác sau:

- Tự lực xử lý tình huống, giải quyết vấn đề theo sự hướng dẫn của thầy. - Chủ động hỏi thầy và biết cách hỏi thầy về những gì mình cĩ nhu cầu, nhất là cách học, cách làm.

- Tự ghi lại chính xác ý kiến kết luận của thầy trong giờ thảo luận hay hoạt động của lớp.

- Học cách ứng xử của thầy trước những tình huống gây cấn nổi lên trong quá trình hoạt động tập thể, cách phân tích, tổng hợp các ý kiến khác nhau để đi đến kết luận.

- Dựa vào kết luận của thầy, tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh sản phẩm ban đầu của mình thành sản phẩm khoa học.

Cần tiến hành tự kiểm tra, tự điều chỉnh theo các thao tác sau đây:

+ So sánh, đối chiếu kết luận của thầy và ý kiến của các bạn với sản phẩm ban đầu của mình: đúng – sai, hay – dở, đủ – thiếu…

+ Kiểm tra lý lẽ, tìm kiếm luận cứ, thâm nhập thực tiễn để cĩ cơ sở chứng minh đúng hay sai.

+ Tổng hợp thêm lý lẽ, chốt lại vấn đề.

+ Tự sửa sai, điều chỉnh: bổ sung những gì cần thiết vào sản phẩm ban đầu, tự sửa những chỗ sai sĩt.

+ Tự rút kinh nghiệm về cách học, cách xử lý tình huống, cách giải quyết vấn đề của mình.

Và thầy kiểm tra, đánh giá căn cứ vào kết quả tự đánh giá, tự điều chỉnh của học sinh. Sự đánh giá của thầy phải cĩ tác dụng giáo dục thật sự, tức là hỗ trợ cho HS tự đánh giá, tự điều chỉnh.

Thầy dạy thành trị tự học: tức là “biến quá trình dạy thành quá trình tự học”, “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Dạy và tự học là một quá trình thống nhất: đĩ là quá trình dạy - tự học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dạy và tự học cĩ nhiều mối quan hệ biện chứng, cần xác định mối quan hệ nào là thuộc về bản chất và cĩ tính quy luật.

Trị tự học: năng lực tự học là nội lực phát triển bản thân người học.

Thầy dạy: tác động dạy của thầy là ngoại lực đối với sự phát triển bản thân người học. Mơi trường xã hội như cộng đồng lớp học, gia đình, xã hội … cĩ tác dụng người học cũng là ngoại lực.

Mối quan hệ giữa dạy – tự học về bản chất là mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực. Theo quy luật phát triển của sự vật, ngoại lực dù là quan trọng đến đâu, lợi hại đến mấy cũng chỉ là nhân tố hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện. Nội lực mới là nhân tố quyết định phát triển bản thân sự vật. Sự phát triển đĩ đạt trình độ cao nhất khi nội lực và ngoại lực cộng hưởng được với nhau.

Áp dụng quy luật trên vào dạy – học vì sự phát triển của người học: tác động “dạy” của thầy dù là quan trọng đến mức “khơng thầy đố mày làm nên” vẫn là ngoại lực hỗ trợ, thúc đẩy, xúc tác, tạo điều kiện cho trị tự học, tự phát triển và trưởng thành. Tác động của mơi trường xã hội dù là quan trọng đến mức nguyên tắc: “giáo dục tay ba: nhà trường, gia đình và xã hội” hay là đến mức “học thầy khơng tầy học bạn” vẫn là ngoại lực giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

Năng lực tự học của trị dù là cịn đang phát triển là nội lực quyết định sự phát triển bản thân người học. Chất lượng giáo dục đạt trình độ cao nhất khi tác động dạy của thầy – ngoại lực cộng hưởng với năng lực tự học của trị – nội lực; nĩi một cách khác là kết hợp quá trình dạy với quá trình tự học làm cho dạy cộng hưởng với tự học tạo ra chất lượng và hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Hình thành kỹ năng tự học cho học sinh hệ trung cấp nghề điện thông qua dạy học chương ''dòng điện xoay chiều'' vật lý 12 cơ bản (Trang 29 - 31)