Tự học – một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Hình thành kỹ năng tự học cho học sinh hệ trung cấp nghề điện thông qua dạy học chương ''dòng điện xoay chiều'' vật lý 12 cơ bản (Trang 26 - 27)

Học là hoạt động làm biến đổi phát triển người học, tái tạo lại kiến thức của lồi người và tạo ra năng lực người mới, mà trước hết là năng lực hoạt động tự lực nhận thức. Chất lượng đào tạo phụ thuộc chủ yếu vào năng lực tự học, tự lực hoạt động nhận thức của HS. Con đường tối ưu nhất, cĩ hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng đào tạo và đạt được mục tiêu giáo dục là: học bằng hoạt động tự học, tự nghiên cứu của HS, thơng qua chính bằng hoạt động tự lực của HS mà chiếm lĩnh kiến thức, hình thành năng lực và thái độ. Bằng tự lực, tự nghiên cứu thì việc học tập là một quá trình xử lý kinh nghiệm trực tiếp của người học. Các kĩ năng được tích lũy, các năng lực được hình thành khơng phải bằng nghi nhớ, luyện tập mà bằng những hoạt động và giao lưu do người học tự tiến hành và giúp đỡ của GV để đáp ứng những lợi ích và nhu cầu của mình.

Đối tượng của hoạt động học là tri thức và những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng. Cái đích mà hoạt động học hướng tới chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thơng qua sự tái tạo của cá nhân người học. Các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng năng lực của mỗi cá nhân được hình thành và phát triển chủ yếu trong quá trình hoạt động và giao lưu của mỗi con người. Vì thế, muốn học cĩ kết quả tốt, người học phải bằng chính ý thức tự giác và năng lực trí tuệ của bản thân mình để tích cực tiến hành hoạt động học tập.

Trong thực tế dạy học ở các trường phổ thơng hiện nay, HS cĩ hai trạng thái học tập: học tập thụ động và học tập chủ động. Vì học tập là tự cải tiến chính mình, nên để cĩ kết quả tốt người HS phải học tập một cách chủ động, tích cực.

Thực tiễn cho thấy, tùy theo quan điểm dạy học và tác động sư phạm, cách giảng dạy mà HS cĩ thái độ phản ứng khác nhau.

Khi người HS xem mình là chủ thể được hình thành do tác động của những hứng thú và mục đích riêng của mỗi cá nhân thì họ say mê hoạt động tìm

tịi các thơng tin và tích cực vận dụng chúng, trong trường hợp này người học mang tính sáng tạo nhưng cĩ tính chất tự phát và thiếu hệ thống các tri thức. Với các HS này, phương pháp giảng dạy là những phương pháp kích thích tính ham hiểu biết, tính ngạc nhiên, tính tị mị của HS.

Trong trường hợp người HS thể hiện mình vừa là chủ thể vừa là khách thể của hoạt động học tập, họ tìm tịi thơng tin một cách cĩ định hướng. Phương pháp chủ thể là đặt ra các vấn đề, các nhiệm vụ, là thảo luận, tranh luận.

Hoạt động học tập của HS là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức khoa học bằng hành động của chính mình hướng tới để đạt những mục đích nhất định. Vì vậy quá trình tổ chức dạy học phải làm cho hoạt động học của HS thực sự chủ động trong học tập, mà cụ thể là tăng cường nhiều hơn quá trình tự học của HS. Hoạt động học tập của HS diễn ra trong điều kiện cĩ kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo, mục tiêu, phương thức đào tạo, thời gian đào tạo đã được xác định. Trong hình thức dạy học tập trung người GV trực tiếp tổ chức và hướng dẫn quá trình nhận thức của HS, cịn HS đĩng vai trị chủ thể nhận thức, tích cực huy động mọi phẩm chất tâm lý cá nhân của mình để tiến hành hoạt động học tập cụ thể nhằm chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ. Nếu HS thụ động, khơng cĩ sự vận động tích cực các thao tác tư duy của bản thân thì khơng thể chiếm lĩnh được tri thức khoa học và như vậy khơng thể hồn thành nhân cách được. Một thực trạng hiện nay là trong quá trình dạy học, nhiều GV thường hay làm thay HS theo kiểu cầm tay chỉ việc: từ khâu xác định nhiệm vụ nhận thức, trình bày nội dung tri thức, … đến các bước đi, các yêu cầu, kế hoạch học tập cụ thể. Cách dạy học như vậy tất yếu dẫn đến tính ỷ lại của số đơng HS, khơng phát huy được tính chủ động, sẽ khơng phát triển được năng lực tự học cho HS. Người GV cần cĩ khả năng sử dụng bộ mơn khoa học do mình đảm trách như một cơng cụ hình thành nhân cách của HS; cĩ khả năng hình thành tư duy sáng tạo cho HS, hình thành ở HS kỹ năng khai thác độc lập tri thức mới và khả năng vận dụng chúng trong điều kiện hoạt động mới (hình thành tự học ở HS).

Nguyễn Cảnh Tồn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo… đã nêu rõ vai trị của tự học với tư cách là nội lực: Học về cơ bản là tự học. nĩi đến tự học là nĩi đến nội lực của người học và ngoại lực của người học. Nội lực của người học bao gồm các yếu tố: một nền tảng học vấn nhất định, mục đích, động cơ, nhu cầu học, ý chí, nghị lực học tập, cách học hiệu quả, khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, tận dụng những thuận lợi, khĩ khăn để tự học tốt. Ngoại lực của người học là tồn bộ các yếu tố của các cơ chế, mơi trường, điều kiện, phương tiện,… cĩ liên quan đến tự học. Ngoại lực là quá trình những chuyển đổi bên ngồi, nội lực là quá trình những chuyển đổi bên trong của người học, hai quá trình này thống nhất và đối lập nhau tạo nên sự phát triển của tự học. Chất lượng đào tạo cao nhất khi dạy học – ngoại lực cộng hưởng với tự học – nội lực, tạo ra năng lực tự học của người học.

1.1.5. Dạy – tự học

Một phần của tài liệu Hình thành kỹ năng tự học cho học sinh hệ trung cấp nghề điện thông qua dạy học chương ''dòng điện xoay chiều'' vật lý 12 cơ bản (Trang 26 - 27)