Trên mặt trận sản xuất.

Một phần của tài liệu Thọ xuân trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973) (Trang 31 - 35)

Trớc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Thọ xuân luôn là một điển hình tiên tiến trong sản xuất. Bớc vào cuộc chiến, nhân dân Thọ Xuân lại từng bớc thực hiện ổn định đời sống, tiếp tục sản xuất và chi viện cho miền Nam.

Nhận thức rõ đợc tầm quan trọng của mặt trận sản xuất, Đảng bộ, nhân dân Thọ Xuân nêu cao quyết tâm “vừa sản xuất vừa chiến đấu” hởng ứng lời kêu gọi của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh tháng 4-1965, kêu gọi nông dân toàn tỉnh mở đợt thi đua “chống Mỹ cứu nớc ” phấn đấu ba mục tiêu trong sản xuất nông nghiệp, phong trào thi đua “5 tấn thắng Mỹ ”. Nhân dân Thọ xuân đã vang lên khẩu hiệu “chắc tay cày vững tay súng ” “chắc tay búa vững tay súng ”. “một bớc không đi một ly không rời ” bám đồng bám ruộng để sản xuất.

Với lợi thế đất đai màu mỡ, lại đợc nớc ở các con sông Chu, sông Đào, sông Cầu Chày tới tiêu nên diện tích và năng suất lúa của toàn huyện ngày càng đợc nâng lên. Các Hợp tác xã tiên tiến và khá ngày càng nhiều, số HTX trung bình yếu giảm rõ rệt. Các HTX đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thuỷ lợi, phân bón, giống, kiến thiết đồng ruộng ...Năm 1965 toàn huyện đã đắp đợc 2.361.326m3 đất thuỷ lợi, tính bình quân mỗi nhân khẩu đào đắp 18m3. Năm 1966 đào đắp đợc 2 triệu m3, góp phần khắc phục diện tích bị hạn úng thờng xuyên, 75% diện tích của huyện đợc cấy giống chọn, công cụ cải tiến cũng đợc tăng cờng nh cào cỏ, xe vận chuyển ... trong phong trào sản xuất nhiều HTX đã trở thành điển hình và trở thành phong trào thi đua trong toàn tỉnh nh HTX Đông Phơng Hồng (Thọ Hải).

Chính vì thực hiện tốt công tác thuỷ lợi, giống và kỷ thuật nên năng suất và sản lợng lơng thực ngày càng tăng: Năm 1964 sản lợng là 33.118 tấn, năm 1965 đã tăng lên 38.286 tấn. Vụ đông xuân 1965-1966 năng suất toàn huyện đạt 2,2, tấn/ha, một số HTX đạt 2,8 tấn/ha [1, 334]. Một số loại cây khác nh khoai lang, sắn cũng tăng đáng kể.

Đi đôi với trồng trọt, ngành chăn nuôi có những chuyển biến khá, chăn nuôi lợn có những chuyển biến đáng mừng, đa tỷ lệ đầu lợn 1966 lên 8 con/ha gieo trồng. Chăn nuôi lợn tập thể từ 87 cơ sở năm 1965 lên 103 cơ sở năm 1966, gia cầm đều tăng nhanh về số lợng. Chính sự phát triển mạnh mẽ của

sản xuất, các Hợp tác xã đã làm tốt công tác chính sách với những gia đình có chồng con đi công tác B, C, gia đình thơng binh liệt sĩ già cả ...

Cùng với nông nghiệp các Hợp tác xã mua bán, tín dụng đi sâu vào phục vụ sản xuất. Trong chiến tranh ác liệt Hợp tác xã mua bán vẫn cố gắng duy trì phục vụ đời sống nhân dân, các hoạt động trao đổi vẫn diễn ra binh thờng. Thủ công nghiệp cũng có những bớc phát triển đáng kể, đã cung cấp nhiều mặt hàng cho sản xuất nông nghiệp, tiêu dùng cho nhân dân và các mặt hàng xuất khẩu nh : cót, thảm bẹ ngô...

Chiến tranh càng ác liệt, phong trào thi đua sản xuất của nhân dân Thọ Xuân càng lên cao, phong trào thâm canh tăng năng suất lúa phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Năm 1965 toàn huyện có 6 xã, 17 HTX đạt năng suất lúa trên 5 tấn/ha. Thắng Lợi và Đông Phơng Hồng vẫn là lá cờ đầu với năng suất đạt 7 tấn/ha. Thành tích đó đã đợc Bác Hồ gửi th khen ngợi. Đây là hai HTX trong 5 HTX trên toàn miền Bắc đợc Bác Hồ gửi th khen ngợi. Huyện đã tổ chức long trọng lễ đón mừng th Bác và phát động phong trào “Làm theo lời Bác, đuổi kịp và vợt các điển hình tiên tiến”. Cuối năm 1960 thủ tớng Phạm Văn Đồng lại về thăm huyện và thăm HTX Đông Phơng Hồng và khen ngợi những thành tích mà nhân dân Thọ Xuân đã đạt đợc.

Bớc sang năm 1967, vụ chiêm xuân toàn huyện đợc mùa lớn, thành quả đó là do sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của các cấp Uỷ Đảng của huyện. Mặc dù vụ mùa gặp hạn nặng, nhng toàn huyện đã có 15 xã, 41 HTX đã đạt 5 tấn thóc/ ha trở lên. Các điển hình Đông Phơng Hồng và Thắng Lợi vẫn đạt 7 tấn / ha. Khu tả ngạn sông Chu có nhiều khó khăn, nhng cũng có 3 xã, 14 HTX đạt 5 tấn/ ha, trong đó có HTX Thắng Lợi (Phú Yên) đạt đợc 6,1 tấn/ ha. Trong khó khăn đã xuất hiện nhiều gơng mặt giỏi, nhiều điển hình đã đợc tuyên d- ơng anh hùng lao động tiêu biểu là đồng chí Lê Trọng Đồng, chủ nhiệm HTX thắng lợi (Xuân Thành).

Phong trào “ba sẵn sàng” của thanh niên huyện đợc tặng thởng nhiều danh hiệu cao quý: Năm 1965 Tỉnh uỷ tặng cờ tiên tiến cho phong trào “Ba sẵn sàng”; Trung ơng Đoàn tặng cờ “Nguyễn Văn Trỗi” cho hai chi đoàn Thắng Lợi và Đông Phơng Hồng, Tỉnh Đoàn tặng cờ “ ba sẵn sàng” cho hai chi đoàn xí nghiệp Lâm Sản và xã Xuân Thiên. Phong trào “ba đảm đang” cũng có nhiều thắng lợi rực rỡ, phụ nữ đã vơn lên đảm trách công việc những công việc quan trọng trong huyện.

Sang năm 1968, mặc dù tình hình khách quan không thuận lợi, nhng sản xuất nông nghiệp vẫn giành đợc nhiều thắng lợi to lớn, nhờ có các phong trào thi đua của các giới các ngành trong sản xuất. Phong trào thi đua đuổi kịp và vợt Đông Phơng Hồng, Hạnh Phúc phát triển mạnh. Phong trào thâm canh tăng năng suất cây trồng trên toàn bộ diện tích có rất nhiều tiến bộ. Toàn huyện có 144 HTX với 956 đội sản xuất, qua cải tiến quản lý vòng 2 đã có 100% HTX chuyển lên bậc cao, 74 HTX đi vào tới tiêu chủ động. Toàn huyện nấu đợc 5.700 tấn vôi bón ruộng, trồng đợc 5.900 mẫu điền thanh giống mới (nông nghiệp 8, khe năm lùn) chiếm 90% diện tích, 80% số đội sản xuất thực hiện khoán nhóm khoán việc. Nhờ vậy, năm 1968 Thọ Xuân là huyện dẫn đầu phong trào thâm canh trong toàn tỉnh, đạt mục tiêu 5 tấn thóc/ ha, riêng vụ mùa năng suất lúa bình quân là 2.560 kg, đa năng suất của lúa cả năm đạt 5.134kg, có 20 xã với 62 HTX đạt 5 tấn trở lên [1, 348].

Trong bốn năm (1965-1968), mặc dù chiến tranh phá hoại của Mỹ ngày càng ác liệt, song những thành tựu về kinh tế của nhân dân Thọ Xuân đã khẳng định với chúng ta rằng: Dù chúng có đánh nhiều hơn nữa, chúng có quần ngày quần đêm thì cũng không thể nào đè bẹp đợc ý chí sắt đá tinh thần vơn lên của nhân dân Thọ Xuân. Đồng lúa vẫn vàng rực màu lúa chín, và những con ngời vẫn hăng say lao động với tinh thần “làm ngày không đủ

tranh thủ làm đêm”, “tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Chính tinh thần đó đã tạo nên một Thọ Xuân với lá cờ đầu tiên 5 tấn thắng Mỹ của tỉnh.

Một phần của tài liệu Thọ xuân trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973) (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w