Trên mặt trận văn hoá-giáo dục-y tế.

Một phần của tài liệu Thọ xuân trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973) (Trang 35 - 37)

Cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ đã đặt cả miền Bắc vào thời kì chiến đấu để tồn tại, và trên tất cả các mặt trận đều phải cùng nhau phấn đấu. Mặt trận văn hoá-giáo dục-y tế cũng vậy. Vợt lên mọi khó khăn gian khổ thiếu thốn nhân dân Thọ Xuân đã đạt nhiều thành tích quan trọng, những thành tich đó đã đợc Đảng, Nhà nớc khen tặng.

Trên mặt trận giáo dục: đây là mặt trận luôn đợc các cấp Uỷ Đảng, chính quyền quan tâm, bởi nó sẽ tạo ra thế hệ sau- thế hệ xây dựng đất nớc khi chiến tranh kết thúc. Chính vì vậy ngành giáo dục qua sự cố gắng cố gắng không ngừng đã đạt đợc những thành tựu chói sáng. Các trờng lớp trong chiến tranh vẫn đợc xây dựng với tất cả các cấp học. Ngoài ra huyện còn tổ chức các lớp bồi dỡng văn hoá phục vụ cho nhu cầu học tập của cán bộ các xã cũng nh nhân dân trong huyện.

Thời bình việc vận động con em nông dân đi học đã khó, trong chiến tranh lại còn khó khăn gấp bội. Bom Mỹ rầm rít suốt ngày đêm, nhng lòng hiếu học không khi nào tắt trên mảnh đất giàu truyền thống học hành khoa bảng, vì vậy mà số lợng học sinh Thọ Xuân không hề giảm sút mà còn tăng lên đáng kể. Tất cả trẻ em đến tuổi đều đợc đến trờng, cứ bình quân 3 ngời thì có 1 ngời đi học. Chiến tranh ngày càng ác liệt, các trờng lớp thờng xuyên bị đánh phá, không để cho việc học tập của các em bị gián đoạn, nhân dân các xã đã tự túc quyên góp các vật liệu tranh tre nứa lá dựng lên những ngôi trờng mới. Toàn huyện dấy lên phong trào “ Đội bom đi học”, “tìm trò mà dạy, tìm nơi mà đặt lớp”. Dới làn ma bom bão đạn của giặc Mỹ, hình ảnh các em học sinh đội mũ rơm đến trờng là hình ảnh thờng thấy ở huyện. Giặc Mỹ đánh phá ban ngày không thể học thì các em học ban đêm, nhng phải rất cẩn thận học

trong hầm không để ánh đèn le lói ra ngoài, chỉ cần một ánh đèn le lói giặc Mỹ sẽ ném bom rải thảm ở đó.

Giặc Mỹ ném bom với số lợng ngày càng tăng buộc các trờng lớp phải sơ tán để học tập tiếp, ở các xã nh: Thọ Minh, Thọ Hải, Bái Thợng... Các lớp phải phân tán đi các nơi để việc học tập đợc tiếp tục. Xung quanh các lớp này luôn luôn có hầm hào để các em trú ẩn khi có giặc đánh phá.

Mặc cho bom Mỹ đánh phá trờng lớp vẫn đợc tổ chức và đạt đợc những kết quả đáng mừng: Nhiều trờng đạt danh hiệu tiên tiến nh trờng cấp II thị trấn Thọ Xuân, cấp I Thọ Hải... Các kì thi học sinh giỏi đợc tổ chức liên tục, và luôn có các em đoạt giải cao trong các kì thi.

Cho đến năm 1968 toàn huyện đã có 37 trờng cấp I, 28 trờng cấp II và 2 trờng cấp III. Hầu hết các trờng đều chuyển hoạt động và đạt kết quả cao trong điều kiện chiến tranh ác liệt.

Song song với giáo dục là ngành y tế: Thọ Xuân trong chiến tranh là một trọng điểm đánh phá. Vì vậy công tác cứu thơng đợc chú trọng rất lớn, cùng với việc nhanh chóng cứu thơng là việc lập các bệnh xá và nhà hộ sinh ở tất cả các xã trong huyện. Có những trờng hợp quá nặng đã nhanh chóng đợc chuyển lên tuyến trên đảm bảo tính mạng cho nhân dân và các chiến sĩ bộ đội. ở các xã, các nữ hộ sinh tình nguyện đến từng gia đình để khám thai cho chị em phụ nữ. Đồng thời đợc sự chỉ đạo của y tế huyện trạm y tế xã đã tiến hành tiêm phòng cho nhân dân, ngoài ra còn tổ chức các hoạt động tuyên truyền h- ớng dẫn cho nhân dân làm công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh. Thực hiện lời dạy của Bác: “lơng y nh từ mẫu”, các y bác sĩ đã tận tình chạy chữa cho nhân dân, bộ đội khi có bệnh tật. Công tác tuyên truyền cho nhân dân biết sơ cứu cho những ngời bị thơng cũng đợc tổ chức rộng rãi. Nhiều cơ sở y tế đã trở thành lá cờ đầu trong huyện và tỉnh.

Cuộc chiến tranh với giặc Mỹ vô cùng gian khổ của các anh bộ đội, dân quân đã đợc vơi đi khi tiếng hát của đội văn nghệ huyện vang lên. Phong trào “tiếng hát át tiếng bom” luôn là một phong trào sôi nổi trong toàn huyện. Sau những trận đánh tiếng cời lại vang lên trên các trận địa, ngay trên mâm pháo các sân khấu đã đợc dựng lên và thế là chiến sĩ lại cùng hát với đội văn nghệ huyện. Bao mệt nhọc lo toan đã tan biến, chỉ còn đọng lại trong mỗi chiến sĩ, mỗi con ngời một niềm tin tất thắng vào ngày mai. ở Thọ Xuân ngoài đội văn nghệ lu động của huyện, các xã đều thành lập các đội văn nghệ. Các đội văn nghệ này đã đem lời ca tiếng hát của mình đi khắp các trận địa, các công trờng. Đội chiếu bóng lu động không kể ngày đêm trèo đèo, lội suối, vợt sông để đến với đồng bào các xã, các thôn. Hệ thống loa truyền thanh đợc toả rộng đến tận các xã, vì vậy dù chiến tranh ác liệt nhng tiếng nói chủ trơng đờng lối của Đảng vẫn thờng xuyên đến với nhân dân, củng cố thêm niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Tất cả những gì mà nhân dân Thọ Xuân đã đạt trong các lĩnh vực văn hoá-giáo dục-y tế, đã đóng góp phần không nhỏ trong công cuộc “thắng Mỹ” của cả nớc. Vợt qua những khó khăn gian khổ để vơn lên, đó là truyền thống của mảnh đất “địa linh nhân kiệt”- mảnh đất anh hùng.

Một phần của tài liệu Thọ xuân trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973) (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w