Tình hình chính trị xã hội, yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng đặt ra cho Thọ Xuân.

Một phần của tài liệu Thọ xuân trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973) (Trang 40 - 44)

ra cho Thọ Xuân.

Bớc vào cuối năm 1968 đầu năm 1969 ở cả hai miền Nam - Bắc, nhân dân ta đã làm nên những chiến công giòn giã. Đế quốc Mỹ ngày càng lún sâu vào cuộc chiến, và ngày càng gặp những tổn thất nặng nề. ở miền Nam Mỹ

phải thừa nhận sự thất bại chiến lợc “ Chiến tranh cục bộ”, ở miền Bắc Mỹ phải từng bớc xuống thang và cuối cùng là tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại. Chính những thắng lợi to lớn đó của nhân dân ta, buộc đế quốc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán tại Pari bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Lúc này phong trào phản chiến đòi Mỹ chấm dứt chiến chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam cũng lên cao trên thế giới và trong nhiều giới nhân dân Mỹ. Lính Mỹ tại miền Nam Việt Nam thì mệt mỏi rã rời và luôn trong tâm trạng lo sợ bị tiêu diệt. Trong tâm trạng đó lính Mỹ luôn thờng trực trong đầu câu hỏi: Họ chiến đấu cho ai ? Họ chiến đấu vì cái gì ? Vì nớc Mỹ ? Rõ ràng trong hàng Mỹ lính Mỹ bắt đầu bị phân tán.

Đứng trớc tình hình đó giới cầm quyền Mỹ vấn ngoan cố “thua keo này ta bày keo khác”. Cuối năm 1968 Nichxơn trúng cử tổng thống, trớc đó ông ta rêu rao rằng sẽ giải quyết vấn đề chiến tranh Việt Nam. Nhng khi lên làm tổng thống nớc Mỹ, Nichxơn đã trở mặt. ông ta cho ra đời “học thuyết Nichxơn”, và đa ra chiến lợc “ Việt Nam hoá chiến tranh”. Mục đích của chiến lợc này là Mỹ đa dần quân Mỹ về nớc, nhằm xoa dịu và lừa bịp làn sóng phản chiến đang dâng cao trong lòng nớc Mỹ và trên thế giới. Thực hiện chiến lợc “Việt Nam hoá chiến tranh” của Nichxơn, ở miền Nam Mỹ tiếp tục thực hiện kế hoạch bình định lấn chiếm tăng số quân Ngụy và mở những cuộc tấn công lớn. ở miền Bắc Mỹ thi hành một cuộc chiến tranh “thầm lặng” không công khai. Mới đầu chúng cho một số máy bay đi trinh thám, đặc biệt là trên các tuyến đờng quan trọng nh đờng mòn Hồ Chí Minh, đờng Quốc lộ 1A, đ- ờng sắt… Nh vậy, mặc dù Mỹ thất bại trong việc mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc lần thứ nhất, nhng chúng không hề từ bỏ kế hoạch mở rộng chiến tranh, chúng đang cố gắng thực hiện cái gọi là “ Cố đấm ăn xôi”, với mục đích giành lại thế thợng phong trên chiến trờng. Tất cả những hành động đó

của Mỹ chỉ nh đổ thêm dầu vào lửa mà thôi. Nhân dân Việt Nam vẫn đồng sức đồng lòng, hăng hái chống Mỹ đến cùng với tâm niệm “ Toàn thắng sẽ thuộc về ta”. Tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm đánh giặc ngoại xâm đó có phải chăng là tinh thần từ ngàn xa vọng lại, là “ Hào khí Đông A” trong ba lần chiến thắng quân Nguyên -Mông ? Và cũng chính kế sách của ông cha để lại cho ngày nay, nh vị tớng tài năng kiệt xuất của dân tộc Trần Hng Đạo trớc khi lâm chung đã bày cho kế sách giữ nớc: “Vua tôi đồng lòng, cả nớc hoà một thì thắng”, “ Phải khoan th sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc” [3, 174].

Niềm tin “tất thắng” của nhân dân ta đã biến thành hành động, tất cả những cuộc hành quân lớn của Mỹ - Ngụy ở miền Nam đều bị đánh bại. Đặc biệt sự thất bại thảm hại của giặc Mỹ khi ta mở cuộc tiến công chiến lợc Xuân hè 1972 trên toàn niềm Nam. Cuộc tiến công này với 3 hớng chính: Đờng số 9 Trị - Thiên, Bắc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Kết quả quân Ngụy sụp đổ từng mảng và suy yếu nghiêm trọng, chiến lợc “Việt Nam hoá chiến tranh” đứng trớc nguy cơ bị thất bại hoàn toàn. Trớc hoàn cảnh ngoặt ngoèo đó, chính quyền Nichxơn có nguy cơ phải kí vào hiệp định Pari, nhng dờng nh t t- ởng “Cố đấm ăn xôi” đã ăn sâu vào đầu các chính khách Mỹ. Nichxơn đại diện cho nhà trắng đã phát động một cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc lần thứ 2 với tính chất huỷ diệt cao, nhằm “cứu vãn tình hình” để kí hiệp định Pari trên thế thắng và rút lui trong danh dự.

Thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 ra miền Bắc, Mỹ đã cho sử dụng một lực lợng lớn không quân và hải quân, với nhiều loại vũ khí phơng tiện chiến tranh hiện đại nh: máy bay F4, F111 (cánh cụp cánh xoè), B52; Các loại bom nh bom từ trờng, bom laze…Lần này đánh miền Bắc chúng dùng chiến lợc đánh rải thảm chớp nhoáng, ồ ạt, bất ngờ. Mỹ tin rằng với chiến lợc này chúng sẽ “đa miền Bắc về thời kì đồ đá”, và cắt đứt nguồn chi viện cho miền Nam. Cuộc tấn công ra miền Bắc ngày càng ác liệt, đặc biệt là 12 ngày

đêm (19-12-1972 đến 30-12-1972), chúng đánh vào Hà Nội và một tất cả các thành phố lớn khác ở miền Bắc.

Thanh Hoá nói chung, Thọ xuân nói riêng là những vị trí có tầm chiến l- ợc quan trọng của miền Bắc. Chính vì vậy, đế quốc Mỹ đã không từ ngày đêm, thời tiết chúng liên tục quần đảo đánh phá.

Đứng trớc những chuyển biến phức tạp của cuộc chiến, Trung ơng Đảng đã ra chỉ thị cho tất cả các tỉnh, huyện, xã thực hiện công cuộc khôi phục phát triển kinh tế - văn hoá và luôn luôn cảnh giác với những âm mu mới của đế quốc Mỹ.

Nhận đợc chỉ thị của Trung ơng, ngày 15-2-1969 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã xác định nhiệm vụ trớc mắt là “Tích cực đảm bảo đáp ứng tốt mọi nhu cầu nhân lực cho sản xuất và chiến đấu trong giai đoạn quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc để giành thắng lợi quyết định, chú trọng đảm bảo giành một lực lợng thích đáng cho giao thông vận tải, kiến thiết cơ bản để tranh thủ mọi thời cơ sửa chữa và xây dựng nhanh chóng các cầu cống, đờng sá trong tỉnh, sửa chữa và sản xuất kịp thời các phơng tiện vận tải phục vụ đắc lực nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến” [3, 177].

Thực hiện chỉ thị của Trung ơng và của tỉnh, đồng thời nhận định rõ tình hình. Đảng bộ, nhân dân huyện Thọ Xuân đã nhanh chóng chuyển hớng đấu tranh cách mạng sang tình hình mới với khẩu hiệu: “Tăng gia sản xuất, ổn định đời sống nhân dân” . Tất cả các điểm yếu, cầu cống, sân bay Sao Vàng đợc sửa chữa đa vào hoạt động. Lới lửa phòng không đợc nâng lên một tầm mới, với nhiều loại vũ khí đợc sửa chữa thay thế sẵn sàng nhả đạn khi giặc Mỹ xâm phạm bầu trời. Các đội rà phá bom mìn đợc thành lập. Các công trình thuỷ lợi đợc sửa chữa nh đập Bái Thợng, trạm thuỷ nông Bàn Thạch. Sản xuất đi vào ổn định và đạt kết quả cao , giống mới, công tác tới tiêu đợc chú trọng.

Bớc sang những năm 1970, nguy cơ một cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2 của đế quốc Mỹ lại rình rập.Trớc tình hình đó tháng 6 năm 1970 đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VII đã đợc tổ chức tại hội trờng Đông Phơng Hồng (Thọ Hải). Đại hội đã nâng cao một bớc nhận thức, chiến đấu, tinh thần cách mạng tiến công nhằm thực hiện tốt các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ơng và của Tỉnh uỷ. Đại hội đề ra nhịêm vụ trong giai đoạn 1970-1972 là: Tích cực chi viện cho tiền tuyến góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lợc phát triển kinh tế của địa phơng, tập trung giải quyết vấn đề lơng thực, thực phẩm góp phần đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, cải thiện đời sống nhân dân [1, 355]. Chỉ thị của huyện uỷ đi vào nhân dân đ- ợc mọi ngời dân thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và đạt những thành quả to lớn. Những thách thức và con đờng đúng đắn mà huyện lựa chọn đã làm cho Thọ Xuân ổn định mọi mặt và bớc vào cuộc chiến với tâm thế của một ngời chiến thắng.

Một phần của tài liệu Thọ xuân trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973) (Trang 40 - 44)