Hình ảnh con Trâu trong thành ngữ, tụcngữ, ca dao

Một phần của tài liệu Hình ảnh con vật trong tâm thức người việt qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao (Trang 80 - 82)

2. Hình ảnh một số con vật in dấu sâu đậm

2.3.1 Hình ảnh con Trâu trong thành ngữ, tụcngữ, ca dao

Nói chuyện trâu, G.S Đào Thản có những dòng mở đầu sau đây: "Là đầu cơ nghiệp - công đức con trâu - bức tranh tam đa - tuyệt vời nhân cách hoá - ai dám giết trâu - về tập tục chọi trâu - nhớ tuổi chăn trâu - biểu tợng và chất thơ - trâu đen trâu đỏ - con trâu đi trớc" (4, T.32).

Có thể nói trong một nớc sản xuất nông nghiệp lúa nớc, con trâu luôn luôn đợc kể đến nh một con vật tiêu biểu, một nhân vật và hình tợng tiêu biểu. Trâu là gia súc số một, một tài sản quan trọng trong mỗi gia đình. Trâu là sức kéo, sức lao động chính, là cộng tác đắc lực, là ngời bạn tri kỷ của nhà nông.

Qua số liệu điều tra cha thật kỹ lỡng nhng hình ảnh con trâu đợc xuất hiện khá nhiều trong thành ngữ, tục ngữ ca dao ngời Việt; trong số10 con vật có tần suất cao nhất là gà, chó, bò, trâu, mèo, lợn, quạ, cá, chim, vịt, ong (số liệu thống kê thành ngữ của Nguyễn Thuý Khanh) đều là những con vật thân thiết gần gũi với nhà nông.

Có ngót 30 thành ngữ, hơn 60 tục ngữ và một số bài ca dao đã đề cập đến con trâu. Nhiều đặc điểm, thuộc tính của trâu về hình dáng, kích thớc, tính nết, thói quen, giá trị sử dụng, quan hệ với ngời và các con vật khác, đợc dùng làm biểu tr- ng cho con ngời. Đồng thời cũng phản ánh quan niệm, phong tục tập quán, điều kiện sống, thân phận cũng nh điều kiện lịch sử của dân tộc trong mấy ngàn năm lại nay.

"Con Trâu là đầu cơ nghiệp", câu tục ngữ nói lên giá trị vật chất to lớn của con trâu còn đợc bổ sung minh hoạ bằng nhiều thành ngữ, tục ngữ khác "Ruộng sâu trâu nái" là hai thứ cơ bản và cũng là hai tiêu chuẩn chứng tỏ sự giàu có của ngời nông dân. Còn tầng lớp trên ở nông thôn thì thành ngữ dùng đến số lợng tuyệt đối mà họ có "Ba bò chín trâu", "Chín đụn mời trâu" cho đến "trăm trâu".

Nghề nông mà không có trâu thì trăm điều vất vả. Vì vậy nh một quy luật tất yếu, đã "làm ruộng" thì "phải có trâu" cũng nh làm giàu thì phải "có thóc", "có vợ". Chính vì thế vị trí của con trâu luôn đợc mọi ngời xem là một việc trọng đại nh "tậu trâu", "mua trâu" gắn liền với lấy vợ khi con trai trởng thành:

"Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà Cả ba việc ấy thật là khó thay".

Trong hoàn cảnh đó, những kẻ "lái trâu" có điều kiện tha hồ mà lừa gạt, ngời nông dân phải thốt lên trớc một thực tế khách quan: "Thật thà cũng thể lái trâu".

Gắn bó với trâu, am hiểu con trâu ngời nông dân có rất nhiều kinh nghiệm khi "tậu trâu", "mua trâu" mong sao tìm đợc một cơ nghiệp thật hoàn hảo:

- Trâu cổ cò, bò cổ giải - Trâu tóc chóp, bò mũ mấn

- Trâu nghiến hàm, bò bạch thiệt".

Những đặc điểm hình dáng cũng đợc quan tâm tờng tận:

"- Đầu thanh cao tiền, thấp hậu chẳng tậu thì sao? - Lng tôm tít, đít tôm càng

- Tai lá mít, đít lồng bàn..."

Cặn kẽ chi tiết đến từng màu sắc của lông, vết chai trên sừng, từng chiếc khoang, chiếc xoáy trên cơ thể con trâu. Dới con mắt giàu kinh nghiệm, những dấu hiệu ngoại hình cũng đã bộc lộ đợc thể chất và tính nết, khả năng của con vật:

"- Đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt. - Khoang tốt, khoáy cũng tốt.

- Tóc tang, khoang nạng, vành trừng Trong ba loài ấy xin đừng có mua. - Tam tinh khoáy sọ thì chừa

- Đốm đuôi sát chủ thì đa vào nồi".

Không phải ngẫu nhiên trong tục ngữ lấy con trâu ra nhắc nhở sự cẩn trọng trong kinh doanh, tính toán "Sai con toán, bán con trâu".

Là con vật rất gần gũi thân thiết với nhà nông, nó đợc xem nh ngời bạn, ngời cộng sự đắc lực. Hình ảnh "Trâu ơi ta bảo trâu này, trâu ăn no cỏ trâu cày với ta" trong ca dao của ngời Việt đã khắc hoạ bức tranh quê gần gũi, thân thiết cũng là biểu tợng của sự khát vọng của thanh bình, hạnh phúc:

"Rủ nhau đi cấy đi cày

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lu, Trên đồng cạn, dới đồng sâu Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa".

Ca dao cũ nói về con trâu, nhiều ngời nhắc đến bức tranh tam đa "Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa". Hình ảnh con trâu trong bài ca này thật đáng tự hào. Nó cũng phản ảnh lòng tin của ngời nông dân đối với cống hiến của con trâu, hiểu biết đức độ của trâu, tâm huyết với trâu nên đã nâng trâu lên ngang tầm là bạn với con ngời.

Vị thế trong ca dao những hình ảnh nh chim loan, phợng không phải chỉ là độc quyền của hình ảnh đẹp mà hình ảnh con trâu cũng đợc con ngời chọn lọc biểu tợng cho tình cảm thật nên thơ:

Đồng kia bãi nọ biết đâu mà tìm".

Tuy thế, những đặc điểm ngoại hình, những tập tính không mấy thanh lịch của trâu cũng đợc con ngời nói đến khá nhiều trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Ví nh: "Trâu chậm", "Trâu ác", "Đàn gảy tai trâu", "Đầu trâu mặt ngựa", "Trâu buộc ghét trâu ăn", "Trâu cày ghét bò buộc", "Trâu lấm vẫy quanh", "Ngu tầm ngu, mã tầm mã",...

Dù sao đi nữa thì con trâu đối với ngời Việt cũng đã đạt tới biểu tợng của nền văn hoá dân tộc đợc xem là thần tợng cao đẹp, hoàn hảo.

Một phần của tài liệu Hình ảnh con vật trong tâm thức người việt qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w