Phân biệt các khái niệm: thành ngữ, tụcngữ, ca dao

Một phần của tài liệu Hình ảnh con vật trong tâm thức người việt qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao (Trang 26)

4. Về các khái niệm liên quan đến đề tài:

4.2 Phân biệt các khái niệm: thành ngữ, tụcngữ, ca dao

Đề tài "Hình ảnh các con vật trong tâm thức ngời Việt" đợc thực hiện trên dẫn liệu thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Với 3 đối tợng làm dẫn liệu ngôn ngữ này, trong thực tế sử dụng cũng nh trong nghiên cứu khoa học, ngời ta thờng đặt thành

ngữ bên cạnh tục ngữ, đặt tục ngữ bên cạnh ca dao để so sánh về các mặt: nội

dung, hình thức, chức năng của chúng.

Nh mục đích của luận văn là tìm hiểu "Hình ảnh của các con vật trong tâm thức ngời Việt", việc nhận diện, phân biệt các khái niệm vừa đợc nói đến chỉ có

tính chất làm rõ bản chất của các hình thức ngôn ngữ, văn chơng nh là các phơng tiện chuyển tải nội dung của "Tâm thức về con vật".

4.2.1. So sánh phân biệt: thành ngữ và tục ngữ

Đọc lại lịch sử vấn đề phân biệt thành ngữ và tục ngữ với những đóng góp của các nhà nghiên cứu văn học dân gian cũng nh các nhà nghiên cứu ngôn ngữ từ Chu Xuân Diên, Đinh Gia Khánh, Lê Chí Quế... cho đến Nguyễn Văn Mạnh, Cù Đình Tú, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châu..., chúng tôi nhận thấy có thể phân biệt thành ngữ và tục ngữ với những tiêu chí tổng hợp sau:

a, Về nội dung ý nghĩa

Nội dung của thành ngữ là nội dung của khái niệm. ý nghĩa mà thành ngữ biểu thị là nghĩa bóng toát ra từ toàn bộ kết cấu chứ không phải suy ra từ ý nghĩa của mỗi thành tố. Ví nh thành ngữ: "ăn chó cả lông" biểu thị nghĩa: "Chê những kẻ tham lam vơ vét tất cả, không bỏ thứ gì"(38, T.12); hoặc thành ngữ: "đứt đuôi con nòng nọc" ý nói: "chắc chắn là thế, không thể khác đợc". Rõ ràng thành ngữ là những đơn vị có nghĩa "Hình tợng và gợi cảm"(Nguyễn Thiện Giáp, Vũ Đức Nghiệu) đồng thời nó cũng mang "Tính biểu trng, tính dân tộc, tính hình tợng cụ thể và tính biểu thái"(Đỗ Hữu Châu).

Nội dung của tục ngữ là nội dung của phán đoán. Tục ngữ nêu lên một kinh nghiệm sâu sắc, một nhận định cụ thể, một phơng châm xử thế, một quan niệm, một kết luận. Vì vậy, ý nghĩa của tục ngữ có thể suy ra từ ý nghĩa của các thành tố. Ví nh câu tục ngữ: "Muốn ăn cá, phải thả câu"(vừa có nghĩa đen vừa có nghĩa bóng, đợc dùng theo nghĩa bóng) nêu một nhận định cụ thể: "Muốn đợc hởng quyền lợi thì phải tốn công sức"(38, T.208); hoặc câu tục ngữ: "Làm ruộng không trâu, làm giàu không thóc": "Nói lên tầm quan trọng của con trâu đối với nhà nông, chẳng khác gì thóc là biểu hiện của sự giàu có ở nông thôn"(38, T.169).

b, Về chức năng

Thành ngữ có chức năng định danh (gọi tên một khái niệm, một hình ảnh, một trạng thái) và chỉ là một bộ phận cấu tạo nên câu. Ví nh: "Chỉ buộc chân voi" là một thành ngữ để "gọi tên" một việc làm vô bổ: "Việc làm cho phải phép, cho đúng thủ tục, chứ thực chất chẳng chắc chắn, chẳng ăn thua gì"(37, T.154). Thành ngữ trên khi sử dụng vào lời nói, trong câu, chỉ đợc coi nh một đơn vị từ vựng, nh từ: "Nó che chắn kín nhẽ cả rổi, bầy giờ lập ban thanh tra thì có ăn nhằm gì, chẳng qua là "chỉ buộc chân voi" mà thôi."(37, T.154).

Khác với thành ngữ, tục ngữ có chức năng thông báo(diễn đạt một ý trọn vẹn). Ví nh: "Còn gà trống, gà mái thì còn gà giò" diễn đạt trọn vẹn một ý: "còn

điều kiện cần thiết thì còn có thể phát triển"; hoặc: "Không có cá, lấy cua làm trọng" diễn đạt ý: "Có thứ gì dùng thứ ấy, không đòi hỏi kén chọn"(38, T.161).

c, Về hình thức cấu tạo (ngữ pháp)

Thành ngữ có cấu tạo ngữ pháp của một cụm từ cố định (phân biệt với từ ghép, cụm từ tự do), có kết cấu bền vững, rất khó đảo tố.

Trái lại, hầu hết tục ngữ có cấu tạo của một câu.

Để chốt lại nội dung hai đơn vị thành ngữ và tục ngữ, chúng tôi xin đợc nêu dẫn các định nghĩa trong từ điển chuyên ngành:

"Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định, có tính nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là không có nghĩa đen và hoạt động nh một từ riêng biệt ở trong câu"(36, T.271).

"Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là đúc rút kinh nghiệm, tri thức dới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh, dễ nhớ, dễ truyền"(23, T.310).

Với thành ngữ, có thể nói thêm: nó là sản phẩm ngôn từ của nhân dân. Thành ngữ phản ánh nhiều yếu tố văn hoá dân gian đợc tích tụ lâu đời và đợc nhân dân sử dụng một cách thành thạo, nhuần nhuyễn trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Do vậy, trớc hết nó là đối tợng nghiên cứu của các nhà nghiên cứu văn học dân gian. ở phơng diện này, các nhà nghiên cứu mới chỉ chủ yếu xét trên cơ sở nội dung ngữ nghĩa thuần tuý mà ít đi sâu vào khai thác ở mặt cấu trúc ngôn ngữ. Dới góc độ ngôn ngữ học, sự nhận diện thành ngữ đợc đặt trong sự so sánh phân biệt với các đơn vị thấp hơn nó nh từ đơn, từ ghép; với các đơn vị cùng bậc nh cung từ tự do và đợc xét trên nền của "cụm từ cố định" nói chung; thành ngữ lại đợc so sánh với đơn vị ngôn ngữ ở bậc cao hơn là tục ngữ (câu).

Do có sự khác nhau về nội dung ý nghĩa, về chức năng, về hình thức cấu tạo ngữ pháp nên có thể nói khả năng biểu đạt tâm thức của mỗi loại về trí tuệ, tình cảm, tâm lí, tâm linh,... trong thành ngữ và tục ngữ, có sự khác nhau rất nhiều. Sự khác nhau này sẽ đợc nói đến trong chơng II và chơng III của luận văn.

4.2.2 Về "ca dao"

"Ca dao" còn gọi là "phong dao". Thuật ngữ ca dao đợc dùng với nhiều nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Theo nghĩa gốc thì "ca" là bài hát có khúc điệu, "dao" là bài hát không có khúc điệu. Ca dao là danh từ ghép chỉ chung toàn bộ những bài hát lu hành phổ biến trong dân gian, có hoặc không có khúc điệu. Trong trờng hợp này, ca dao đồng nghĩa với dân ca"(23, T. 27).

Ca dao - dân ca Việt Nam vốn có lịch sử lâu đời và phát triển khắp các miền đất nớc, do đó phần lời thơ của nó cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Các nhà chuyên môn phải chia ca dao truyền thống thành nhiều loại để nghiên cứu nh: ca dao - dân ca lao động, ca dao - dân ca nghi lễ - phong tục và ca dao - dân ca sinh hoạt ( Đinh Gia Khánh)... Hoặc là phân loại ca dao theo chủ đề, đề tài, quan hệ nh quan hệ thiên nhiên, quan hệ xã hội (Vũ Ngọc Phan). Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi chỉ đề cập đến những bài ca dao ( phần lời thơ) có liên quan đến "Hình ảnh các con vật trong tâm thức ngời Việt". T liệu ca dao thuộc đề tài loài vật, hình ảnh các con vật cũng có đến hàng trăm đơn vị câu, bài. ở đây, chúng tôi cha thể làm công việc thống kê, khảo sát đầy đủ các đơn vị ca dao loại này nh thành ngữ và tục ngữ mà chỉ là nêu dẫn, phân tích một số lời ca có thể đợc xem nh là tiêu biểu nói về tâm thức của ngời Việt qua hình ảnh một số con vật trong ca dao.

Xét ca dao trong tơng quan với tục ngữ, các nhà nghiên cứu văn học dân gian nh Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, Lê Chí Quế đã xếp tục ngữ vào bộ phận "Lời ăn tiếng nói của nhân dân", còn ca dao - dân ca thì đợc xếp vào "Các thể loại trữ tình dân gian"(8, T. 838).

Trong diễn xớng dân gian cũng nh trong thực tế sử dụng, ngời ta thấy tục ngữ là những câu nói(vần vè) còn ca dao là những câu hát, bài ca. Nếu nh tục ngữ thiên về lí trí, trí tuệ, đúc kết kinh nghiệm, triết lí, thì ca dao - dân ca thiên về tình cảm, biểu hiện lòng ngời. Ca dao, vì thế đợc coi là thơ ca dân gian đích thực. Ca dao - dân ca có bản chất chung là trữ tình nên đợc coi là điệu tâm hồn của từng tộc ngời - dân tộc; ca dao in dấu rất rõ bản sắc quê hơng, dân tộc, do đó có thể tìm ra chữ "tâm" trong từ tâm thức về bất cứ hiện tợng văn hoá nào của đời sống dân tộc. Mọi cảm nghĩ, cảm xúc trạng thái tinh thần, tâm hồn của dân tộc đều in dấu trong ca dao - dân ca.

Tiểu kết

Nói tâm thức của một dân tộc là nói tới nhận thức, tình cảm, tâm lý, tâm linh, ý thức, t duy, phong cách t duy, đặc trng t duy, kiểu tri nhận của dân tộc đó đợc biểu hiện trên nhiều thành tố và lớp văn hóa khác nhau. Tâm thức của các dân tộc, nhìn chung là khác nhau đã dẫn đến cách quan niệm về thế giới của các dân tộc cũng khác nhau.

Thế giới biểu tợng và thế giới thực tại đợc thể hiện thành những kiểu lựa chọn của mỗi cộng đồng và cá nhân so với cộng đồng và cá nhân khác. Nét khu biệt của tất cả các kiểu lựa chọn làm cho các nền văn hoá khác nhau là độ khúc xạ qua ngôn ngữ của các dân tộc. Ngôn ngữ gắn chặt với văn hoá trong quan hệ biện chứng của hai đối tợng này. Các đặc trng văn hoá đợc bộc lộ quá rõ trong ngôn ngữ dân tộc. Và chính ngôn ngữ dân tộc đã hàm chứa trong mình nhiều điều bí ẩn mà phải giải thích bằng một cách khác.

Ngôn ngữ là phơng tiện chủ yếu và cũng là điều kiện để các thành tố khác của văn hoá nảy sinh, hoạt động và phát triển. Đồng thời, chính ngôn ngữ là một trong những thành tố đặc trng nhất của bất cứ nền văn hoá dân tộc nào. Vì vậy đã có ý kiến cho rằng: ngôn ngữ của một dân tộc đã thực hiện "chức năng đặc trng dân tộc", "Là tấm gơng thực sự của nền văn hoá dân tộc"(Nguyễn Đức Tồn, Nghiên cứu đặc trng văn hoá dân tộc qua ngôn ngữ và t duy ngôn ngữ, 1993).

Ngợc lại, văn hoá lại quy định những xu hớng, đối tợng phản ánh của ngôn ngữ. Vì vậy, trong ngôn ngữ dân tộc bên cạnh các đặc điểm chung phổ quát toàn nhân loại còn có những yếu tố chỉ đặc trng cho nền văn hoá dân tộc ấy. Ví nh hình ảnh con trâu, từ "trâu" là biểu tợng riêng của ngời Việt. Còn hình ảnh"chuột túi" (kăngguru) là biểu tợng cho đất nớc - dân tộc ôxtrâylia. Đó cũng là những khái niệm, kinh nghiệm lịch sử - văn hoá phù hợp với điều kiện sống, phong tục tập quán, tâm lý, tâm linh dân tộc, v.v...Từ đó, các nhà nghiên cứu đã đa ra nhận xét: "Từ của ngôn ngữ này không bao trùm từ của ngôn ngữ khác".

Tìm hiểu "Hình ảnh các con vật trong tâm thức ngời Việt" trên nền cảnh của các đặc trng văn hoá Việt Nam.Trở về với mối quan hệ ngôn ngữ - nhận thức - văn hoá nói chung và về các con vật, thế giới động vật nói riêng; cũng nh việc xác định nội hàm của các khái niệm "tâm thức", "thành ngữ", "tục ngữ", "ca dao" chính là xây dựng những luận điểm xuất phát có căn cứ, cơ sở khoa học để tìm ra "kiểu tri nhận" của ngời Việt, những đặc trng t duy của dân tộc đợc thể hiện trong quan niệm, thái độ ứng xử với các con vật, một thành tố không nhỏ của văn hoá Việt Nam.

Chơng II

Bức tranh ngôn ngữ về hình ảnh con vật trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao

Trong chơng I, " Những cơ sở lý luận liên quan đến đề tài" của luận văn, chúng tôi đã tiến hành hệ thống hoá và khẳng định lại mối quan hệ giữa ngôn ngữ

và văn hoá. Mối quan hệ này nh nhiều nhà nghiên cứu đã có quan điểm chung là

không xét theo đơn tuyến, "tay đôi" giữa " văn hoá - ngôn ngữ " mà xét nó trong thế bộ ba : Ngôn ngữ - Văn hoá - Nhận thức . Có thể hình dung mối quan hệ trên nh là quan hệ ba bức tranh: Bức tranh về các sự vật, hiện tợng trong thế giới

khách quan; Bức tranh về ý niệm , biểu tợng... trong đầu óc con ngời và Bức tranh thế giới đợc chiếu lại qua ngôn ngữ.

Hàng trăm con vật của thế giới khách quan, đang tác động trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống hàng ngày của con ngời. Muốn tìm hiểu tâm thức ngời Việt xung quanh hình ảnh con vật trên dẫn liệu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, nhất thiết ta phải khảo sát bức tranh ngôn ngữ "(thế giới đợc chiếu lại), qua từ vựng - ngữ nghĩa xung quanh hình ảnh các con vật, để qua đó thấy đợc, hiểu đợc "cách nhìn", "cách cảm", "cách nghĩ", "cách t duy" hay nói một cách khác là nhận thức và tình

cảm của ngời Việt về các con vật.

Với nguồn t liệu quá rộng: khoảng 330 đơn vị thành ngữ, gần 550 câu tục ngữ và hơn 1400 câu, bài ca dao; với khả năng có hạn và do yêu cầu khuôn khổ của luận văn, bức tranh ngôn ngữ về hình ảnh các con vật, chúng tôi chỉ mới thống kê, khảo sát và miêu tả đợc ở hai loại đơn vị dẫn liệu là thành ngữ và tục ngữ. Riêng ca dao (phần khảo sát, thống kê cha làm đợc thật đầy đủ và chính xác). Quá trình phân tích chứng minh, chúng tôi sẽ đề cập đến ở mức độ lựa chọn những câu, những bài tiêu biểu gắn với nhận thức, tình cảm, tâm linh... về một số con vật gần gủi, thân thiết trong đời sống vật chất và tinh thần của tộc ngời Việt.

Sau đây là kết quả thống kê, khảo sát phần Thành ngữ, Tục ngữ, Ca dao của ngời Việt:

1. Kết quả thống kê, khảo sát phần Thành ngữ, Tục ngữ, Ca dao

ơ

1.1 Thành ngữ (từ ngữ, hình ảnh về các con vật)

TT Tên

con vật Từ ngữ và hình ảnh từ ngữ Quan hệ kết hợp Tần xuất Tỷ lệ % Ghi chú

1 Cá mè, cá sộp, cá lóc, cá đối, cá trê2, con giếc, con rô; cá mòi, cá chiên; cá lớn, cá lú; cá rán, cá giỏi; nheo3, lăng, vợc. Cá - nớc2, cá-chim2, cá - chậu, cá - thớt, cá bể - chim trời2, Cá bể - chim rừng, cá - rọ, cá - canh; cá - tôm, cá - cua, lăng - vực; săn sắt - cá sộp; con rô - con diếc, cá mòi - cá chiên, đầu cá - đầu tôm. 33 8,0% ( 2 : 2 lần xuất hiện) 2 Chó Chó đen, chó điếm, chó cùng, chó ghẻ, chó liếm cối, chó cụp đuôi, chó mặc váy; yêu chó, thịt chó; ngu, dại. Chó - chim4 Chó - ruồi 29 7,0% (4 lần) 3 Gà nhà, gà đồng, gà rừng, gà trống, gà chọi, gà trống thiến; gà mái, gà mắc đẻ, mẹ gà, trứng gà; gà què, gà cắt tiết2 Gà - vịt4 Gà - cá Cơm - gà 26 6,3% 4 lần 4 Mèo (mỉu)

Mèo già, mèo mù, mèo mất tai; mèo mả, mèo đàng; mèo dấu cứt, miệng mèo Mèo - chó5 Mèo - chuột 4 Mèo - mỡ 2 Mèo - cá 2 Mèo - gà Mèo - cáo Mèo - mèo 22 5,3% 5 lần

5 Voi Chết voi Voi - ngựa2 Voi - chó Voi - chấu Voi khoẻ Voi - to. 22 5,3% 6 Thân bò, đầu bò, bụng bò, dạ bò, hàm trên, trắng răng; vẽ bò, bán bò, mổ bò; bò cỡi, bò đá, lo bò, mất bò, bò rống; ngu, dốt. Bò - ễch ơng Bò - rơm Bò - chuồng 2 Bò - nhà táng 20 4,8%

7 Chuột Chuột chù2, chuột ngày,

chuột kẹp, chuột lột, chuột chạy2; chuột sa2,

chuột phải khói; chuột to, chuột con, mặt chuột; chạy, trốn, nhăn, ớt, thì thụt, lờ đờ, hôi. Dơi - chuột3 Chuột - gạo Chuột - mỡ Chuột - sào 18 4,3% 3 lần 8 Hổ Hùm12, hổ4, cọp2, miệng hùm3, râu hùm, hang hùm, oai hùm; tránh hùm, thả hổ, mắc hổ; miệng cọp, hang

Một phần của tài liệu Hình ảnh con vật trong tâm thức người việt qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w