Hình ảnh con Cò trong tâm thức ngời Việt

Một phần của tài liệu Hình ảnh con vật trong tâm thức người việt qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao (Trang 75 - 79)

2. Hình ảnh một số con vật in dấu sâu đậm

2.2.2 Hình ảnh con Cò trong tâm thức ngời Việt

Trong số các loài chim xuất hiện trong tục ngữ, thành ngữ, ca dao thì con cò và hình ảnh con cò chiếm một vị thế đặc biệt. Văn hoá Việt Nam - văn hoá văn minh nông nghiệp lúa nớc, bên cạnh cây lúa không thể thiếu hình ảnh con cò. Có điều so với ca dao cò trong thành ngữ, tục ngữ đợc nói đến hơi đơn điệu, cộc lốc và chủ yếu phản ánh nhận thức mặt hạn chế của cò:

" Chơi cò , cò mổ mắt " "Cốc mò cò xơi ".

Tổng số lần xuất hiện của cò trên ba đơn vị dẫn liệu là 87, trong đó ở thành ngữ chỉ xuất hiện 3 lần, tục ngữ 8 lần. Phải chăng hình ảnh con Cò gắn liền với ca

dao hơn cả và đó chính là hình ảnh con chim trong cảm hứng trữ tình khá phong phú với những cung bậc tình cảm, nhận thức khác nhau.

Chim loan, chim phợng, chim công đẹp là thế mà vẫn thua kém chim cò về tần số xuất hiện. Có thể nói cò là "nhân vật" đặc biệt trong tâm thức ngời nông dân. Qua con cò có thể thấy lịch sử trồng lúa của c dân Việt trong mấy ngàn năm lịch sử.

Cũng nh con trâu, con bống, hình ảnh con cò đợc nói đến nhiều trong ca dao - dân ca Việt Nam. Bức tranh quê trong văn minh nông nghiệp lúa nớc không thể thiếu con trâu, nhng bức tranh ấy cũng không thể thiếu con cò, vì thiếu nó thì

không thể hiểu ngời cày ruộng, ngời trồng lúa Việt Nam truyền thống - chủ nhân của những cánh đồng "thẳng cánh cò bay".

Cánh cò gần gũi và thân thuộc, hiền lành và cần mẫn gắn bó với đồng xanh, với ngời dân cày. Cánh cò thơng nhớ đã bay vào lời ru, đã nhập vào cảm nhận của con ngời, đã đi vào một cách rất tự nhiên về những hình ảnh con cò trong văn học dân gian, trong ca dao Việt Nam.

Con cò đi vào tâm thức ngời Việt - một sự gợi nhớ về quê hơng đối với ngời tha hơng; sự lầm lũi kiếm ăn của cò gợi nhớ về hình ảnh chắt chiu tìm sự sống của ngời nông dân qua lao động trên mảnh ruộng, dòng kênh.

Con cò là hình ảnh quê hơng, là làng quê Việt Nam với cánh đồng xanh với sóng lúa dập dờn. Sắc cò trắng muốt, dáng bay nhẹ nhàng lúc cao lúc thấp, bảng lãng cả trong tiếng ru à ơi về hình ảnh "Con cò bay lả bay la".

Con cò in dấu ấn sâu thẳm của tâm thức ngời Việt. Cánh Cò đợc nhắc đến trong ca dao thờng đợm một vẻ thanh bình, nên thơ của một làng quê êm ả:

"Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng". Hoặc:

"Cái cò bay bổng bay cao

Bay qua cửa phủ, bay vào Đồng Đăng".

Hình ảnh con cò tự do, phóng khoáng " một thời" đã có phần đối lập với làng quê, có luỹ tre xanh, có cổng làng cao vút, với mảnh vờn, ao cá... đã níu kéo, đã ràng buộc ngời nông dân nh một sự o bế mà không thể vùng vẫy thoát ra đợc. Con cò đã thành một biểu tợng của sự tự do.

"Cánh cò" trong ca dao một thời thật sự đã "chở giúp" ngời nông dân những - ớc mơ bay bổng, những khát vọng tự do mà ngời nông dân phải nhờ vả không thể ai khác ngoài Cò. Đó thực chất là sự ảo tởng, vô vọng, một sự bế tắc trong t tởng của ngời nông dân trong lịch sử.

Đi vào chiều sâu của nhận thức, con cò là biểu tợng về đức tính tốt đẹp của ngời nông dân nh siêng năng, cần cù, chịu khó, hiền lành, chất phác,... Ngày trớc, công việc nhà nông vất vả quanh năm, "một nắng hai sơng", "đầu tắt mặt tối" mới làm ra đợc hạt gạo, củ khoai. Cuộc đời ngời nông dân lầm lũi, trải nhiều ma nắng có khác gì thân phận con cò:

"Con cò đi đón cơn ma, Tối tăm mặt mũi ai đa cò về.

Con mày bỏ đó ai nuôi hỡi cò!"

Có lẽ câu ca dao đã nhắc đến cả hai nhân vật "ngời" và "cò", số phận và cuộc đời của họ nh hoà làm một. Tác giả dân gian tự cảm thơng cho cuộc đời tối tăm, mịt mùng của mình. Con cò trong bài ca này là một ẩn dụ tinh tế khéo léo. Mợn con cò để nói con ngời nhng nhờ độ chín của ngôn từ, t duy hình ảnh cũng nh mạch cảm xúc quá chân thành nên "nhân vật trữ tình" cùng lúc đã chuyển tải đợc nỗi lòng của con ngời khi mợn thân phận con cò để nói hộ.

Đọc lại ca dao, ta đã từng biết ngời nông dân lam lũ trong cảnh cày đồng "Mồ hôi thánh thót nh ma ruộng cày", "Có bão tháng bảy có ma tháng ba" thì họ cũng gặp đợc những thân phận con cò để chia sẽ, để an ủi và động viên nhau:

"Trời ma quả da vẹo vọ Con ốc nằm co,

Con tôm đánh đáo, Con cò kiếm ăn".

Hình ảnh con cò kiếm ăn trong hoàn cảnh ma sa nhng vẫn chủ động, nhẫn nại trong công việc của mình, ma hay nắng còn vẫn cần mẫn kiếm ăn. Đàn cò vui vầy, quần đảo trên cánh đồng đợc những trai gái làng quê xem là một biểu tợng của sự sum vầy, hạnh phúc đôi lứa:

"Một đàn cò trắng bay quanh Cho loan nhớ phợng cho mình nhớ ta..."

Hình ảnh ngời phụ nữ cũng đợc ẩn hiện qua bóng dánh của con cò, đợc viện dẫn khi nhắc đến những cảnh đời lận đận long đong, nhng đức tính tần tảo chịu th- ơng chị khó:

"Cái cò là cái cò con Mẹ đi xúc tép để con ở nhà." ..."Nớc non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống gềnh bấy nay."

"Ai làm cho bể vơi đầy Cho ao kia cạn

Cho gầy cò con". "Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đa chồng tiếng khóc nỉ non".

Cuộc sống tuy vất vả, gian lao cực nhọc, tần tảo sớm hôm ma nắng của ngời nông dân nhng vẫn lạc quan yêu đời, ấm tình bạn bè làng xóm; hình ảnh con cò đã ấn tợng sâu đậm trong tâm thức ngời Việt cũng nh khát vọng về một cuộc sống thanh bình của làng xóm, bạn bè:

Cùng ăn một đồng nói chuyện giăng ca".

Con cò cũng đi vào tâm thức ngời Việt ở những khía cạnh trào lộng nhí nhảnh, vui tơi:

"Cái cò, cái vạc, cái nông, Ba con cùng béo, vặt lông con nào".

Và đây là một bài ca rất hiếm hoi về cò phảng phất truyện cời, truyện ngụ ngôn dân gian:

"Con cò chết rũ trên cây Bồ cu mở lịch xem ngày làm ma,

Cà cuống uống rợu la đà

Bao nhiêu ếch nhái nhảy ra chia phần, Chào mào thì đánh trống quân Chim chích mặc quần đi đánh mỏ rao".

Cái hoàn cảnh bị thơng của cò "chết rũ trên cây" không làm động lòng đồng loại(!), phải chăng là một "ý tại ngôn ngoại" nhằm nói về một thế lực trong xã hội, nói đến nhân tình thế thái của cuộc sống con ngời.

Tuy sống trong một hoàn cảnh đơn côi, xót xa thơng cảm nh thế, ngời nông dân có bần hàn nhng luôn giữ mình trong sạch, họ đã hoá thân vào hình ảnh con cò để nói lên ý tởng giữ gìn phẩm giá của mình:

..."Có xáo thì xáo nớc trong, Chớ xáo nớc đục đau lòng cò con".

Cũng lại có bài ca dao nói về cái chết và đám tang của con cò "cố nông" trong gia cảnh cùng đờng:

"Cái cò chết tối hôm qua Có hai hạt gạo với ba đồng tiền.

Một đồng thuê trống, thuê kèn Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong,

Một đồng mua mớ rau răm Đem về thái nhỏ thờ vong con cò".

Sống trong cảnh nghèo khổ, chết trong đau thơng; đó là cảnh đời, là số phận bi thảm của một số ngời nông dân thờng thấy ở ngày xa. Đám ma con cò đợc nói đến trong bài ca trên còn mang ý nghĩa khẳng định một đạo lý làm ngời trọn vẹn đầy đủ nghĩa tình với ngời đã khuất và cũng đầy chất trào lộng phóng khoáng của ngời nông dân.

ở góc độ cảm hứng hài hớc, tác giả dân gian đã muợn hình ảnh con cò để chế giễu thói h tật xấu trong nội bộ nhân dân, phê phán kẻ hay ăn quà, tiêu hoang nh "con cò kỳ", thô bạo vũ phu nh "con cò quăm":

"Cái cò là cái cò quăm Mày hay đánh vợ mày nằm với ai?

Có đánh thì đánh sớm mai, Chớ đánh chập tối chẳng ai cho nằm".

Con cò trong ca dao là một trong những hình ảnh thân thuộc, gắn bó với nhận thức, tình cảm, tâm hồn của nhân dân ta, dân tộc ta." Con Cò" đi qua nhiều năm tháng trở thành nét ổn định, bền vững thể hiện tâm thức hồn nhiên trong sáng, lạc quan yêu đời của c dân nông nghiệp lúa nớc. Đồng thời biểu tợng Cò, từ "cò" cũng gợi nên số phận, cảnh đời lam lũ còn nhiều vất vả gian lao của ngời nông dân chăm bẳm bên cây lúa trên đồng ruộng.

Một phần của tài liệu Hình ảnh con vật trong tâm thức người việt qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w