Giới thuyết chung về khái niệm sự kiện

Một phần của tài liệu Hệ thống hình tượng nhân vật sự kiện trong tam quốc diễn nghĩa của la quán trung (Trang 41)

Theo “ Lý luận văn học” ( Nhà xuất bản gíao dục) “Sự kiện” là những biến đổi, tác động, sự cố có ý nghiã quan trọng đối vơi nhân vật, làm cho nhân vật và quan hệ của chúng không giữ nguyên hiện trạng mà phải biến đổi theo. Vì vậy khái niêm sự kiện rất quan trọng để lý giải tác phẩm.

Sự kiện một mặt phản ánh các quan hệ , xung đột xã hội của cá nhân vật, mặt khác lại có chức năng kết cấu, làm cho các nhân vật gần nhau hợăc xa nhau, chống nhau. Hệ thống sự kiện rất đặc trng cho văn học. Nó vừa phả ánh sự vận động của đời sống, vừa tạo nên sự vận động của đời sống, vừa tạo nên sự vận động trong tác phẩm. Sự kiện buộc nhân vật bộc lộ những gì thuộc bản chất của nó, và tự nó hợp thành lịch sử của nhân vật. Sự kiện mở ra những khả năng phát triển khác nhau cho nhân vật mà ngời đọc hứng thú chờ đợi.

Hình thức tổ chức sự kiện cơ bản nhất của văn học là liên kết các sự kiện lại thành truyện. Truyện là chuỗi sự kiện xảy ra liên tiếp trong không gian và thời gian cho nhân vật và có ý nghĩa đối với tác giả, có mở đầu, có phát triển, có kết thúc. Cốt truyện là hình thức sơ đẳng nhất của truyện, gồm các thành phần chính : thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút. Cốt truyện thực chất là cái lõi diễn biến của truyện từ xảy ra cho đến kết thúc. Ngoài các thành phần vừa nêu, cốt truyện còn bao gồm phần trinh bay va vĩ thanh. Cốt truyện không nhất thiết khi nào cũng bao hàm đày đủ, tách bạch các thanh phần nói trên.

Toàn bộ việc tổ chức hệ thống sự kiện đều nhằm tập trung thực hiện các chức năng cơ bản của nó: phơi bày các xung đột xã hội và thể hiện các số phận, tính cách con ngời.

Một phần của tài liệu Hệ thống hình tượng nhân vật sự kiện trong tam quốc diễn nghĩa của la quán trung (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w