Tình hình ấn Độ từ sau chiến tranh lạnh

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa liên bang nga và cộng hoà ấn độ từ sau chiến tranh lạnh đến 2007 (Trang 28 - 32)

7. Bố cục luận văn

1.2.2. Tình hình ấn Độ từ sau chiến tranh lạnh

Năm 1947, thực dân Anh trao quyền tự trị cho ấn Độ thì năm 1950 ấn Độ tuyên bố độc lập, chấm dứt hàng trăm năm rên xiết dới ách thống trị của thực dân Anh, mở ra một thời kỳ phát triển rực rỡ của lịch sử đất nớc này. Từ khi giành độc lập, ấn Độ đã xây dựng một nền kinh tế tự lập, tự cờng với hai thành phần chính: Khu vực kinh tế và kinh tế t nhân phát triển trên cơ sở kế hoạch hóa với mục tiêu xây dựng một nền kinh tế hoàn chỉnh, vững chắc và có vị trí quốc tế.

Từ những kế hoạch 5 năm đầu tiên, ấn Độ tập trung phát triển công nghiệp, chú trọng công nghiệp nặng; coi nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng, là

nguồn tích lũy để phát triển công nghiệp; công nghiệp và nông nghiệp là hai lĩnh vực then chốt của nền kinh tế và phát triển theo hớng tự lực cánh sinh; các ngành công nghiệp trong nớc đợc bảo hộ cao để chống cạnh tranh từ bên ngoài, khu vực nhà nớc nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, có trách nhiệm kiểm soát hoạt động kinh tế xã hội đi đầu về khoa học kỹ thuật, tạo ra vốn để đầu t và phát triển, tạo công ăn việc làm cho nhân dân, giảm đói nghèo. Tuy đạt đợc một số thành tựu quan trọng, nhng đến những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình mọi mặt của ấn Độ đi vào khủng hoảng do mô hình kinh tế cũ đã mất vai trò là động lực để phát triển kinh tế, cuộc khủng hoảng đã lan ra tất cả các mặt khác của đời sống xã hội.

Về kinh tế: Cuối thập kỷ 80, thế giới thay đổi trong khi ấn Độ ở trong tình trạng bất ổn về chính trị với sự thay đổi ba chính phủ, Rajiv Ganhdi bị thất bại trong cuộc tuyển cử năm 1989 một năm trớc khi bị ám sát. Mặt trận đấu tranh do Janata Dal làm nòng cốt nhng không dợc sự ủng hộ của BJP và cánh tả. Tình hình mất ổn định chính trị liên tiếp cùng với những chính sách kinh tế đóng cửa đã tác động đến toàn bộ đất nớc ấn Độ. Đầu thập niên 90, nền kinh tế

ấn Độ ngày càng sa sút, sản xuất không đủ tiêu dùng, dẫn đến bội chi ngân sách và lâm vào khủng hoảng. Nền kinh tế đã không đạt đợc mục tiêu tăng GDP bình quân 7%/năm, mà còn giảm nghiêm trọng [45, tr24]. Đến cuối năm 1991, Liên bang Xô viết sụp đổ đã khiến ấn Độ mất đi một chổ dựa lớn về kinh tế. Các nhà máy chủ chốt trong nền công nghiệp của ấn Độ chủ yếu đợc xây dựng với sự giúp đỡ của Liên Xô trở nên bơ vơ trống rỗng.

Về thơng mại: Liên Xô là thị trờng rộng lớn trong số các các bạn hàng

của ấn Độ, thậm chí Liên Xô thờng xuyên bán chịu hàng cho ấn Độ. “Tính tới khi Liên Xô tan rã, ấn Độ còn nợ Liên Xô 11tỉ USD [3, tr52]. Do đó, khi Liên Xô tan rã, nền kinh tế yếu kém và trì trệ của ấn Độ đã hoàn toàn rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. “Múc tăng GDP tụt xuống còn 0,8% năm

1991- 1992, đầu t trực tiếp nớc ngoài chỉ đạt trung bình khoảng 10 triệu USD/năm. Dữ trữ ngoại tệ đến tháng 5/1991 chỉ còn 1 tỉ USD (đủ cho nhập khẩu 20 ngày). Các ngành công nghiệp sản xuất trì trệ, lạm phát nâng cao (trên 13%), số ngời thất nghiệp lên tới 30 triệu, nợ nớc ngoài lên tới 70 tỉ USD” [45, tr24]. Các tổ chức tài chính, ngân hàng nớc ngoài không cho vay thêm nữa. Nguyên nhân là do trong thời gian dài, khu vực kinh tế thuộc sở hữu nhà nớc phát triển theo chiều rộng đi đôi với hệ thống bao cấp từ trên xuống dới gây ra sự lãng phí quan liêu và hoạt động kém hiệu quả.

Trớc tình hình trên, Thủ tớng N.Rao đã phải thừa nhận “Tình hình ngoại tệ gần nh tuyệt vọng, tình hình tài chính tồi tệ. Chúng tôi gần nh đến mức của một nớc vỡ nợ với quỹ tiền tệ quốc tế trong thời gian này” [45, tr25].

Về chính trị: Nói tới chính trị ấn Độ thì không thể không nói tới Đảng Quốc Đại. Trong suốt quá trình lịch sử ấn Độ, từ khi đấu tranh giành độc lập cho đến công cuộc xây dựng đất nớc sau đó, Đảng Quốc Đại luôn đóng vai trò quan trọng và giành vị thế áp đảo trong nền chính trị quốc gia với chính sách và đờng lối vì độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và phát triển đất nớc.

Tuy vậy, đến cuối thập kỷ 80, trong nội bộ đảng đã bắt đầu có sự chia rẽ. Sau khi hai lãnh tụ vĩ đại M.Gandhi và J.Nêhru mất, I. Gandhi lên làm thủ tớng, nhân tố gắn kết chính trờng ấn Độ đã giảm sút và rạn nứt. Quá trình chuyển tiếp thế hệ các nhà chính trị trên chính trờng ấn Độ cũng làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn khó dàn xếp. Một số chính sách đối nội, đối ngoại mà I.Gandhi áp dụng đã dẫn đến cuộc tranh cãi trong nội bộ Đảng. Tất cả các nguyên nhân đó tạo nên sự phân liệt trong nội bộ Đảng Quốc Đại thành nhiều đảng phái mới.

Đến năm 1989, Đảng Quốc Đại lại mất quyền lãnh đạo, Đảng Janata lên cầm quyền. Từ đây, ấn Độ phải đối mặt với nhiều khó khăn về chính trị do năng lực và kinh nghiệm lãnh đạo đất nớc của các đảng chính trị sau này có

những hạn chế. Chính phủ của Thủ tớng M..Singh chỉ tồn tại trong 11 tháng, tiếp đó chính phủ của Thủ tớng C.Shekhar cũng chỉ tồn tại đợc 6 tháng.

Có thể nói rằng, nếu nh về mặt đối nội tình trạng của ấn Độ vào đầu thập kỷ 90, nh lời của Thủ tớng N.Rao nói với báo chí là “đã đứng trớc bờ vực” thì về mặt đối ngoại nh lời nhân xét của Thủ tớng R.Gandhi ngày 20/5 / 1991, trớc khi ông bị ám sát một ngày: “Trong 15 tháng qua, ấn Độ đã bị lu

mờ nh thể không còn tồn tại. Chúng ta phải đảm bảo làm sao ấn Độ xuất hiện trở lại nh một nớc tiên tiến” [45, tr27].

Sự suy thoái về kinh tế và khủng hoảng về chính trị đã tác động xấu đến tình hình xã hội ấn Độ. Kinh tế sa sút dẫn đến sự leo thang về giá cả hàng hóa gây ra tâm trạng lo lắng, hoang mang trong nhân dân. Hơn nữa, trong quá trình vận động tranh cử, các lực lợng chính trị ấn Độ đã hết sức coi trọng và tận dụng yếu tố tôn giáo, do đó đã vô tình làm sâu sắc thêm mâu thuẫn âm ỉ nhiều thế kỷ giữa các tôn giáo của ấn Độ. Những mâu thuẫn giữa các đẳng cấp, sắc tộc, cộng đồng, tôn giáo trong một đất nớc ấn Độ rộng lớn, đa dạng, phức tạp đến lúc này càng có điều kiện phát triển. Thêm vào đó là bộ máy hành chính nhà nớc cồng kềnh, kém hiệu quả cũng làm tăng tình trạng tham nhũng, quan liêu.

Đứng trớc bờ vực của đất nớc, chính phủ ấn Độ buộc phải có những quyết sách, chuyển hớng kịp thời về tất cả các mặt để cải thiện tình hình đất n- ớc, phát triển và thích ứng với tình hình mới. Trong đó kinh tế và chính sách đối ngoại là hai lĩnh vực then chốt.

ấn Độ tiếp tục theo đuổi chính sách đối ngọai “hòa bình, độc lậo, tự chủ, không liên kết”, song có điều chỉnh để đáp ứng với tình hình mới, trớc

nguy cơ của đất nớc, Thủ tớng N.Rao đã tiến hành các biện pháp cải cách sâu rộng và toàn diện theo hớng thị trờng rộng mở, tự do hóa và gắn kết với kinh tế thế giới. Mục tiêu cải cách và tự do hóa là cứu đất nớc khỏi khủng hoảng và xây

dựng một nền kinh tế hiện đại. ấn Độ xúc tiến mở cửa mạnh mẽ cho đầu t nớc ngoài, thực hiện chính sách ngoại giao cân bằng với tất cả các nớc lớn. Nỗ lc phát triển với tất cả các trung tâm quyền lực, không để bị lôi kéo vào các liên minh chống đối nhau, tách khỏi xu hớng thân Liên Xô trớc đây vẫn coi trọng Nga, coi đây là nguồn cung cấp kinh tế, quân sự chủ yếu và là chỗ dựa đối trọng trong quan hệ với Mỹ, Trung Quốc. ấn Độ chú trọng hơn trong việc cải thiện quan hệ Trung Quốc, coi Trung Quốc là đối tác cạnh tranh nhng để có môi tr- ờng hòa bình và phát triển, ấn Độ xác định chung sống hòa bình, tăng cờng hợp tác buôn bán, đặc biệt rất coi trọng mối quan hệ đồng minh truyền thống với Nga trong việc giải quyết vấn đề vùng đất Casơmia ở Pakixtan. ấn Độ cũng tăng cờng hợp tác với Mỹ, EU, Nhật Bản vì đây là những trung tâm kinh tế lớn của thế giới. Cải thiện quan hệ với Trung Quổc trong việc giải quyết vấn đề biên giới, đẩy mạnh “chính sách hớng Đông” và vun đắp cho mối quan hệ tốt đẹp với các nớc Đông Nam á, trong đó có Việt Nam.

Những chính sách cải cách do Thủ tớng N.Rao thực hiện đã cải thiện rõ rệt tình hình mọi mặt của ấn Độ làm giấy lên một làn sóng mới về tự do hoá kinh tế nhằm tạo ra những thay đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế thơng mại nhằm đa ấn Độ vợt lên vị trí cao trong hàng ngũ các nớc ở khu vực châu á - Thái Bình Dơng và giải phóng sức mạnh nội tại tiềm tàng của một quốc gia đa dạng trong quá trình chuyển đổi. Có thể nói từ cuộc cải cách kinh tế này đã đa ấn Độ bớc sang một trang mới nh một con s tử đang cựa mình thức dậy.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa liên bang nga và cộng hoà ấn độ từ sau chiến tranh lạnh đến 2007 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w