Trên lĩnh vực chính trị ngoại giao

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa liên bang nga và cộng hoà ấn độ từ sau chiến tranh lạnh đến 2007 (Trang 63 - 71)

7. Bố cục luận văn

2.3.1. Trên lĩnh vực chính trị ngoại giao

Trong thế giới đầy biến động và phức tạp, thế giới mà sự cờng quyền và bạo lực luôn luôn đe dọa, rình rập con ngời, thế giới mà không ít giá trị chuẩn

mực đạo đức bị đảo lộn bởi những thế lực quốc tế cực đoan, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa cạnh tranh gay gắt, khốc liệt mọi quốc gia dân tộc đều đặt hợp tác kinh tế lên trên hết và coi nhẹ hợp tác chính trị thì sự kiện 11/9/2001 vừa rồi đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh giúp mọi ngời nhận thức vai trò hợp tác chính trị là ngọn cờ tập hợp tất cả lực lợng tiến bộ nhân loại, xây dựng một thế giới hòa bình, hữu nghị hợp tác và phát triển. Chuyến thăm ấn Độ của Tổng thống Nga B. Yelsin thăm n Độ từ ngày 27-29/11/1993 đã mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ giữa hai nớc. ấn Độ đánh giá rất cao chuyến thăm này. Thủ tớng ấn Độ N.Rao đã gọi đây là “một mốc quan trọng trong quan hệ

ấn Độ và Nga” tuy chuyến thăm. chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn nhng cả Nga và ấn Độ đã giải quyết đợc nhiều vấn đề quan trọng góp phần khai thông sự bế tắc, trì trệ trong mối quan hệ trớc đó giữa hai nớc.

Ngày 25/3/1997, tại Cremli, Tổng thống Nga Yelsin đã tiếp thủ tớng ấn Độ Deve Gowda thăm chính thức Nga. Trong lời chào mừng vị khách ấn Độ, Tổng thống Nga bày tỏ hy vọng chuyến thăm này sẽ thúc đẩy hợp tác giữa hai nhà nớc. Ông còn nhấn mạnh ấn Độ là “nhân tố ổn định và trụ cột ở châu á”. Tiếp đó ngày 24/11/1997, đoàn đại biểu quốc hội Nga do ông G. Xêlêdơniốp, chủ tịch Đuma quốc gia Nga đẫn đầu tới thăm ấn Độ. Ông đã thảo luận với chủ tịch hạ viện ấn Độ P.A.Sácma về quan hệ Nga - ấn và sự hợp tác song phơng. Chủ tịch hạ nghị viện ấn Độ nói Nga - ấn cùng chung quan điểm về nhiều vấn đề và khu vực. Đồng thời cả Nga và ấn Độ đang chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ cấp cao Nga - ấn, dự kiến vào ngày 19, 20/1/1998.

Ngày 22/12/1998 Nga - ấn đã quyết định tiến tới quan hệ “đối tác chiến lợc” và sẽ ký tuyên bố tại hội nghị thuợng đỉnh vào năm tới, tạo triển vọng quan hệ chặt chẽ hơn giữa hai nớc.

Tuyên bố ra ngày 22/12 này dựa trên nguyên tắc các hiệp định tay đôi năm 1971, 1993, 1994. Văn kiện chính trị quan trọng này sẽ trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển quan hệ gần gũi hơn nữa giữa Nga - ấn. Khi Putin lên nắm quyền, quan hệ Nga - ấn lại càng phát triển liên tục, năng động, dựa trên lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau. Ngoài ra hai nớc còn có sự trùng hợp lợi ích chiến lợc lâu dài, có dân c đa chủng tộc chung sống trong một thể chế Liên bang và phải đối phó với những nhiệm vụ tơng tự của thế kỷ XXI. Các đặc điểm trên đã tạo ra nền tảng hợp tác vững chắc Nga - ấn nó đợc Nga coi là một trong những u tiên đối ngoại hàng đầu. Quan hệ song phơng cấp cao và phạm vi hợp tác rộng lớn sẽ tạo điều kiện cho Nga và ấn Độ phối hợp hoạt động theo tất cả các hớng. Vì lợi ích mỗi bên, ấn Độ và Nga cần phát triển quan hệ chặt chẽ và cố gắng năng động hóa đối thoại chính trị. Hợp tác Nga - ấn chắc chắn sẽ góp phần tăng cờng an ninh, ổn định ở châu á và thế giới cũng nh đảm bảo một hệ thống quốc tế đa cực trớc ngỡng cửa của thiên niên kỷ mới.

Tổng thống Nga V. Putin thực sự quan tâm tới việc phát triển quan hệ với

ấn Độ. Tại cuộc gặp thợng đỉnh này, hai bên dự kiến sẽ ký một văn kiện mang tầm lịch sử: Tuyên bố quan hệ đối tác chiến lợc Nga - ấn.

Trong chuyến thăm ấn Độ của Tổng thống Putin vào tháng 10/2000, hai nớc đã ký “tuyên bố về hợp tác chiến lợc”, trong đó nêu rõ hai bên đều xuất phát từ nguyện vọng củng cố hơn nữa các mối quan hệ hữu nghị` và gắn bó truyền thống hai bên cùng có lợi. Đây là tuyên bố có ý nghĩa quan trọng tơng tự nh những hiệp định đã đợc đánh giá là mang tính bớc ngoặt từng ký trớc đây, trong đó có “Hiệp định hữu nghị Xô - ấn” ngày 9/8/1971 sau đó thay thế bằng “Hiệp định hữu nghị và hợp tác ấn - Nga” năm1993, “Tuyên bố về sự phát triển và tăng cờng hơn nữa sự hợp tác giữa hai nớc” ký ngày 30/6/1994, và “Tuyên

bố Matxcơva” về bảo vệ quyền lợi của các quốc gia đa nguyên ký ngày 30/6/1994 [82, tr 4].

Tiếp đó năm 2001, trong th gửi Thủ tuớng ấn Độ Vajpayee, Tổng thống Nga Putin đã viết: Tăng cờng hợp tác với ấn Độ trong vấn đề quốc tế và quan hệ song phơng là u tiên chiến lợc của Nga. ấn Độ là đối tác quan trọng nhất của Nga tại châu á và trong vấn đề toàn cầu. Có thể nói quan hệ giữa hai nớc thực sự là đối tác chiến lợc quan trọng nhất. Ngày 3/12/2002, trong chuyến thăm ấn Độ của Tổng thống Nga Putin, hai bên đã ký Tuyên bố Niu Đê li về củng cố hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lợc giữa hai nớc. Ngoài ra, các bộ trởng ngoại giao của hai nớc cũng đã ký biên bản ghi nhớ giữa hai chính phủ về hợp tác chống khủng bố và nghị định th về bảo vệ và sử dụng quyền sở hữu tài sản trong mối liên quan đến việc thực hiện Hiệp định năm 1994 giữa hai nớc về hợp tác khoa học kỹ thuật.

Sự kết thúc Chiến tranh lạnh đã làm thay đổi sâu sắc địa vị và ảnh hởng của Nga và ấn Độ trên trờng quốc tế. Quan hệ Nga - ấn dần đi xuống sau 4 thập kỷ nồng ấm nhng giờ đầy mối quan hệ này đang xích lại gần nhau hơn..

Đặc biệt ngày 12/11/2003, Thủ tớng ấn Độ Atal Behari Vajpayee thăm Nga, tại đây hai nhà lãnh đạo kí Tuyên bố chung về cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu, về những thách thức toàn cầu và nguy cơ mới đối với an ninh quốc tế và tham dự lễ kí kết về một số thỏa thuận buôn bán và hợp tác. Tuyên bố nêu rõ “không nớc nào hoặc nhóm nào đợc phép tự dành cho mình

độc quyền kiểm soát số phận của thế giới thông qua sự can thiệp nhân đạo“ ”

hay các hình thức can thiệp khác” [82, tr5]. Tuyên bố này thể hiện chính sách

đối ngoại lâu dài của Nga nhằm tạo ra “một thế giới đa cực”. ấn Độ ủng hộ quan điểm này của Nga.

Nh vậy, nếu trớc kia trong trật tự hai cực Ianta, ấn Độ đã nghiêng hẳn về phơng Đông, đối lập với phơng Tây thì hiện nay ấn Độ đã khéo léo hơn trong

chính sách ngoại giao mềm dẻo của mình. ấn Độ thực hiện cân bằng với các nớc lớn. Bên cạnh những ngời bạn mới nh Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản... ấn Độ vẫn muốn giữ lại bên mình một ngời bạn cũ đó là Nga. Quan hệ với Nga, ấn Độ vẫn tiếp tục có lợi về nhiều mặt nh quân sự, vũ khí, dầu mỏ...

Chuyến thăm ấn Độ của Tổng thống Nga Putin vào tháng 12/2004 đã đánh dấu cuộc gặp cấp cao lần thứ năm giữa hai nớc. Trong chuyến thăm này,

ấn Độ và Nga đã ký một tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh tăng cờng hợp tác giữa hai nớc và hơn mời văn kiện khác về hợp tác trên các lĩnh vực quan hệ song phơng... Ngoài ra phía ấn Độ còn khẳng định Nga là một thành viên chủ chốt và hoàn toàn tích cực trong cộng đồng quốc tế và là một nớc có tiếng nói trọng lợng đối với tất cả các vấn đề toàn cầu. ấn Độ cũng ủng hộ mạnh mẽ Nga gia nhập WTO, ngợc lại, phía Nga một lần nữa khẳng định: ấn Độ là một thành viên chủ yếu và có ảnh hởng tới các cộng đồng quốc tế. Nga tuyên bố và coi ấn Độ là một ứng cử viên sáng giá cho chiếc ghế thờng trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mở rộng. Nga và ấn Độ cũng cam kết phối hợp hành động để tiến tới mục tiêu một thế giới đa cực.

Nh vậy, năm 2005 đợc xem là năm ngoại giao sôi động giữa hai nớc Nga - ấn. Từ ngày 22/5 Tổng thống ấn Độ A.Kalam thăm Nga, đây là chuyến thăm đầu tiên của ngời đứng đầu nhà nơc ấn Độ đến Liên bang Nga.

Tiếp đó, ngày 4/12/2005 Thủ tớng ấn Độ Manmôhan Singh thăm chính thức Nga và thảo luận với ban lãnh đạo nớc chủ nhà các biện pháp tăng cờng quan hệ đối tác chiến lợc song phơng, tạo động lực phát triển trớc hết trong lĩnh vực hợp tác kinh tế - thơng mại, năng lợng quốc phòng và chinh phục vũ trụ.

Đề cập đến vấn đề quốc tế, hai bên nhất trí cho rằng cần phát triển đối thoại vì một nền hòa bình, an ninh, ổn định và phồn vinh tại khu vực châu á - Thái Bình Dơng. Hai bên cũng đã thảo luận về vấn đề tăng cờng hợp tác đấu

tranh chống chủ nghĩa khủng bố. Tổng thống Nga Putin đánh giá quan hệ giữa

ấn Độ và Nga mang tầm chiến lợc và cần tiếp tục phát triển mối quan hệ này. Nhân dịp này, hai bên đã ký một loạt hiệp định phát triển hợp tác chiến lợc nh Hiệp định hợp tác giữa Hãng hàng không vũ trụ Liên bang Nga và cơ quan nghiên cứu vũ trụ của ấn Độ, Hiệp định bảo vệ công nghệ kỹ thuật trong trờng hợp phát triển, khai thác và sử dụng hệ thống vệ sinh toàn cầu vì mục đích hòa bình, Hiệp định hợp tác kỹ thuật quân sự song phơng.

Một sự kiện đáng chú ý gần đây là 13/2/2008. Trong chuyến thăm chính thức ấn Độ 2 ngày, Thủ tớng Nga Vich-to Dup - cốp chính thức khởi động “Năm Liên bang Nga tại ấn Độ” nhằm tăng cờng tình hữu nghị và sự hiểu biết giữa hai nớc.

Việc tổ chức “Năm Liên bang Nga tại ấn Độ” vào năm 2008 và “Năm

ấn Độ tại Liên bang Nga” vào năm 2009 đã đợc hai nớc nhất trí từ năm ngoái. “Năm Liên bang Nga tại ấn Độ” sẽ gồm hơn 150 hoạt động nhằm giới thiệu với ngời dân ấn Độ lịch sử, văn hóa, xã hội cũng nh phát triển kinh tế của Nga thông qua các hoạt động nh triễn lãm, diễn đàn doanh nghiệp, chợ sách, hội thảo khoa học, chơng trình văn hóa... Thủ tớng Dúp cốp cho biết đà phát triển nhanh của ấn Độ đang thu hút sự quan tâm của ngời dân Nga. Ông hy vọng việc tổ chức các “Năm quốc gia” sẽ bắt nhịp cầu giữa nhân dân hai nớc tăng c- ờng hiểu biết lẫn nhau, tiếp thêm sức sống cho quan hệ đối tác chiến lợc Nga -

ấn sâu rộng hơn.

Khi nói đến chính trị song phơng Nga - ấn không thể không nhắc đến một liên minh chiến lợc mà Nga là nớc khởi xớng về tam giác này, đó là “liên minh chiến lợc Nga - Trung - ấn”.

Trong thời gian diễn ra hội nghị thợng đỉnh G8 tại Xanh Pêtec bua (Nga) tháng 7/2006, lãnh đạo ba nớc Nga - Trung - ấn lần đầu tiên tổ chức cuộc gặp

ba bên để thảo luận việc thành lập liên minh chiến lợc này. Dù thời gian diễn ra cuộc gặp không dài, nhng cuộc gặp có ý nghĩa rất lớn và thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nớc phơng Tây. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là dấu hiệu khởi đầu cho một liên minh chiến lợc thực chất giữa ba nớc Nga - Trung - ấn.

Nhìn lại lịch sử thì từ đầu thế kỷ XX, ngời đầu tiên đa ra ý tởng thành lập liên minh ba nớc Nga - Trung Quốc - ấn Độ là V.I.Lênin, vĩ lãnh tụ vĩ đại của Liên Xô thời kỳ đó. Lênin đã từng nói, nếu nhân dân ba nớc Nga- Trung Quốc -

ấn Độ đoàn kết lại, thì cuộc cách mạng của giai cấp vô sản trên thế giới sẽ thành công. Tiếc rằng điều mà Lênin đa ra thời đó mới chỉ là ý tởng, sau khi ng- ời mất thì ý tởng này bị lãng quên trong một thời gian dài.

Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ trở thành cờng quốc số một và có xu hớng xác lập thế đơn cực nhằm bá chủ thế giới. Đây là điều mà cả Nga, Trung Quốc và ấn Độ đều không mong muốn. Trớc tình hình đó, năm 1998, Thủ tớng Nga khi đó là Primakov đã đến thăm ấn Độ và nhắc lại đề nghị tăng cờng hợp tác giữa ba nớc Nga - Trung - ấn. Ông nêu rõ; “Toàn thế giới có rất nhiều vấn đề

đợc quyết định bởi thái độ của ba nớc Nga, Trung Quốc và ấn Độ. Nếu các bên cùng nỗ lực, thiết lập đợc quan hệ tam giác chiến lợc Nga - Trung - ấn là điều rất tốt” [79]. Tiếp đó, lãnh đạo cấp cao của Nga mỗi khi thăm ấn Độ hay Trung Quốc đều hết sức cố gắng tuyên truyền cho những điều tốt đẹp về liên minh chiến lợc này.

Sau đó, đến thời Tổng thống Yelsin mà đặc biệt là Tổng thống Putin lại càng tích cực hơn trong việc đề xớng thành lập liên minh này. Tháng 12/2002 Tổng thống Nga Putin trớc khi đi thăm Bắc Kinh và Niu Đêli đã tiết lộ rằng Trung Quốc là nớc láng giềng của Nga, ấn Độ là nớc đồng minh của Nga, quan hệ ba bên càng phát triển, kết quả tích cực mà ba nớc đạt đợc sẽ càng lớn hơn,

tiến tới đa mối quan hệ hợp tác chiến lợc thực dụng giữa ba nớc. Sau đó, do xúc tiến trong cuộc gặp ngoại giao giữa các nớc mà ý tởng về một tam giác chiến l- ợc từng bớc phát triển đi lên.

Hợp tác chiến lợc Nga - Trung - ấn hình thành sẽ thúc đẩy quan hệ ba n- ớc phát triển, tăng cờng hiểu biết và phối hợp lẫn nhau trong các vấn đề lớn mang tầm quốc tế và khu vực. Điều này có lợi cho việc khơi dậy chủ nghĩa đa phơng, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và quốc tế. Sỡ dĩ nói nh vậy là vì: Một mặt ba nớc Nga - Trung - ấn xét về dân số, tổng giá trị sản xuất trong nớc (GDP), tổng diện tích lãnh thổ lần lợt chiếm 40%, 22% của thế giới, tài nguyên thiên nhiên trong ba nớc cũng rất phong phú. Trung Quốc vẫn theo đuổi chính sách ngoại giao hòa bình, độc lập, tự chủ. ấn Độ theo đuổi chính sách không liên kết truyền thống. Trên thế giới, cả ba nớc Nga - Trung - ấn đều có ảnh hởng khá lớn, giờ cả ba nớc cùng liên minh, sát cánh cùng hợp tác chiến lợc mang tính thực dụng, khởi xớng chủ nghĩa đa phơng, bảo vệ uy quyền của Liên hợp Quốc thì ảnh hởng và ý nghĩa của hợp tác đó là điều không ai có thể phủ nhận. Mặt khác, cả ba nớc đều ủng hộ dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế, chủ trơng thúc đẩy thế giới đa cực, chủ trơng tôn trọng các nguyên tắc đã đợc thừa nhận trong quan hệ quốc tế cũng nh tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, hợp tác và phồn vinh, cùng đề cao vai trò của Liên Hợp Quốc. Tất cả điều này đều là quan niệm giá trị lớn nhất của thế giới trong thời đại ngày nay.

Sau hội nghị thợng đỉnh G8, liên minh chiến lợc Nga - Trung - ấn đã bớc đầu đi vào thực chất. Thủ tớng ấn Độ sau khi trở về Niu Đê li đã nêu rõ: “một trong sự phát triển nổi bật của thế kỷ XXI là ba nớc Nga - Trung - ấn. Cùng lúc trở thành các nền kinh tế quan trọng châu á. Trong các cuộc hội đàm trớc đây, lãnh đạo ba nớc đã xác định sáu lĩnh vực quan trọng và mấu chốt trong

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa liên bang nga và cộng hoà ấn độ từ sau chiến tranh lạnh đến 2007 (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w