Thực ra nói đến giọng trữ tình không phải chỉ trong văn Nguyên Hồng mới thể hiện. Ta bắt gặp trong thơ Tố Hữu, trong tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn, trong Thơ mới..., tuy nhiên mỗi dòng thơ, văn, có một giọng điệu riêng. Giọng điệu chủ đạo trong thơ Tô Hữu là giọng trữ tình tha thiết, đằm thắm kiểu nh:
Mình về mình có nhớ ta; Mời lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Trong tiểu thuyết
của Tự Lực Văn Đoàn giọng chủ đạo là giọng trữ tình uỷ mĩ, sớt mớt. Trong Thơ mới, ngời ta vẫn thấy có nhiều sắc giọng có cả giọng thiết tha, rạo rực nh trong thơ Xuân Diệu, giọng buồn nhng rất đỗi trong sáng trong thơ Huy Thông, giọng buồn, ảo não trong thơ Huy Cận, hay là “chất giọng rủ rỉ của một nỗi buồn mơ hồ, lơ lửng nhng ám ảnh kéo dài nh trong bài Thơ sầu rụng của Lu Trọng L”... [47, 44]. Còn ở Nguyên Hồng là giọng trữ tình sôi nổi. Một chất giọng “cuồn cuộn, sôi sục, mãnh liệt, hăm hở, đầy cảm xúc, dù kể việc, vẽ ngời hay tả cảnh” [42 ,248]. Và cũng có thể nói, giọng điệu này đợc thể hiện rõ trong hồi ký
Những ngày thơ ấu. Đi vào khảo sát chất giọng trữ tình trong Những ngày thơ ấu một mặt, ta thấy đợc nét khác biệt so với giọng của Tô Hoài trong Cỏ dại,
một mặt giúp ta nhận thấy rõ hơn về sắc giọng của Nguyên Hồng.
Giọng điệu trữ tình sôi nổi trong Những ngày thơ ấu có khi tác giả thể hiện trực tiếp (đoạn miêu tả tiếng kèn), có khi đợc thể hiện gián tiếp (tâm trạng mãnh liệt của nhân vật đợc so sánh qua thiên nhiên). Chẳng hạn, đoạn miêu tả tiếng kèn với nhịp điệu nhanh, mạnh, dồn dập tạo nên giọng điệu mạnh mẽ, sôi nổi. Hay đoạn miêu tả nỗi nhớ của ngời mẹ đối với ngời yêu đợc miêu tả qua hình ảnh thiên nhiên tạo nên giọng trữ tình tha thiết. Đấu tranh nội tâm là một trong những biện pháp nghệ thuật mà Nguyên Hồng sử dụng khi xây dựng nhân vật trong cuốn hồi ký. Đấu tranh nội tâm diễn ra ở ngời mẹ, nên sống với ngời chồng mà mình không yêu, hay đi theo tiếng gọi của tình yêu. Những lúc nh thế, ngời mẹ tuy thân xác ở thực tại nhng tâm hồn đang rạo rực và thả hồn mình đến với ngời yêu. Nhân vật Nguyên Hồng luôn khẳng định mình một cách mạnh mẽ,
không bao giờ cam chịu trớc số phận. Dù đau khổ, cùng cực nhng ngời mẹ vẫn tin vào tình yêu của mình, tin yêu vào cuộc sống, vợt lên hoàn cảnh hớng đến t- ơng lai tốt đẹp. Những lúc nh thế, giọng điệu tuy khắc khoải nhng bao trùm vẫn giọng mạnh mẽ quyết liệt.
Giọng điệu này còn đợc thể hiện khi xây dựng tính cách và nội tâm bé Hồng. Mặc dù chỉ là một đứa trẻ nhng khi bớc vào xã hội, môi trờng xã hội đồng tiền đã răn dạy đứa trẻ ngây thơ trở thành một đứa trẻ mạnh mẽ. Ta có thể thấy, thái độ dứt khoát của cậu bé khi nói với mẹ “Mợ không sợ ai hết! Mợ cứ đờng hoàng đa em về” (Những ngày thơ ấu), thể hiện giọng dứt khoát, mãnh liệt. Giọng điệu dứt khoát đợc lặp lại khi phản ứng của Hồng trớc hành động giã man của ngời thầy độc đoán. “Tôi rất khinh thờng những đau đớn về xác thịt ấy. Nhng mỗi lần tôi quay nhìn vẻ mặt thản nhiên của thầy giáo, sự phẫn uất lại kết khối đa lên chẹn cổ tôi... Rồi ở khắp mạch máu tôi lại nh có những sinh vật gì mơn man, làm cho bồn chồn, bứt rứt. Nếu ý quyết bất phục và phản kháng thầy giáo mạnh mẽ hơn chút nữa, tôi sẽ đứng ngay dậy, vứt cặp ra đờng, hất hàm đi ra khỏi lớp..., tôi càng phẫn uất thấy bạn học cùng lớp một ngày một cách xa tôi. Cả mấy thằng lêu lổng xa kia vẫn đồng tình với tôi ngấm ngầm phản đối thầy giáo vì thờng bị phạt. Chúng nh tự kiêu đợc thấy một kẻ bị khinh miệt và đẩy xuống một địa vị thấp kém hơn chúng”. Và rồi “chiều hôm thứ bảy, cha một giờ tôi đã có mặt ở tr- ờng. Nằm trên bãi cỏ, dới một bụi râm bụt và một gốc bàng, hai tay khoanh sau gãy, mắt lim dim, tôi ngửa mặt lên vòm trời bao la nh bằng thuỷ tinh xanh phớt. Ba năm trớc đây, hồi còn học lớp t, đã không biết bao nhiêu lần, tôi đến trờng sớm nh thế này. Cũng trong bóng mát của bụi cây dâm bụt này dạo ấy còn bị tôi chồm lên bíu lên cả ngọn và dìu xuống kéo sát mặt đất những cành to nhất. Tôi yên lặng nằm, để tâm trí theo những làn mây trắng bồng bềnh tan về một phía trời... mở trờng” (Những ngày thơ ấu). Thực ra, có đợc giọng mạnh mẽ sôi nổi khi xây dựng nhân vật là xuất phát từ “chủ nghĩa lạc quan đặc biệt vững chãi”.
Khi nghiên cứu thế giới nhân vật của Nguyên Hồng, nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh nhận thấy “ở Nguyên Hồng, thể hiện nỗi bất hạnh của con ngời là cốt để khẳng định niềm tin ở con ngời. Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyên Hồng vốn chứa đựng một cốt lõi lạc quan rất vững chãi càng đợc củng cố mạnh mẽ khi nhà văn tiếp nhận lý tởng cách mạng của giai cấp vô sản” [38, 665]. Với ý đồ nghệ thuật đó, nên nhân vật Nguyên Hồng ta có thể thấy có sức mạnh ghê gớm, luôn mang trong mình tinh thần lạc quan dù trong hoàn cảnh nghèo khổ, cùng cực nhất vẫn không bi quan chán nản, luôn vợt lên mình và hớng đến những ngày tơi sáng. Nhân vật Hồng tuy đang bị quỳ ở cuối góc tờng với hai đầu gối sng tấy lên nhng tâm hồn và tâm trí cậu vẫn thả bay bổng theo cảnh thiên nhiên vui nhộn bên ngoài “trong làn không khí oi ả của tra hè bỗng nổi lên, nhí nhảnh thấp thoáng, tiếng hót ríu rít của một đàn chim khuyên bay truyền ở những cây bàng chỗ tôi nằm” và nh có nội lực ở bên trong khi tiếng “trống trờng lần thứ hai bỗng nổi dậy. Một loạt tiếng rào rào ran lên rồi lịm dần” thì “tôi vùng đứng dậy, mê man, chạy nh biến ra đờng” (Những ngày thơ ấu).
Giọng điệu của tác phẩm còn đợc biểu hiện qua lời văn, cách sử dụng từ ngữ hay nói cách khác, qua ngôn ngữ ta biết đợc giọng điệu. Vì, ngôn ngữ là yếu tố quan trọng, ngôn ngữ bao giờ cũng gắn liền với thái độ, giọng điệu của nhà văn. Nguyên Hồng với việc sử dụng ngôn ngữ một cách có nghệ thuật càng nhấn mạnh giọng riêng của mình. Một số ngời khi nghiên cứu Những ngày thơ ấu nhận thấy, số lợng từ láy xuất hiện với tần số cao, có tới “627 lợt từ/ 67 trang” [22, 20], và hầu hết các từ láy đợc sử dụng thuộc loại từ láy chỉ tâm trạng, những từ láy mang sắc thái chủ quan mạnh mẽ, có tác dụng lột tả những tâm tình thống thiết, day dứt, triền miên trong đau khổ. Chẳng hạn, để chỉ cảm giác cô đơn, giá buốt trong đêm đông của ngời mẹ thì những từ láy nh: lặng lẽ, lạnh lẽo, tê tái,
mong manh, lạnh lùng..., diễn tả cảnh đời bất công, đau đớn, tủi nhục của bé
cơ cực, dồn dập, lặng lẽ, lặn lội, thấm thía, ngẹn ngào, thao thức..., đó là những cung bậc cảm xúc trong tâm hồn nhân vật. Lợng từ láy trong cuốn hồi ký Những
ngày thơ ấu là một trong những sáng tạo của Nguyên Hồng. Chính vì thế, nó
không chỉ có ý nghĩa trong việc diễn tả thành công cung bậc cảm xúc của nhân vật, mà còn tăng chất thơ tạo giọng điệu trữ tình trong tác phẩm.
Bên cạnh việc sử dụng từ ngữ thì cấu trúc câu cũng có vai trò trong việc thể hiện giọng điệu của tác phẩm. Chúng tôi nhận thấy, Những ngày thơ ấu (câu dài xuất hiện nhiều, câu đặc biệt nhiều, câu đơn ít). Việc sử dụng câu đặc biệt tạo nhịp câu thêm nhanh, mạnh. Ví dụ nh “thế mà cũng đọc kinh! Cũng xng tội! Cũng hàng ngày chịu lễ. Chúa nào dạy có thức gì là dấm dúi cho cháu ngoại? Nó ăn đến bỏ thừa mửa mà còn ép nó ăn. Thôi cũng chỉ tại đồng tiền”. Đặc biệt có những kiểu câu đặc biệt mang tính chất mệnh lệnh thể hiện nhịp nhanh, gấp tạo giọng điệu dồn dập “Ai cho mày chơi với những đứa trẻ ăn mày, ăn nhặt? nằm xuống đây... mau! Không thì chết... Hồng! Mau lên! Mau!..” (Những ngày thơ
ấu). Hay nh, những câu đặc biệt tu từ kiểu nh “có ức không?; Bao nhiêu buổi
chiều nh thế?; Đã mấy trăm buổi chiều nh thế? (Những ngày thơ ấu). Sử dụng kiểu câu đặc biệt giúp tác giả xoáy vào đợc những tâm điểm mạnh, nhấn mạnh đ- ợc tâm trạng của nhân vật nhằm thể hiện giọng mạnh mẽ.
Khi nói đến giọng trữ tình sôi nổi trong cuốn hồi ký không thể không nói đến biện pháp so sánh. Nhng khác với Tô Hoài, so sánh đợc sử dụng trong Cỏ
dại không ngoài mục đích vẽ ra cảnh ấy, ngời ấy một cách chân thực, cụ thể. Còn
so sánh trong hồi ký Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng trở thành một thủ pháp nghệ thuật, kiểu so sánh thậm xng. Trong chín chơng của tác phẩm có tới 82 hình ảnh so sánh chủ yếu so sánh thậm xng nhằm nhấn mạnh tâm trạng mãnh liệt của nhân vật. Miêu tả niềm vui của ngời mẹ đợc so sánh qua hình ảnh thiên nhiên đầy sức sống “chấm xong những giọt nớc mắt, hai gò má của mẹ tôi hồng lên và mắt lấp lánh của màu hồng của gò má ấy, tia sáng ấy mơn mởn nh những
búp bàng non lặng thầm nắng xuân rực rỡ lúc bấy giờ” (Những ngày thơ ấu), miêu tả nỗi khắc khổ của ngời bà tác giả viết “tiếng khóc càng to, và từ trong hai cái hốc mắt tối những giọt nớc tràn ra lai láng trên gò má hóp răn reo, nh một đập nớc đơng khô cạn bỗng đầy ứ đến vỡ lở” (Những ngày thơ ấu). Và để thể hiện nỗi nhớ của Hồng về mẹ, hình ảnh ngời mẹ luôn làm cho cậu bé rung động xao xuyến thì nhà văn đã có những câu so sánh độc đáo “bên tai tôi tiếng ngực mẹ đập lạ thờng, và từng mảnh ngực phập phồng nóng ran lên đó truyền sang da thịt tôi nh cảm giác ấm áp giữ tôi lại rất lâu trong cánh tay mẹ tôi” (Những ngày thơ
ấu). Nh vậy, ta có thể thấy so sánh là một thủ pháp nghệ thuật đợc Nguyên Hồng
sử dụng nhằm khắc họa rõ nét tâm trạng mãnh liệt, sục sôi của nhân vật, góp phần tạo giọng điệu trữ tình sôi nổi trong tác phẩm.
Nh vậy, giọng điệu chủ đạo trong Những ngày thơ ấu là giọng trữ tình sôi nổi và giọng điệu này, đợc thể hiện qua tâm trạng nhân vật, thể hiện ở ngôn ngữ, lợng “mĩ từ”, đặc biệt Nguyên Hồng rất có ý thức trớc vai trò to lớn của ngôn ngữ. Bởi vì “có ý thức ngôn từ là có ý thức về tính tích cực chủ động và khả năng sáng tạo của mình trong việc tiếp nhận và sử dụng vốn ngôn từ của xã hội..., có ý thức ngôn từ là có ý thức về sức mạnh của ngôn từ” mà “ngôn từ là chìa khoá cho tất cả” [24, 65; 66]. Giọng điệu này khác biệt với giọng thuật kể bình thản trong
Cỏ dại của Tô Hoài.