Những ngày thơ ấu cảm hứng trữ tình

Một phần của tài liệu Hai phong cách hồi ký những ngày thơ ấu (nguyên hồng) và cỏ dại (tô hoài) (Trang 47 - 51)

Có rất nhiều cơ sở để khẳng định rằng cảm hứng trữ tình là cảm hứng chủ yếu bao trùm hầu khắp cuốn hồi ký Những ngày thơ ấu. Ngoài t tởng chủ đạo, còn thể hiện ở bút pháp của nhà văn. Nhờ thế, tác phẩm có điểm độc đáo riêng. Chúng tôi xin trình bày cụ thể sau đây.

Cảm hứng trữ tình thể hiện trớc hết ở cách xây dựng cuốn hồi ký. Những ngày thơ ấu là thứ hồi ký tâm sự, ghi chép những ký ức - tâm trạng. Điều này, khác

với cách viết hồi ký ở một số nhà văn. Ngời ta chỉ quan tâm những sự kiện xảy ra bên ngoài, những sự kiện của quá khứ, đợc ghi chép một cách khách quan, tồn tại độc lập với tình cảm chủ quan của ngời viết. Chủ quan của ngời viết hồi ký (nếu có) đợc thể hiện qua cái nhìn của anh ta vào tất cả những gì đợc kể lại, tả lại. Trái

lại, Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng sự kiện có khi lại chính là tâm trạng của tác giả. Tâm trạng chủ quan của tác giả hoà nhập trong dòng sự kiện để tạo nên cuốn hồi ký tâm trạng. Điều này đợc thể hiện trớc hết qua nghệ thuật xây dựng tình huống tâm trạng. Xin nhấn mạnh rằng, tình huống là một yếu tố không thể thiếu trong mọi tác phẩm tự sự. Ngay cả khi cốt truyện không có biến cố, không đến mức kịch tính, truyện cũng phải hình thành từ một tình huống cụ thể. Tuy nhiên, với truyện ngắn thông thờng, tình huống là bối cảnh đặc biệt mà tác giả tạo ra để triển khai cốt truyện, để nhân vật hành động, suy nghĩ, thờng ở loại truyện này, tình huống đợc tạo nên bằng một sự kiện nhằm tác động mạnh mẽ đến đời sống nhân vật. Còn hồi ký Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, sự kiện là tâm trạng nhân vật hay nói cách khác, tâm trạng nhân vật là sự kiện chính để hình thành nên tác phẩm. Ta có thể thấy, mỗi chơng hồi ký là một tình huống tâm trạng: đau khổ, buồn vui, uất ức, thơng nhớ, mơ ớc. Chơng Tiếng kèn khi tác giả tạo tình huống ngời thổi kèn - ngời yêu đi qua ngõ là lúc thể hiện rõ tâm trạng nhân vật. Ngời mẹ hằng giá buốt vì thơng nhớ ngời yêu, nay bắt gặp ngời yêu nỗi lòng càng xao xuyến, bồi hồi “con mắt của mẹ tôi sáng lên nhìn ng- ời thổi kèn và hai gò má mẹ tôi ửng hồng khi cặp mắt long lanh của ngời đàn ông nọ chiếu tới” (Những ngày thơ ấu).

Đến chơng Trụy lạc, tâm trạng ngời mẹ đợc đặt trong thế đối lập tâm trạng ngời chồng, nên tác giả miêu tả đợc nỗi đau đớn, chua xót, buồn nản của cả hai ngời. Chẳng hạn nh đoạn văn sau tác giả viết “một ngời thiếp đi trong khói thuốc phiện, một ngời thì âm thầm trằn trọc. Ngời thứ nhất chán ngán nh không còn biết sống. Ngời thứ hai thì câm lặng chua xót, thấy sự sống trong tình yêu thơng con vẫn lạnh lẽo, thiếu thốn, và cả hai đều thấm thía thấy rằng sẽ chết dần, chết vì chán ghét đau đớn” (Những ngày thơ ấu). Đặt trong thế đối lập nên tâm trạng nhân vật đợc bộc lộ rõ hơn. Và chơng Đêm Nôen cũng đợc xây dựng trong thế đối lập, nhng lại là sự đối lập giữa thân phận con ngời, kẻ giàu và ngời nghèo. Bé

Hồng là một trong số ngời nghèo khổ, vì thế trớc cảnh bao nhiêu kẻ giàu có, động đến mình ngời ta cũng không giám Hồng thấm thía đợc thân phận cay đắng của mình “cảm thấy một cách chua cay sự trơ trọi hèn hạ của tôi, một đứa trẻ côi cút, cùng khổ” (Những ngày thơ ấu).

Không chỉ dừng lại ở cách xây dựng tình huống tâm trạng, ngòi bút của Nguyên Hồng còn trực tiếp đi vào mổ xẻ nội tâm nhân vật. Điều này giúp ta hiểu tại sao nhân vật của ông đợc mô tả thành chân dung nội tâm hơn là ngoại hình (Tô Hoài ngợc lại, chúng tôi sẽ nói rõ hơn ở phần sau). Trong cuốn hồi ký, mỗi nhân vật là một chân dung tâm trạng. Đó là hình ảnh ngời mẹ với tâm trạng “giá buốt vì những phiền muộn” và cả “những đau đớn chua cay nhất” (Những ngày

thơ ấu). Bé Hồng với tâm trạng đau khổ, cô đơn, uất ức, có khi hờn tủi, căm tức.

Nhng có khi đó lại là cảm giác ấm áp, cảm giác ấm áp vô cùng của cậu bé khát khao, thèm muốn tình yêu thơng “tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thờng” (Những ngày thơ ấu). Phải nói rằng, tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ của nhân vật bao trùm mọi chi tiết tác phẩm. Đi sâu diễn tả tâm trạng nhân vật cũng là cách viết hồi ký của Nguyên Hồng, một cách viết rất riêng. Hay nói nh Nguyễn Đăng Điệp “nhà văn không hề tái hiện sự kiện theo kiểu biên niên khô cứng mà trên cái nền sự kiện, biến cố, ông tập trung vào những điểm chính yếu, sinh động nhất để dựng lại linh khí thời quá vãng. Cái mà Nguyên Hồng quan tâm hơn cả là làm sao để thể hiện một cách thật chính xác tâm trạng mình trong những thời khắc khó quên ấy” [13, 231]. Vì thế, nhân vật của ông không thể là nhân vật ngoại hình, nếu có những chi tiết bên ngoài cũng nhằm bộc lộ nội tâm một cách rõ và sâu sắc hơn.

Thiên nhiên cũng là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong hồi ký. Theo số liệu thống kê của chúng tôi, thiên nhiên trong Những ngày thơ ấu xuất hiện

26 lần/ 67 trang. Điều này không chỉ cho chúng ta thấy hình ảnh thiên nhiên chiếm tỉ lệ lớn mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm. Dới ngòi bút trữ tình của tác giả, thiên nhiên hiện diện nh một phơng tiện để bộc lộ nội tâm nhân vật. Thiên nhiên trở thành vờn ơm tâm trạng, hay nói ngợc lại, thiên nhiên đã đợc tâm trạng hoá. Vì thế, thiên nhiên dờng nh không thuận theo một chiều mà luôn biến đổi linh động cùng trạng thái con ngời. Thiên nhiên có khi rất đẹp, nhẹ nhàng, trong sáng, nhng cũng có khi thê thảm, vỡ vụn. Chẳng hạn, khi tâm trạng buồn nhớ của ngời mẹ giá buốt thì cảnh vật đó có thể là những hình ảnh mùa đông lạnh lẽo, một buổi chiều vàng hiu hắt. Ngợc lại, khi tâm trạng vui, ng- ời mẹ ấy đón nhận niềm hạnh phúc thì cảnh vật trở nên xanh tơi, đầy sức sống “hai gò má mẹ tôi hồng lên và mắt lấp lánh: màu hồng của gò má ấy, tia sáng vui mừng của con mắt long lanh ấy, mơn mởn nh những búp bàng non lặng thấm nắng xuân rực rỡ lúc bấy giờ” (Những ngày thơ ấu). Nhng khi nhằm diễn tả tâm trạng thất vọng, nỗi cô đơn, sự buồn đau của nhân vật thì cảnh vật nh vỡ vụn, mờ mờ khó nhận diện “tôi hãy còn cảm giác tê lạnh cái nền mây lởm chởm nh ruộng mới cày vỡ và thứ hơi mờ mờ nh khói do các cây cỏ ủng nát trong lạnh lẽo phù sa”, tôi thấy “vụn lá cây soi sáng nh bụi của vành trăng, rồi lại thấy bầu trời nh thuỷ tinh xanh phới, cảnh vật mơ hồ và êm nh trong biển khơi khói chập chờn mênh mông” (Những ngày thơ ấu). Nguyên Hồng thờng nhìn thiên nhiên, miêu tả thiên nhiên qua tâm trạng của nhân vật. Do đó ta có thể thấy, cùng là ánh nắng nhng ánh nắng ở mỗi tâm trạng khác nhau, nó biểu hiện một màu sắc khác nhau. Gắn liền nỗi lòng tê tái của ngời mẹ đầu tác phẩm thì đó là ánh nắng “vàng”, u ám của buổi chiều đông. Nhng đến ánh nắng ở cuối tác phẩm gắn liền với t tởng lạc quan, không chịu nhẫn nhục của bé Hồng, xuất hiện là thứ ánh nắng tơi mới, một “thác nắng” chói ngời, trong vắt nh ánh sáng của pha lê chói điện. Nh đã nói, thiên nhiên của Nguyên Hồng đóng vai trò thể hiện tâm trạng nhân vật nên ta có thể cắt nghĩa đợc tại sao trong Những ngày thơ ấu, ma, gió rét, đêm tối và

cả khí trời lạnh lẽo, cả cảnh vật nhàu nát, vỡ vụn... lại xuất hiện nhiều, thiên nhiên đó chiếm hầu hết toàn bộ tác phẩm. Một cuốn hồi ký mà ở đó nhân vật chỉ có nỗi đau, tâm trạng giá buốt, buồn, tủi nhục và cô đơn thì không thể mong đợi thiên nhiên trong sáng, đầy sức sống nhiều hơn những gì mà tác giả thể hiện.

Nh vậy, cảm hứng chủ đạo trong Những ngày thơ ấu là cảm hứng trữ tình, đợc thể hiện trong cách xây dựng hồi ký, cách tạo dựng tình huống tâm trạng và việc coi thiên nhiên nh một phơng tiện để bộc lộ nội tâm nhân vật.

Trong sáng tạo văn học, khi nhà văn xác định vị trí của mình là một “lữ khách” đứng ngoài nhìn vào dòng đời đang chảy, nhìn vào những vẫn đề của cuộc sống đang trôi thì việc để cho cảm xúc cá nhân xen lẫn vào tác phẩm là một việc làm ít có. Nguyên Hồng lại khác, nhà văn luôn muốn hoá thân vào nhân vật, thao thức, suy nghĩ, vui buồn cùng nhân vật trớc những biến cố của cuộc đời con ngời. Vì thế, có khi chỉ một khoảnh khắc cuộc sống với một vài sự việc sơ sài và bình thờng thôi cũng buộc nhà văn ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất trong mình thì hồi ký Những ngày thơ ấu đợc viết bằng cảm hứng trữ tình cũng là điều dễ hiểu.

Một phần của tài liệu Hai phong cách hồi ký những ngày thơ ấu (nguyên hồng) và cỏ dại (tô hoài) (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w