0
Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Giọng điệu và ngôn ngữ

Một phần của tài liệu HAI PHONG CÁCH HỒI KÝ NHỮNG NGÀY THƠ ẤU (NGUYÊN HỒNG) VÀ CỎ DẠI (TÔ HOÀI) (Trang 57 -57 )

Giọng điệu văn chơng đợc xem là một nhân tố cơ bản của phong cách nghệ thuật, vừa cho phép ta nhận ra gơng mặt riêng của tác giả, vừa giúp nhà văn bộc lộ rõ tài năng của mình. Vì thế “thiếu một giọng điệu nhất định nhà văn cha thể viết ra đợc tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật” [20, 113]. Điều này cũng dẫn đến có nhiều ngời nghiên cứu về giọng điệu, nhiều công trình luận bàn về các vấn đề giọng điệu trong tác phẩm văn học. ở đây, chúng tôi xin đợc đi vào trờng hợp cụ thể: tìm hiểu và so sánh giọng điệu hai cuốn hồi ký Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng) và Cỏ dại (Tô Hoài).

Xin đợc nói ngay rằng, giọng điệu trong tác phẩm thờng đa dạng, có nhiều giọng điệu, mỗi giọng điệu có một vai trò nhất định trong quá trình thể hiện cái nhìn của nhà văn. Tuy nhiên, mỗi nhà văn lại có một giọng điệu riêng, hay còn gọi giọng chủ đạo. Việc nhận diện giọng điệu của mỗi nhà văn không hề là một việc làm đơn giản. Nó đòi hỏi phải đợc tiến hành bằng một sự phân loại chặt chẽ, dựa trên những tiêu chí hết sức rõ ràng. Thừa nhận, giọng điệu đợc hình thành gắn liền với sự tổ chức điểm nhìn nghệ thuật và cảm hứng của chủ thể. Tuy nhiên, yếu tố lời văn, ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng nên hai tiêu chí cơ bản để phân loại giọng điệu ở hai cuốn hồi ký mà chúng tôi lựa chọn là tiêu chí cảm hứng, lời văn - ngôn ngữ. Trên cơ sở đó chúng tôi xác định giọng điệu trong

Những ngày thơ ấu là giọng trữ tình sôi nổi. Cỏ dại - giọng thuật kể bình thản.

Sau đây chúng tôi xin trình bày cụ thể.

Một phần của tài liệu HAI PHONG CÁCH HỒI KÝ NHỮNG NGÀY THƠ ẤU (NGUYÊN HỒNG) VÀ CỎ DẠI (TÔ HOÀI) (Trang 57 -57 )

×