.Trên mặt trận sản xuấ t:

Một phần của tài liệu Hà tĩnh trong thời kì chống chiến tranh phá hoại của đế quốc mĩ (1965 1973) (Trang 69 - 76)

Một trong những mục đích mà đế quốc Mĩ đa chiến tranh ra phá hoại miền Bắc là: "… phá hoại công cuộc xây dựng CNXH, làm suy yếu tiềm lực

kinh tế của nhân dân miền Bắc… làm cho miền Bắc kiệt quệ… không đủ sức chi viện cho miền Nam". Để đối phó với âm mu, thủ đoạn đó của đế quốc Mĩ, nhân dân miền Bắc quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ trên cả 2 mặt trận: mặt trận chiến đấu và cả mặt trận sản xuất. Tháng 7/1965 Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đã họp phiên đặc biệt để nghiên cứu năm quan điểm cơ bản qua NQTW lần thứ 11, bàn và quyết định về nhiệm vụ chuyển hớng kinh tế và tăng cờng quốc phòng của tỉnh. Từ đó Đảng bộ Hà Tĩnh đã lãnh đạo quân dân trong tỉnh nhanh chóng thực hiện chủ trơng chuyển hớng xây dựng kinh tế và những biện pháp cụ thể để quân dân trong tỉnh chuyển sang trạng thái vừa sản xuất , vừa sẵn sàng chiến đấu. Bây giờ " Nhiệm vụ sản xuất phải gắn chặt với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu đã trở thành nhiệm vụ cơ bản, lâu dài "[117. 1,2] . Có sự lãnh đạo của Tỉnh Đảng bộ, nhân dân Hà Tĩnh quyết thực hiện tốt lời Bác dặn : "… phải thi đua sản xuất và chiến đấu. Hai cái đó phải đi với nhau: Có sản xuất tốt thì mới chiến đấu tốt đợc, có chiến đấu tốt thì mới sản xuất tốt đợc"[ 27. 86 ]. " Năm tấn thóc để góp phần đánh Mĩ …" toàn dân Hà Tĩnh đã tích cực sản xuất giành những thắng lợi quan trọng trong sự nghiệp lớn .

* Về nông nghiệp :

Đối với nông nghiệp, tỉnh chủ trơng:" Ra sức đẩy mạnh sản xuất lơng thực chủ yếu là thâm canh tăng năng suất lúa , đa năng suất lúa bình quân toàn tỉnh lên 3,5 tấn - 4 tấn/1ha / 1 năm ở vùng trọng điểm lúa , đồng thời phát triển mạnh hoa màu , nhất là khoai lang , ngô , sắn và các loại hoa màu khác nhằm tới năm 1967 đạt 30 vạn tấn lơng thực( 20 vạn tấn thóc và 10 vạn tấn màu) để nhanh chóng tự túc đợc lơng thực một cách vững chắc và có dự trữ, tiến tới đóng góp đợc phần lơng thực cho nhu cầu chung" [117. 3]. Bên cạnh đó phải tích cực phát triển cây có sợi, cây có dầu, cây thực phẩm, phát triển mạnh chăn nuôi trâu bò, lợn gà. Hết sức coi trọng trồng cây đồi trọc, bãi cát …

Mặc dù điều kiện khó khăn do thiên tai địch hoạ gây ra, đất đai hoang hoá khô cằn, nhiều vùng trọng điểm bị đánh phá ác liệt nhng nông dân vẫn tích cực vừa sản xuất vừa chiến đấu với quyết tâm" Chắc tay súng, vững tay cày "

phấn đấu 3 mục tiêu và phong trào thi đua" Hai giỏi "( Chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi) diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phơng: Đức Thọ, Can Lộc, Cẩm Xuyên …

Sau một năm vật lộn với địch họa và thiên tai dồn dập cuối 1966 Hà Tĩnh đạt đợc: tổng diện tích gieo trồng đạt: 154.687 ha bằng 94,4% so với kế hoạch và bằng 91,1% so với 1965( sút là vì năm 1966 chiến tranh rất ác liệt)

Về diện tích cấy lúa: Vụ thu đạt 120.980/130.000 ha bằng 93,6% kế hoạch và 106,8% so với năm 1965; Vụ mùa đạt 44.961/46.500ha bằng 86,6% kế hoạch và 115,2% so với năm 1965 .

Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật có nhiều tiến bộ. Đất ruộng mạ đợc làm kỹ hơn, có xử lý giống trớc khi vại, bắc tha( 17kg/sào) ở Đức Thọ, Hơng Sơn, Can Lộc đã chú ý lựa giống, vụ chiêm đại bộ phận cấy rẽ Quang, vụ mùa cấy rẽ Trầm, rẽ Liễu. Khâu làm đất kỹ hơn, bỏ phân đợc chú ý: Bình quân phân bón : 4,1 tấn/ha (1965 - 3,9 tấn) vụ chiêm: 5,5 tấn( 1965 - 5 tấn) vụ mùa. Gần 11% diện tích vụ chiêm đợc phủ bèo hoa dâu( tăng 4.527 ha so với 1965) .

Về năng suất lúa cả năm đạt: 12,91 tạ/ 16,07 tạ bằng 80,3% kế hoạch và 86,8% so với 1965. Do thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh nhiều, mất mùa nặng và toàn diện nên tổng sản lợng lơng thực cả năm đạt: 207.123 tấn( sụt 6,3 tấn so với kế hoạch và gần 40.000 tấn so với 1965). Bình quân mỗi đầu ngời đợc 254,8kg lơng thực .

Về chăn nuôi: tổng số con trâu 73.488 con, đạt 97,3% so với kế hoạch và tăng 2,08% so với 1965; Tổng số con bò 97.351 con tăng 11,9% so với kế hoạch; tổng số đàn lợn toàn tỉnh đạt 189.885 con tăng 7% so với 1965.

Công tác thuỷ lợi có nhiều chuyển biến, phong trào đã có tính chất quần chúng rộng rãi nhất là từ khi có chiến dịch Bồng - Sơn( chiến dịch Bồng- Sơn đ- ợc phát động rầm rộ trong toàn tỉnh suốt các tháng hè- thu 1966 đào đắp đợc 10

triệu m3 đất đá thuỷ lợi, cải tạo bờ ruộng, bở thửa cho 25.000 ha đất trồng trọt). Diện tích đã đợc tới nớc là: 50.520 ha tăng 9.020 ha so với 1965 và tăng 11,740 ha so với 1964. Đã hoàn thành công tác chống úng ở một số nơi nh Kênh 19/5, kênh Hồng Tân. Đã căn bản hoàn thành 10/23 công trình đại thuỷ nông.

Công tác trồng cây có chuyển biến tốt hơn năm 1965: diện tích cây trồng ớc đạt 6.000 ha với 13 triệu cây tăng 25% so với năm 1965. Toàn tỉnh đã có 515 HTX có kinh doanh trồng cây.

Về công tác hợp tác hoá nông nghiệp, toàn tỉnh có 965 HTX gồm 139.541 hộ với 648.373 nhân khẩu nông nghiệp chiếm 94,5% số hộ nông dân và 95,4% số nhân khẩu nông nghiệp. Trong đó bậc cao có 131.773 hộ với 610.304 nhân khẩu chiếm 94,5% số hộ và 95,4% nhân khẩu so với tổng số HTX [ 7. 4] .

Bớc sang năm 1967 sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn nữa, nhất là thời tiết, 3 cơn bão lớn số 6,7,8 nhng với tinh thần khắc phục khó khăn, vơn lên thắng Mĩ, thắng thiên nhiên trong sản xuất, nhân dân toàn tỉnh cố gắng phấn đấu đạt đợc những thành tích tốt. Về diện tích một số loại tăng so với 1966, diện tích lúa mùa 1967 toàn tỉnh thực hiện đạt 93,7% kế hoạch. Vụ chiêm đợc mùa lớn, năng suất chung toàn tỉnh đạt từ 24 - 29 tạ/ha. Công tác thuỷ lợi và cơ sở vật chất kỹ thuật đợc tăng cờng thêm một bớc, diện tích tới nớc đợc mở rộng thêm: Năm 1967 có 48.962 ha đợc tới nớc. Một số công trình trung, đại thuỷ nông đợc phát huy tác dụng nh trạm bơm Linh Cảm, đập Thợng Tuy( Cẩm Duệ) mạng lới cơ khí nhỏ, máy bơm dầu đợc tăng: Tính quân bình mỗi đội sản xuất có 17 cái cày, 4 bừa, 3 cào có 64-A, bình quân mỗi lao động có 1,8 công cụ, toàn tỉnh có 19.600 cái cày bừa cải tiến, 3.100 xe vận chuyển cầm tay cải tiến, 1.410 thuyền nông nghiệp, 260 điểm cơ khí nhỏ và hơn 500 máy bơm dầu. Năm 1967 sản xuất đợc 16.000 tấn vôi bón ruộng so với 1966 tăng hơn 2.084 tấn. Đến 1967 có 95% số hộ nông dân vào HTX khoảng 96% HTX đã lên bậc cao( 732/753 HTX toàn tỉnh). Kết thúc năm 1967 lần đầu tiên Hà Tĩnh có HTX

đạt 5 tấn thóc/1ha gieo trồng: đó là HTX Đại Thanh( Đức Thanh- Đức Thọ), HTX Thanh Hoà( Trung Lộc- Can Lộc), HTX Mật Thiết( Kim Lộc- Can Lộc) [ 13. 9, 10] .

Sang năm 1968, nhờ có NQ18 của Tỉnh uỷ quần chúng đã phấn đấu dũng cảm, tích cực và đạt đợc nhiều thắng lợi quan trọng trong vụ sản xuất đông xuân. Lúa chiêm cấy đảm bảo thời vụ, là một trong những tỉnh cấy nhanh nhất miền Bắc. Diện tích lúa chiêm cấy đợc 53.342 ha đạt 98,9% kế hoạch và tăng 101,9% so với 1967. Có những huyện vợt kế hoạch nh Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Hơng Khê .

Mặc dù thời kỳ thu hoạch vụ đông xuân là thời kỳ địch đánh phá ác liệt nhất nhng quần chúng nhân dân đã phát huy đợc tính sáng tạo và dũng cảm, tổ chức thu hoạch, lập các đội xung kích để thu hoạch nhanh gọn và an toàn, " Những hạt thóc sản xuất ra trong thời gian này nặng hơn những thời gian tr- ớc vì có mồ hôi và máu". Về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp, công tác thuỷ lợi, phân bón, nông cụ cũngcó đạt đợc một số thành tựu nhất định. Về chăn nuôi có giảm sút do máy bay Mĩ ném bom ác liệt làm tổn thất lớn về số đàn trâu bò lợn gà [ 6. 7, 8, 9 ] .

Nh vậy, ngay từ đầu Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đã xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu của kinh tế địa phơng. Do đó trong suốt thời gian chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ sản xuất nông nghiệp luôn đợc duy trì thờng xuyên và đạt đợc một số kết quả đáng kể. Trải qua 4 năm chiến tranh sản xuất nông nghiệp có khó khăn nhng các HTX sản xuất nông nghiệp vẫn đợc ổn định, số HTX khá và trung bình chiếm đại bộ phận; số HTX khá cao ngày càng tăng thêm, có những tiến bộ nhất định trong công tác quản lý, phơng hớng sản xuất của các HTX ngày càng rõ. Điều đó chứng tỏ HTX là nơi duy trì phát triển sản xuất, ổn định và bảo đảm đời sống cho nhân dân động viên con em đi chiến đấu và phục vụ chiến đấu, thực hiện chính sách hậu phơng quân đội. HTX còn là cơ sở đảm bảo hậu cần chiến tranh nhân dân tại chỗ . Điều đó cũng có

nghĩa là nông nghiệp của tỉnh đã đóng góp một phần quan trọng cho cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ phá hoại.

* Về công nghiệp và thủ công nghiệp:

Một trong những mục tiêu đánh phá của đế quốc Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc nói chung, Hà Tĩnh nói riêng là các cơ sở sản xuất công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp. Do vậy các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp ở Hà Tĩnh bị địch đánh phá nặng nề, trong khi đó nguyên liệu thiếu thốn, kỹ thuật còn lạc hậu, vốn đầu t không có. Nhng Tỉnh uỷ vẫn chủ trơng :" Hớng công nghiệp địa phơng vào phục vụ nông nghiệp và cung cấp hàng tiêu dùng cho nhân dân, bảo đảm cho hậu cần tại chỗ". Từ chủ trơng đó, Hà Tĩnh" tích cực đẩy mạnh phát triển hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng và hàng xuất khẩu; tiếp tục hoàn thành cải tạo đối với thủ công nghiệp, tăng cờng quản lý và củng cố các xí nghiệp quốc doanh"[28. 132, 133].

Đợc sự hỗ trợ của TW, của các trờng đại học, Hà Tĩnh đã xây dựng nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật mới phục vụ sản xuất, chiến đấu và đời sống. Theo tinh thần :" Làm cho Hà Tĩnh thành một tỉnh căn cứ địa, hậu phơng, tự đảm bảo đợc những nhu cầu thiết yếu trong chiến tranh ác liệt, có một phần giúp cho bạn Lào và cho Quảng Bình,Vĩnh Linh khi cần thiết" [28. 133]. Hàng trăm tấn máy móc, vật t, máy phát điện 400KW, máy tiện, máy phay, bào vạn năng, nồi hơi, hoá chất đợc đa vào Hà Tĩnh. Từ đó tỉnh có điều kiện để tăng cờng năng lực sản xuất cho các xí nghiệp hiện có và xây thêm một số xí nghiệp, cơ sở mới nh: Xí nghiệp cơ khí Thông Dung( 300 công nhân), xí nghiệp Sứ (150 công nhân) xí nghiệp Sành( 200 công nhân) mỏ than Động Đỏ ( Hà Linh- Hơng Khê) các nhà máy, xí nghiệp đờng, rợu, nớc chấm, thuỷ tinh, gốm, điện Linh Cảm, ép dầu, dợc phẩm, xà phòng…Đó là những cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp địa phơng hết sức cần thiết và có vai trò to lớn đối với Hà Tĩnh trớc mắt

cũng nh lâu dài về sản phẩm, tay nghề, kỹ thuật của các bộ, công nhân, xã viên [28 .133, 134].

Năm 1966, giá trị tổng sản lợng công nghiệp và thủ công nghiệp đạt : 31.797.000( đạt 79,3% kế hoạch và tăng 6,9 % so với năm 1965). Sản phẩm tăng 8 mặt hàng mới, tăng 800 công nhân, xây dựng 33 cơ sở mới…

Sang năm 1967, tỉnh đã xây dựng mới đợc 18 xí nghiệp quốc doanh. Giá trị công nghiệp địa phơng đạt 35.985.000 đồng, tăng 20,3% so với năm 1966. Riêng thủ công nghiệp tăng 9,5 %. Điểm nổi bật là công nghiệp tỉnh đã tiến hành khai thác mỏ than Đồng Đỏ đa sản lợng từ 1.040 tấn năm1966 lên 2.700 tấn năm 1967, giải quyết chất đốt cho nhu cầu công nghiệp địa phơng.

Ngoài ra sản xuất vôi tăng 29% so với năm 1966, các ngành cá, muối, rừng tuy bị địch bắn phá luôn nhng đã có nhiều cố gắng và vợt mức kế hoạch 26 %( cá, muối) là năm đạt sản lợng cao nhất từ trớc tới nay:

+ Về sản lợng cá: 1965- 1968 bình quân mỗi năm đạt 7.490 tấn( riêng 1965 đạt 10.853 tấn).

+ Muối năm cao nhất 1966 đạt : 28,5 ngàn tấn, năm 1968- 16.000 tấn.

Năm 1968 là năm đế quốc Mĩ thực hiện" Ném bom hạn chế", nhng thực chất là ác liệt gấp bội, những nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp địa phơng bị tàn phá nặng nề. Nhng lực lợng công nhân, anh chị em xã viên HTX tiểu thủ công nghiệp đã dũng cảm, kiên trì chiến đấu, bám lấy cơ sở để sản xuất nhằm phục vụ tốt nhất cho sản xuất, chiến đấu và đời sống nhân dân. Giá trị tổng sản lợng vẫn đạt: 31.899.000 đồng so với kế hoạch đạt 100,6 %, so với năm 1967 đạt 91,4 %. Một số sản phẩm đạt xấp xỉ và vợt mức kế hoạch đề ra và vợt cao so với thời kỳ hoà bình nh: Lỡi diệp cày, thuyền, vôi bón ruộng, bừa dựng, cào cuốc, phốt phát, gỗ tròn, gỗ xẻ. Một số mặt hàng trớc chiến tranh cha có nay công nghiệp địa phơng đã sản xuất đợc nh: Xe kiến an, máy tuốt, than đá, xi măng hồng, nớc chấm, bát đĩa, chè hơng, dợc phẩm. Điều đáng kể nữa là trong chiến tranh ác liệt, khó khăn chồng chất nhng công

nghiệp của tỉnh vẫn duy trì và có một số ngành phát triển nh: khai thác lâm sản, hải sản, sản xuất muối, đóng tàu thuyền. Sản xuất và sửa chữa cơ khí cũng đã hình thành mạng lới 3 cấp, đã có 2 xí nghiệp cơ khí, một xí nghiệp trùng tu ô tô, 11 HTX cơ khí, 169 lò rèn.

Nhìn chung trong 4 năm vừa chiến đấu vừa sản xuất ngành công nghiệp và thủ công nghiệp Hà Tĩnh đã có bớc phát triển vợt bậc, nâng tổng số giá trị sản lợng hàng năm tăng dần: + Năm 1964 đạt 32.544.200 đồng. + Năm 1965 đạt 29.856.000 đồng. + Năm 1966 đạt 31.797.000 đồng. + Năm 1967 đạt 54.888.900 đồng. + Năm 1968 đạt 38.802.000 đồng.

Giá trị năm 1967 đã vợt 1964 là 7% - với thành tích đó Hà Tĩnh đã đóng góp thu vào ngân sách nhà nớc: Năm 1965- 506.790.

Năm 1966- 512.376. Năm 1967- 590.299. Năm 1968- 816. 949.

Đội ngũ cán bộ công nhân cũng tăng: năm 1964- 3.159 công nhân; năm 1968- 6.094 công nhân( năm 1968 tăng gần gấp đôi so với (1964) [ 11. 3, 4, 5]

Một phần của tài liệu Hà tĩnh trong thời kì chống chiến tranh phá hoại của đế quốc mĩ (1965 1973) (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w