Chủ trơng của ta:

Một phần của tài liệu Hà tĩnh trong thời kì chống chiến tranh phá hoại của đế quốc mĩ (1965 1973) (Trang 43 - 46)

Với những âm mu và hành động mới của đế quốc Mĩ, tình hình một nửa nớc có chiến tranh, một nửa có hoà bình đã biến thành "Tình hình cả nớc có chiến tranh" với hình thức và mức độ khác nhau ở mỗi miền. Hội nghị TW Đảng lần thứ 11 ( 25/3/1965) đã chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản của nhân dân ta là: Trong cuộc chiến tranh cách mạng yêu nớc của nhân dân cả nớc chống đế quốc Mĩ, " Miền Nam vẫn là tiền tuyến lớn, miền Bắc vẫn là hậu phơng lớn, nhng hậu phơng ấy vẫn đang có chiến tranh hạn chế và đang trực tiếp chiến đấu ; phải sẵn sàng chuẩn bị cho kịp một khi tình hình chiến sự phát triển" [29.

218]. Nghĩa là:"…tiếp tục xây dựng miền Bắc, kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế và tăng cờng quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại và phong toả bằng không quân và hải quân của địch, chuẩn bị sẵn sàng để đánh bại địch trong trờng hợp chúng đa cuộc chiến tranh phá hoại hiện nay đến một trình độ ác liệt gấp bội, hoặc chuyển nó thành một cuộc " chiến tranh Cục bộ" cả ở miền Nam lẫn miền Bắc, ra sức động viên lực lợng của miền Bắc chi viện cho miền Nam; ra sức giúp đỡ cách mạng Lào" [ 29. 218].

Trong chiến tranh, hậu phơng chiến lợc giữ một vai trò có ý nghĩa quyết định. Là căn cứ địa của cách mạng cả nớc, miền Bắc phải đợc xây dựng thành hậu phơng chiến lợc vững mạnh, bảo đảm cho cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta giành thắng lợi. Đảng ta cho rằng, sức mạnh của miền Bắc là sức mạnh của hậu phơng mang tính chất của chế độ XHCN. Chỉ có một miền Bắc đ- ợc xây dựng theo CNXH mới tạo ra đợc sự nhất trí về chính trị và tinh thần của toàn dân với quyết tâm: " Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lợc "[ 131. 343]. Tuy nhiên, miền Bắc không thể xây dựng nh thời bình, không thể giữ nguyên quy mô, tốc độ và phơng hớng xây dựng nh trớc kia, miền Bắc phải chịu sự tác động lớn của chiến tranh. Để thực hiện phơng châm xây dựng kinh tế phù hợp với thời chiến, hội nghị lần thứ 11 của TW Đảng quyết định: " Chuyển hớng xây dựng kinh tế sang thời chiến, chuyển hớng về t tởng và tổ chức, tăng cờng lực lợng quốc phòng cho phù hợp với tình hình mới và nhiệm vụ cấp bách của ta ở miền Bắc" [131. 343]. Khẩu hiệu chung của miền Bắc là: xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam.

Triệt để chấp hành nghị quyết 81- CT/TW của Trung ơng" Tăng cờng sẵn sàng chiến đấu chống mọi âm mu khiêu khích và phá hoại của địch" trong 2 ngày 11 và 12/8/1964 Tỉnh uỷ Hà Tĩnh họp bất thờng để quán triệt và ra nghị quyết: " Trên cơ sở xác định nhiệm vụ sản xuất phải gắn chặt với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trở thành nhiệm vụ cơ bản lâu dài" [ 92 . 2].

Tiếp đến thực hiện nghị quyết của hội nghị lần thứ 11( 3/1965) của TW Đảng - Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đã kịp thời chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân nhận thức rõ: " Quân và dân Hà Tĩnh phải nhanh chóng thực hiện chủ trơng chuyển hớng xây dựng kinh tế, tăng cờng lực lợng, sẵn sàng chiến đấu thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lợc do Đảng đề ra là vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu, không để bị động, bị bất ngờ trớc hành động phiêu lu, tàn bạo của địch" [28. 125,126].

Trớc những âm mu và thủ đoạn tàn bạo của đế quốc Mĩ, Đảng bộ Hà Tĩnh đã kịp thời lãnh đạo các cấp, ngành, địa phơng trong tỉnh chuyển hớng phát triển kinh tế, các hoạt động đều chuyển sang thời chiến, thực hiện quân sự hóa, phân tán gọn nhẹ, khẩn trơng nhng vẫn đảm bảo tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trong lĩnh vực GTVT phải đảm bảo phục vụ cả chiến đấu, sản xuất và chi viện. Tỉnh uỷ cũng xác định ngay từ đầu 2 nhiệm vụ chiến đấu và sản xuất phải kết hợp chặt chẽ với nhau, làm tốt nhiệm vụ chiến đấu để bảo vệ sản xuất và sản xuất tốt để đảm bảo phục vụ chiến đấu. Dù cuộc chiến có khó khăn và ác liệt đến đâu thì Hà Tĩnh vẫn phải coi nhiệm vụ sản xuất làm trọng tâm và thờng xuyên, phải phát huy cao độ để làm tốt vai trò trách nhiệm to lớn của mình là: Tiền tuyến của hậu phơng lớn miền Bắc, là hậu phơng của tiền tuyến miền Nam. Toàn quân và toàn dân Hà Tĩnh phải làm tốt: chiến đấu, phục vụ chiến đấu; sản xuất để đảm bảo đời sống cho nhân dân và để chi viện cho tiền tuyến miền Nam và Lào.

Về lực lợng quốc phòng trong toàn tỉnh đợc chú trọng và xác định với 3 nhiệm vụ lớn sau: " Đánh bại đợc chiến tranh phá hoại của địch …; Đánh có hiệu quả khi địch gây chiến tranh Cục bộ; Góp phần xây dựng quân đội, chi viện đắc lực cho cách mạng miền Nam, cách mạng Lào." [ 77. 7] Để làm tốt nhiệm vụ đó dới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, của BCHQS tỉnh, trên cơ sở LLVT có từ trớc, nay huy động xây dựng thêm các đơn vị bộ đội, DQTV từ tỉnh đến xã, ở các cơ quan, nhà máy một cách có tổ chức. Toàn quân và toàn dân luôn luôn trong t thế sẵn sàng chiến đấu cao đập tan mọi âm mu khiêu khích, phá hoại của

đế quốc Mĩ. Một hệ thống phòng không nhân dân, một hệ thống phòng thủ vững chắc, một thế trận chiến tranh nhân dân hình thành. Tất cả đã chuẩn bị vào cuộc để đánh thắng trận đầu với một quyết tâm cao độ: " Quyết thắng giặc Mĩ xâm lợc".

Đứng trớc những khó khăn, thử thách mới với những nhiệm vụ hết sức to lớn, nặng nề của cuộc cách mạng, TW Đảng và Đảng bộ Hà Tĩnh đã nhanh chóng đa ra những chủ trơng, chỉ đạo đúng đắn và toàn diện đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong tình hình mới. Phát huy cao độ truyền thống yêu nớc cách mạng, toàn Đảng, toàn dân ta kiên quyết bảo vệ miền Bắc XHCN, không ngừng chi viện nhân tài vật lực cho chiến trờng ác liệt miền Nam, để hoàn thành sự nghiệp thống nhất nớc nhà.

2.2. Quân và dân Hà Tĩnh chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ(26/3/1965 - 31/10/1968). (26/3/1965 - 31/10/1968).

2.2.1. Trên mặt trận chiến đấu và phục vụ chiến đấu:2.2.1.1. Hà Tĩnh đánh thắng trận đầu 26/3/1965.

Một phần của tài liệu Hà tĩnh trong thời kì chống chiến tranh phá hoại của đế quốc mĩ (1965 1973) (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w