Sau trận 5/8/1964 bọn hiếu chiến Mĩ chủ trơng tiếp tục dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc. Nhng Giôn- xơn đang chuẩn bị bớc vào Nhà trắng còn phải thăm dò d luận của nhân dân Mĩ và thế giới cha phát động chiến tranh phá hoại miền Bắc lên nấc cao. Sang đầu 1965 trớc những thất bại liên tiếp của Ngụy quân, Ngụy quyền Sài Gòn, tổng thống Giôn- xơn và tập đoàn cầm quyền Mĩ quyết định đa thêm một bộ phận lực lợng chiến đấu Mĩ vào miền Nam, đồng thời tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân đối với miền Bắc ( 7/2/1965). Thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, tổng thống Mĩ quyết định sử dụng một chính sách "Leo thang chiến tranh", một chiến lợc chính trị sử dụng phơng tiện quân sự nhằm từng bớc gây sức ép đối với ta và tin chắc rằng" Càng mở rộng chiến tranh thì chiến tranh càng mau chấm dứt ". Trên địa bàn Hà Tĩnh, máy bay, tàu chiến của Mĩ, Ngụy liên tục hoạt động do thám khiêu khích trên vùng trời, vùng biển. Vào những tháng
đầu năm 1965 công tác chuẩn bị chiến đấu đợc tiến hành khẩn trơng, rộng khắp trong toàn tỉnh. Lực lợng DQTV đợc củng cố về mọi mặt, hàng nghìn khẩu súng trờng, trung liên đợc cấp phát để trang bị cho DQTV, ở địa bàn xung yếu còn đợc trang bị súng máy cao xạ 12 ly7. Lực lợng dự bị động viên và một số thanh niên tuổi 17 đợc đăng ký soát xét và quản lý, chuẩn bị cho kế hoạch động viên, tuyển quân thời chiến. Những khu vực trọng yếu đều đã tổ chức đợc các đội trực chiến bắn máy bay của DQTV.
Công tác sơ tán cơ quan, xí nghiệp, kho tàng đợc tiến hành từng bớc. Phong trào" Ba sẵn sàng" và" Ba đảm đang" phát động đợc các tầng lớp thanh niên, phụ nữ hởng ứng. Trong lúc quân và dân Hà Tĩnh đang chuẩn bị thế trận cho cuộc chiến đấu, tháng 2 và 3/1965 Mĩ liên tiếp mở 2 chiến dịch " Mũi lao lửa" và" Sấm rền" sử dụng hàng trăm máy bay đánh phá vào Vĩnh Linh, Quảng Bình, Nghệ An. Hành động đó của chúng bị trừng trị đích đáng, quân và dân Vĩnh Linh, Quảng Bình lập công vẻ vang. Chiến công của tỉnh bạn làm cho quân dân Hà Tĩnh nung nấu thêm quyết tâm đánh thắng trận đầu.
Ngày 12/2/1965 TVTU Hà Tĩnh họp hội nghị mở rộng để bàn về nhiệm vụ chuẩn bị đánh địch trong những ngày sắp tới. Hội nghị đã nhận định:" Sắp tới đế quốc Mĩ sẽ dùng máy bay đánh vào Hà Tĩnh. Mục tiêu đánh phá của chúng trớc hết vẫn là các vị trí xung yếu về quốc phòng nh đài quan sát, trạm ra đa, doanh trại bộ đội và thị xã Hà Tĩnh…" Hội nghị đề ra nhiệm vụ trớc mắt của Đảng bộ, quân và dân toàn tỉnh là " Khẩn trơng làm tốt công tác phòng không nhân dân, tổ chức lực lợng sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu, kiên quyết đánh thắng giặc Mĩ ngay từ trận đầu". Ngày 15/2/1965 đại đội 27 pháo cao xạ 37 ly bộ đội địa phơng tỉnh đợc thành lập. Ngày 23/2/1965 Quân khu trang bị thêm cho Hà Tĩnh một số vũ khí. Tỉnh thành lập một trung đội 12,7 ly của cơ quan dân sự tỉnh để tăng hoả lực bảo vệ thị xã.
Ngày 5-7/3/1965 ban chỉ huy tỉnh đội tổ chức Đại hội quyết thắng LLVT toàn tỉnh nhằm biểu thị tinh thần sẵn sàng chịu đựng gian khổ ác liệt hy
sinh, quyết tâm đánh thắng trận đầu. Đồng chí Nguyễn Xuân Linh- Bí th Tỉnh uỷ đã giao trách nhiệm cho LLVT trong toàn tỉnh: " Nếu kẻ địch liều lĩnh xâm phạm vào đất Xô- viết chúng ta, nhất định chúng ta sẽ lấy máu chúng mà rửa vết chân nhơ bẩn của chúng"[ 128. 75]. Khắp nơi trong toàn tỉnh đều rộn ràng khí thế thi đua quyết tâm" Đánh Mĩ và thắng Mĩ trận đầu".
Đợc sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ t lệnh QK4, ban chỉ huy Tỉnh đội đã xác định: " Thị xã Hà Tĩnh có hai mục tiêu bảo vệ là Ra đa Núi Nài- mục tiêu quân sự và trụ sở Tỉnh uỷ- mục tiêu chính trị. Đánh vào ra đa là đánh vào con mắt, đánh vào trụ sở Tỉnh uỷ là đánh vào trái tim chúng ta" sau khi cân nhắc ban chỉ huy thấy đối với địch ra đa là mục tiêu nhức nhối ắt phải huỷ diệt trớc [74. 24].
Ngày 16/3 ban chỉ huy tỉnh đội họp bàn phơng án tác chiến có đồng chí Nguyễn Xuân Linh tham dự và phát biểu " Hoả lực của ta nhất là hoả lực cao xạ còn ít, kinh nghiệm đánh máy bay Mĩ cha có, muốn đánh thắng địch ngay từ trận đầu phải tìm mu kế khôn ngoan nhất, phải bày sẵn thế trận để đón đánh địch mới giành thắng lợi từ loạt đạn đầu" [ 74. 38] .
Giữa lúc Hà Tĩnh đang khẩn trơng chuẩn bị chiến đấu thì 19 giờ ngày 23/3/1965, 8 máy bay Mĩ từ ba hớng ném bom, bắn tên lửa và đạn 20 ly xuống trạm quan sát hải quân, đồn 112 công an vũ trang, chiến sĩ các đơn vị phối hợp với dân quân xã Kỳ Nam- Kỳ Phơng đã bắn rơi một máy bay Mĩ đầu tiên trên địa bàn tỉnh.
Sau thất bại nặng nề trong hai chiến dịch"Mũi lao lửa" và" Sấm rền"
Giôn- xơn và giới cầm quyền Mĩ hiểu ra nguyên nhân là do hệ thống ra đa của miền Bắc nên đã quyết định đập tan hệ thống thần kinh điện tử của Bắc Việt Nam. Liên tiếp trong 2 ngày 23, 24/ 3/ 1965 Mĩ cho hàng chục máy bay tấn công vào ra đa Vĩnh Chấp và Đồng Hới. Đoán đợc âm mu địch, bộ tổng t lệnh, bộ t lệnh phòng không lệnh cho trung đoàn 290 ra đa phối hợp với ban chỉ huy tỉnh đội Hà Tĩnh xây dựng phơng án tác chiến: Nhử địch vào thế trận đã chuẩn
bị sẵn để tiêu diệt, bảo vệ an toàn khí tài ra đa; đồng thời điều tiểu đoàn 8 cao xạ từ Đồng Hới ra, một trung đội 12,7 ly của trung đoàn từ Nghệ An vào tăng c- ờng hoả lực cho Hà Tĩnh. Phơng án tác chiến đợc xây dựng với nội dung là: - Di chuyển ra đa trên Núi Nài đến vị trí mới, làm ra đa giả thay thế vào vị trí cũ.
- Tổ chức một trận địa hoả lực gồm lực lợng cao xạ và súng bộ binh quanh Núi Nài và khu vực thị xã để đón đánh địch khi chúng vào đánh phá.
Lực lợng chuẩn bị gồm: Đại đội 27 cao xạ; đại đội 12,7 ly; đại đội 82,83 tiểu đoàn 8 cao xạ; 5 cụm chiến đấu của DQTV thị xã và 7 cụm của các vùng phụ cận sử dụng súng bộ binh. Ngoài ra còn lực lợng tham gia phục vụ chiến đấu, tiếp đạn, tải thơng, ngụy trang, cơ động trận địa…là lực lợng DQTV, nhân dân và học sinh tại chỗ.
Từ sáng 25/3- 12 giờ 26/3 đã làm xong ra đa giả trên đỉnh Núi Nài.Tối 25/3 ra đa từ Núi Nài đợc bí mật chuyển đến vị trí mới ở xã Thạch Quý. Vào 10 giờ 30 ngày 25/3, 2 máy bay trinh sát Mĩ bay thấp qua thị xã. Đến 10 giờ 53 phút lại 1 máy bay trinh sát nữa của Mĩ. Ban chỉ huy ta nhận định: Trinh sát liên tục chứng tỏ thời gian địch đánh phá Hà Tĩnh đến gần. Lệnh báo động chiến đấu cấp 1 đợc truyền xuống trận địa.
Đúng 12 giờ 15 phút ngày 26/ 3, 26 chiếc máy bay Mĩ chia thành nhiều tốp từ hớng tây lao xuống bắn phá Núi Nài và khu vực xung quanh trong 2 đợt, mỗi đợt kéo dài 20 phút. Chúng đã ném xuống vùng Núi Nài hàng trăm quả bom, hàng nghìn quả rốc- két và đạn 20 ly. Quân và dân Hà Tĩnh với thế trận bày sẵn đã chủ động, bình tĩnh bớc vào cuộc chiến đấu giáng trả những đòn quyết liệt, đích đáng vào lũ giặc không quân, đến 15 giờ 55 phút trận đánh kết thúc. Sau hơn 40 phút chiến đấu, quân dân thị xã Hà Tĩnh đã bắn rơi 9 máy bay Mĩ . Cùng thời gian trên máy bay địch đánh vào khu vực Đèo Ngang đã bị quân dân Kỳ Anh bắn rơi 3 máy bay- nâng tổng số máy bay Mĩ bị quân dân Hà Tĩnh bắn rơi trong ngày lên 12 chiếc [ 65. 165].
Hai giờ sau chiến thắng trận đầu, Ban Bí Th TW Đảng đã điện trực tiếp cho Tỉnh uỷ Hà Tĩnh:" Hoan nghênh tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân Hà Tĩnh đã đánh tốt, thắng to trận đầu". Tiếp đến Bộ t lệnh QĐND khen ngợi" Quân dân Hà Tĩnh, Đèo Ngang đã bắn rơi 12 chiếc. Ngoài ra còn bắn bị thơng nhiều chiếc khác. Đây là một trong những trận tiêu diệt máy bay Mĩ giòn giã nhất, lớn nhất kể từ ngày 5/8/1964 đến nay" [ 128. 4,5].
Thắng lợi của trận 26/3 là thắng lợi của sức mạnh chiến tranh nhân dân, của sự đoàn kết chiến đấu giữa 3 thứ quân, đồng thời là thắng lợi của ý chí và lòng quyết tâm của quân dân Hà Tĩnh. Đây cũng là thắng lợi của phơng thức tác chiến phòng không, nghi binh nhử địch để tiêu diệt. Thắng lợi trận đầu 26/3 là một mốc son lịch sử trong chặng đờng chiến đấu và chiến thắng của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mĩ, cứu nớc vĩ đại. Tuy nhiên trong trận này quân dân Hà Tĩnh cha bắn rơi máy bay tại chỗ, cha bắt sống đợc giặc lái, hoả lực phòng không bố trí cha tập trung, trình độ kỹ thuật, chiến thuật đánh máy bay còn hạn chế. ..
Tuy thất bại đau trong trận 26/3, nhng ngày 31/3/1965- 31 chiếc máy bay Mĩ lại tiếp tục đánh phá Núi Nài( thị xã), Mũi Đao( Đèo Ngang), doanh trại bộ đội ở Hơng Khê (chủ yếu là A4, F8, AD6). Quân và dân địa phơng đã bắn rơi thêm 3 máy bay trong đó có chiếc thứ 100 máy bay Mĩ bị bắn rơi trên miền Bắc. Chiến công này đợc ghi trên lá cờ " Quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm l- ợc" mà Bác Hồ trao tặng cho quân và dân QK4.
Ngày 2/4/1965 Hà Tĩnh tổ chức lễ mừng công chiến thắng 26/3 và 31/3, lên án tội ác dã man của đế quốc Mĩ, ca ngợi tinh thần chiến đấu dũng cảm, lập công xuất sắc của quân dân thị xã Hà Tĩnh, Đèo Ngang, khẳng định những bài học quý giá và ý nghĩa to lớn của chiến thắng. Kết thúc lễ mừng công- đồng chí Bí th Tỉnh uỷ phát động cao trào thi đua" Phá kỷ lục 26/3 Bình Hà quyết thắng" trong toàn tỉnh với mục tiêu: Đẩy mạnh sản xuất, đẩy mạnh sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tốt; bắn rơi đợc máy bay, diệt đợc biệt kích tổ chức
phòng tránh tốt, tránh tổn thất và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
2.2.1.2. Chiến tranh nhân dân ở Hà Tĩnh chống chiến tranh phá hoại củađế quốc Mĩ ( 4/1965- 10/1968) : đế quốc Mĩ ( 4/1965- 10/1968) :
Mặc cho lời bịp bợm thơng lợng của Giôn- xơn tại Ban- ti- mo( Mĩ- 7/4/1965) nhân dân Việt Nam vẫn hiểu rõ " Sự nghiệp giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc gắn liền với nhau…" và chiến tranh lại vẫn tiếp diễn ác liệt trên cả hai miền và chúng ta" Hãy làm cho kẻ thù biết rằng chúng lao vào cõi chết khi chúng đụng đến miền Bắc"[ 37. 45].
Cả miền Bắc nói chung, nhân dân và bộ đội Hà Tĩnh nói riêng" Khắc sâu căm thù, nêu cao khí tiết, phát huy truyền thống" bớc tiếp vào cuộc chiến đấu với tinh thần chiến đấu cao độ.
Tháng 4//1965 Mĩ mở rộng đánh phá với quy mô lớn hơn và đánh mạnh vào GTVT. Quân dân trong tỉnh đã kịp thời chuyển hớng tổ chức đánh địch. Lực lợng cao xạ của bộ đội địa phơng và bộ đội chủ lực phối hợp bố trí trận địa, vừa chốt điểm, vừa cơ động phục kích đánh địch. DQTV ở các địa phơng tổ chức trực chiến, hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội, tạo thành một mạng lới hoả lực phòng không ngày càng hoàn chỉnh.
Ngày 10/4/1965 cầu Nớc Sốt trên đờng số 8 bị máy bay Mĩ đánh sập, đây là chiếc cầu đầu tiên bị đánh hỏng ở Hà Tĩnh trong chiến tranh phá hoại của Mĩ. Từ 10/4- 7/ 7/ 1965 máy bay Mĩ tập trung đánh phá vào toàn bộ cầu trên các tuyến đờng số 1, số 8 và số 15 ( máy bay Mĩ đã đánh 194 trận với 1.615 lần/ chiếc, ném 2.107 quả bom các loại, hàng nghìn quả Rốc- két). Đến 25/10/1965 toàn bộ hệ thống cầu( trừ cầu Đò Trai) và cống lớn trên đờng quốc lộ, tỉnh lộ đều bị đánh hỏng, gây khó khăn rất lớn cho công tác đảm bảo giao thông. Để tăng cờng lực lợng chiến đấu bảo vệ GTVT, ngày 14/4/1965 tiểu đoàn 8 pháo cao xạ 37 ly bộ đội địa phơng thành lập ( tiểu đoàn Bình Hà). Đúng 14 giờ 10 phút ngày 19/4/1965- một tốp 3 chiếc máy bay AD6 bay từ phía Bắc vào bổ
nhào đánh phá cầu Cày đã bị đại đội 27( tiểu đoàn 8 cao xạ) bắn rơi, tên giặc lái là Phạm Phú Quốc- t lệnh sân bay Biên Hoà của Ngụy quyền Sài Gòn bị chết trong buồng lái. Đây là trận bắn rơi máy bay tại chỗ đầu tiên ở Hà Tĩnh. Ta còn thu đợc bản đồ bay có đánh dấu mục tiêu dự định đánh phá của địch. Tiếp đến ngày 21/4/1965 với ý đồ cắt đứt mạch máu giao thông và tiêu diệt bằng đợc đơn vị vũ trang án ngự ở cửa ngõ đờng 8, địch cho 50 lần chiếc máy bay liên tục đánh phá vào khu vực Đồn 93 bộ đội biên phòng, dới sự chỉ huy của đồn trởng Lê Bá Em, các chiến sĩ đồn biên phòng 93 đã chiến đấu vô cùng anh dũng và lập công xuất sắc: bắn rơi 6 máy bay Mĩ. Đồn 93( Cầu Treo) đợc tặng thởng huân chơng quân công hạng nhì, đợc nhận cờ "Quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lợc" của Hồ Chủ Tịch.
Ngày 17,18/5/1965 hội nghị BCH Tỉnh uỷ họp mở rộng đã ra NQ thành lập Đảng uỷ Tỉnh đội, quyết định thành lập Ban đảm bảo GTVT do đồng chí Chủ tịch UBHC làm trởng ban; thành lập lực lợng TNXP và các đội chủ lực giao thông các huyện. Đầu tháng 7/1965 ban chỉ huy tỉnh đội tổ chức hội nghị tổng kết 100 ngày đánh địch và rút kinh nghiệm phải học tập tỉnh bạn bắn rơi nhiều máy bay hơn, bắt sống bằng đợc giặc lái. Cũng từ đó LLVT cùng DQDK liên tiếp lập đợc chiến công: Ngày16/6/1965 DQDK Cẩm Nhợng( Cẩm Xuyên) bắn rơi 1 F. 105D; ngày 7/7/1965 DQDKvà tự vệ Thạch Minh( Thạch Hà) bắn rơi thêm 1 F.105D; cũng trong ngày 7/7 tiểu đoàn 8 bắn rơi 2 F.105 tại khu vực Linh Cảm; ngày 3/8/1965 DQDK xã Sơn Bằng (Hơng Sơn) bắn rơi 1 F. 105D bằng súng trờng đầu tiên của tỉnh, trong những đợt này địch sử dụng từ 20- 28 máy bay một lúc. Tiếp đó đêm 4/9/1965 DQDK Cẩm Nhợng( Cẩm Xuyên) bắn rơi 1 AD6 là xã lập công đầu bắn rơi AD6 ban đêm. Ngày 10/9/1965 trung đoàn cao xạ 280 bắn rơi 1 F4 giặc lái nhảy dù xuống xã Xuân Viên( Nghi Xuân) hàng chục máy bay Mĩ đến cứu giặc lái, trận đánh diễn ra ác liệt bên bờ sông Lam giữa hoả lực phòng không 3 thứ quân của ta và không quân Mĩ . Trung đoàn 280 kết hợp với DQTV Nghi Xuân bắn rơi thêm 2 máy bay nữa. Đồng chí
Trần Thái Quát và dân quân Xuân Viên bắt sống giặc lái Mĩ, đây là tên giặc lái đầu tiên bị bắt ở Hà Tĩnh trong chiến tranh phá hoại. Bộ đội biên phòng chiến công nối tiếp chiến công, ngày 17/9/1965 máy bay địch lại xuất hiện và bất ngờ bổ nhào đánh lại Đồn 93, ba chiến sỹ đồn biên phòng đã bình tĩnh bắn rơi tại chỗ 1 máy bay F105. Nh vậy đồn 93 là đơn vị cơ sở tuyến Việt- Lào bắn rơi nhiều máy bay nhất, đợc tặng danh hiệu "Cồn cỏ trên biên giới"[84. 268]. Phát huy kết quả trên ngày 20/9/1965 quân dân Hơng Khê phối hợp với tiểu đoàn 4,