Vai trò của TTT trong việc thể hiện phong cách nhà văn

Một phần của tài liệu Chức năng ngữ nghĩa của từ tình thái đứng đầu phát ngôn trong truyện ngắn nguyễn công hoan (Trang 65 - 67)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.3.Vai trò của TTT trong việc thể hiện phong cách nhà văn

Khi các nhân vật đa ra lời hội thoại, họ không chỉ sử dụng các từ mang nghĩa từ vựng (nghĩa miêu tả) mà còn cả những từ mang nghĩa tình thái thể hiện thái độ khác nhau của ngời nói đối với hiện thực. Vì vậy khi miêu tả lời hội thoại cần chú ý đến loại ý nghĩa này. Chúng làm cho câu nói giàu tính biểu cảm và mang đậm dấu ấn cá thể, tạo nên sự khác biệt về ngôn ngữ giữa nhân vật này và nhân vật kia. Nhân vật đó thuộc địa phơng nào, trình độ văn hoá, thái độ của ngời đó chân thành hay không chân thành, thân mật hay chỉ đa đẩy nghi thức có tính xã giao, có thái độ khẳng định hay phủ định, đồng tình hởng ứng hay phản đối… Từ đó lựa chọn cách trao đáp phù hợp nhằm làm cho cuộc thoại đi đến một hớng thống nhất.

Các TTT có khả năng thể hiện mọi cung bậc tình cảm một cách sâu sắc tinh tế. Tình cảm con ngời vô cùng phong phú nhng cũng tế nhị, những phát ngôn có chứa TTT thì chứa đựng một hàm lợng nội dung thông tin mới hơn, gây hứng thú so với những phát ngôn thông thờng. Những phát ngôn thông thờng, khi nói ra tuy ngời nghe lĩnh hội đợc, thế nhng về giá trị tác động thì cha có. Đó chỉ là thông báo với ngời nghe về một hiện tợng cụ thể trong cuộc sống. Khi các TTT đi vào phát ngôn, đặc biệt là TTT đứng đầu phát ngôn thì giá trị của phát ngôn dờng nh mới mẻ hơn, gây hứng thú cho ngời nghe.

TTT cũng có khẳ năng thể hiện đặc điểm về tính cách, lời nói cá nhân một cách rõ nét, qua đó gián tiếp khắc hoạ hình tợng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.

TTT trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan khá đa dạng, đợc sử dụng trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Ngời nói có thể vận dụng chúng linh hoạt trong hoạt động giao tiếp của mình, tạo cảm giác cho đối tợng tiếp nhận, thích hay không, thái độ lạnh lùng hay thân mật…

Các TTT còn có thể đợc sử dụng trong nhừng ngữ cảnh đặc biệt, khi ngời nói muốn bộc lộ thái độ nh thế nào đó đối với từng đối tợng cụ thể. Tính cách, bản chất của từng nhân vật đợc bộc lộ gián tiếp thông qua cách sử dụng TTT của tác giả.

Nguyễn Công Hoan là ngời có ý thức lựa chọn và sử dụng từ tình thái vào trong tác phẩm của văn học của mình một cách độc đáo. Lớp từ loại này khi đi vào hành chức ở các lời thoại nhân vật thì chúng có biểu hiện rất phong phú. Các nhân vật giao tiếp trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan vận dụng sự phong phú của các TTT vào các cuộc giao tiếp tạo nên dấu ấn của từng nhân vật và của phong cách tác giả.

Nguyễn Công Hoan cũng là ngời có ý thức trong việc trau dồi ngôn ngữ văn học. Chính vì thế trong truyện của mình, ông luôn giữ cho lời văn trong sáng, chính xác, mang bản sắc của tiếng nói dân tộc. Vận dụng linh hoạt hệ thống TTT, đặc biệt là TTT đầu phát ngôn, Nguyễn Công Hoan đã xây dựng thành công các hình tợng nhân vật sống động, mang bản chất đặc trng cho một hạng ngời trong xã hội. Vì vậy ở các truyện ngắn của ông, ngôn ngữ giản dị, chữ dùng chính xác, chọn lọc, dí dỏm và thông minh.

Nguyễn Công Hoan đã có một cách nghĩ riêng, xây dựng đợc nhiều cốt truyện mang tính chất trào phúng. Có loại truyện dờng nh ngời viết xây dựng trên cơ sở đối lập giữa hai sự vật khác nhau về bản chất, rồi ông cờng điệu, phóng đại cả hai bản chất đó lên mức quá đáng, để làm bật ra tiếng cời. Trong

Hai thằng khốn nạn, tác giả tập trung làm nổi rõ sự đối lập giữa một ngời không đủ tiền nuôi con phải bán con đi và một ngời quá giàu không có con mua đứa bé kia. Khi bán đợc con ngời đàn ông ấy ba chân bốn cẳng chạy, sợ mình bị gọi lại lấy con. Còn ngời giàu kia sau khi kiểm tra đứa bé xong, thấy có nốt ruồi sau gáy nên đò bới tiền. Cái cời mà tác giả hớng vào là hai ngời đàn ông khốn nạn kia.

Để làm nổi bật mâu thuẫn trào phúng, nhà văn còn dựng lên một cái tôi ngơ ngác, thật thà,hiểu lầm để đánh lạc hớng ngời đọc. Giọng văn kể chuyện

của Nguyễn Công Hoan cũng có vai trò quan trọng trong việc gây hứng thú và tạo bất ngờ. Nói chung, ngòi bút Nguyễn Công Hoan khá linh hoạt, phong phú trong việc sử dụng các biện pháp kể chuyện, hấp dẫn, gây cời. Bằng cách sử dụng các TTT, Nguyễn Công Hoan đã đa đến cho ngời đọc các sắc thái tình cảm riêng không lẫn lộn với bất cứ nhà văn nào.

Một phần của tài liệu Chức năng ngữ nghĩa của từ tình thái đứng đầu phát ngôn trong truyện ngắn nguyễn công hoan (Trang 65 - 67)