Nhận xét chính sách đối ngoại của Thái Lan.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của thái lan và quan hệ thái lan việt nam từ 1991 đến 2003 (Trang 49 - 51)

Một là, trớc những thay đổi của quốc tế và khu vực, xu thế phát triển hoà bình ổn định, tăng cờng liên kết hợp tác giữa các khu vực, các nớc ngày càng cao; để đáp ứng yêu cầu hội nhập và đa đất nớc phát triển sớm trở thành một nớc công nghiệp mới có vai trò và tiếng nói ở khu vực ĐNA, Thái Lan đã triển khai chính sách đối ngoại mới với nhiều biện pháp cụ thể, tích cực.

Hai là, đờng lối đối ngoại của Thái Lan từ 1991 đến nay đã có sự điều chỉnh cơ bản so với thời kỳ trớc đó. Thái Lan thực thi chính sách ngoại giao “mở cửa ra các phía” thay cho “ngoại giao lựa chọn”, “ngả theo chiều gió”, nhằm giữ thế cân bằng, lợi dụng mâu thuẫn giữa các nớc lớn để có điều kiện phát triển; không ngừng củng cố, mở rộng quan hệ với các nớc trong và ngoài khu vực bảo đảm ổn định an ninh, hoà bình, tạo môi trờng thuận lợi thúc đẩy hợp tác kinh tế phát triển. Tuy có những thay đổi lớn về mục tiêu chiến lợc và những nội dung triển khai trong quan hệ với các nớc, nhng chính sách đối ngoại này vẫn dựa trên nền tảng và tiếp nối truyền thống ngoại dao vô cùng mềm dẻo, linh hoạt và năng động vốn có trong lịch sử ngoại giao Thái Lan. Cũng nh trớc đó, ở giai đoạn này Thái Lan luôn coi trọng và đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu. Thái Lan tăng cờng đa dạng hoá quan hệ với tất cả các nớc, lấy hợp tác kinh tế làm chủ đạo, không ngừng củng cố tiềm lực và thế mạnh của mình để phát triển một cách mạnh mẽ cũng không nằm ngoài mục đích bảo đảm lợi ích quốc gia. Để đạt đợc mục đích này, các chính phủ thay nhau lãnh đạo Thái Lan qua các thời kỳ đã thực thi đờng lối ngoại giao khéo léo trong việc xử lý các mối quan hệ song phơng lẫn đa phơng, mội mặt ra sức củng cố lòng tin với các nớc đối địch trớc đây, mặt khác giữ thế cân bằng với các nớc lớn, thông qua các nớc này để mở rộng hợp tác với các tổ chức, trung tâm kinh tế trên thế giới.

Ba là, hơn một thập kỷ triển khai chính sách đối ngoại mới, Thái Lan đã dành đợc nhiều kết quả trên tất cả các lĩnh vực, nhất là chính trị - ngoại giao và kinh tế. Thái Lan đã nhanh chóng thúc đẩy quan hệ có hiệu quả với các đồng minh truyền thống Mỹ, Nhật Bản, EU, đồng thời mở rộng quan hệ với các nớc Đông Âu, Trung Âu, Nam á, châu Phi, Mỹ Latinh trên tinh thần đa dạng hoá quan hệ và mở rộng thị trờng thế giới. Đối với các nớc ASEAN, Thái Lan đã dần dần tạo dựng đợc lòng tin bằng việc xoá bỏ mọi nghi kị, đối đầu với các nớc Đông Dơng, tăng cờng hợp tác với các nớc này trên tinh thần hoà bình, ổn định tạo điều kiện giúp đỡ lẫn nhau để phát triển. Qua việc tích cực triển khai nhiều hoạt động trong khuôn khổ ASEAN nh: đa ra đề nghị và tổ chức thành công ARF; thúc đẩy chơng trình liên kết, hợp tác kinh tế khu vực AFTA; tổ chức thành công các hội nghị cấp cao ASEAN; đăng cai tổ chức Hội nghị á - âu; thúc đẩy hợp tác tiểu khu vực: “Tứ giác vàng”, “Tam giác kinh tế”, “Khu kinh tế vòng tròn”, hợp tác tiểu vùng sông Mêkông.v.v... vị thế và vai trò của Thái Lan ngày càng đợc khẳng định ở khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, Thái Lan đã tích cực tham gia và hợp tác với các tổ chức quốc tế để giải quyết các vấn đề của khu vực cũng nh thế giới.

Bốn là, chính sách đối ngoại của Thái Lan từ 1991 đến nay vẫn dựa trên nền tảng vững chắc của mối quan hệ truyền thống Thái Lan - Mỹ. Mặc dù đa dạng hoá và mở rộng quan hệ với các nớc, các khu vực nhng Thái Lan vẫn rất thân thiết, gắn bó với Mỹ, dành cho Mỹ một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình. Nhờ mối quan hệ này, Thái Lan đã có thêm nhiều cơ hội ổn định an ninh, chính trị đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế đất nớc. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại thân Mỹ đã làm cho Thái Lan gặp không ít khó khăn mà cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ (7/1997) là một bằng chứng. Thậm chí, do quá bị ràng buộc vào Mỹ, nên có những khi Thái Lan không tự quyết định đợc những vấn đề trong quan hệ với một số nớc.

Quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ 1991 đến 2003

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của thái lan và quan hệ thái lan việt nam từ 1991 đến 2003 (Trang 49 - 51)