Những nét chính trong quan hệ Thái La n Việt Nam trớc năm 1991.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của thái lan và quan hệ thái lan việt nam từ 1991 đến 2003 (Trang 51 - 60)

Nằm ở khu vực ĐNA, Việt Nam và Thái Lan là hai nớc láng giềng gần gũi về mặt địa lý cùng có mẫu số chung đó là xã hội c dân nông nghiệp lúa nớc. Giữa Việt Nam và Thái Lan có nhiều nét tơng đồng về văn hoá- xã hội, tôn giáo, cách thức làm ăn... Miền Nam bán đảo Đông Dơng vào đầu thiên niên kỷ công nguyên, trớc khi ngời Việt và ngời Thái có mặt đã từng là cái nôi của nhiều nền nghệ thuật rực rỡ của khu vực ĐNA nh: Dvaravati, Lopburi, Srivijrya (Thái Lan), Phù Nam, Chămpa (Việt Nam) [16, tr.70]. Bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ II trở đi, khi c dân ngời Việt Nam và ngời Thái sinh sống ở phần Nam bán đảo đã làm cho diện mạo văn hoá tại đây phong phú và có bớc phát triển. một quá trình tiếp xúc và giao lu văn hoá tiếp tục diễn ra, tuy không rộng lớn nh ở thiên niên kỷ thứ nhất nhng hết sức mạnh mẽ và sâu sắc.

Quan hệ Thái Lan - Việt Nam đợc chính thức bắt đầu khi hai nớc ký văn bản thiết lập quan hệ ngoại giao (6/8/1976), nhng nếu ngợc dòng thời gian trở về quá khứ thì hai nớc đã có mối quan hệ bang giao lần đầu tiên ngay từ thời nhà Lý [25, tr.77]. Mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn lúc thì đối địch, lúc thì hữu hảo và hợp tác.

Vào đầu thế kỷ XIX, trên bán đảo Trung ấn, hai Nhà nớc phong kiến Đại Nam, Xiêm đã phát triển đáng kể và có tham vọng bành trớng thế lực gây ảnh hởng sang các nớc nhỏ xung quanh nên trở thành đối thủ của nhau. Các cuộc chiến tranh Đại Nam - Xiêm diễn ra ở Chămpa, Lào mà tiêu biểu là cuộc chiến tranh Cămpuchia kéo dài suốt 15 năm (1818 - 1833) gây nhiều đau thơng cho nhân dân hai nớc.

Tuy vậy, vào nửa cuối thế kỷ XIX, trớc sự xâm lợc của chủ nghĩa t bản phơng Tây, hai nớc đã trở lại quan hệ gần gũi, giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở là những đối tợng bị thực dân phơng Tây xâm lợc.

Trớc bối cảnh phải đối đầu gay gắt với sức mạnh kinh tế, quân sự của t bản phơng Tây, “trong giới cầm quyền hai nớc Đại Nam - Xiêm đã xuất hiện những suy nghĩ và hành động chính trị sáng suốt nhằm quên đi quá khứ tranh chấp hớng tới sự hoà giải và tạo dựng niềm tin” [1, tr.45]. Tháng 11/1876, trong lúc đón tiếp phái đoàn Đại Nam sang thăm và học hỏi Xiêm, vua Xiêm tỏ lòng ca ngợi và “mong muốn từ nay về sau hai nớc giao hảo với nhau lâu dài...để cho nhân dân hai nớc buôn bán đều đợc yên ổn” [1, tr.46].

Với chính sách đối ngoại mềm dẻo, khéo léo Xiêm thoát khỏi ách đô hộ của t bản phơng Tây. Bài học “mở cửa” của Xiêm, do nhiều lý do khác nhau không đợc nhà Nguyễn vận dụng vào hoàn cảnh nớc ta lúc bấy giờ nên Đại Nam đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Trong suốt quá trình chống ách đô hộ của thực dân Pháp, đặc biệt là phong trào yêu nớc giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX của các văn thân, sỹ phu yêu nớc, Thái Lan là “địa bàn liên lạc của cách mạng Việt Nam”. Nhiều nghĩa quân của phong trào Cần Vơng ở các tỉnh Nghệ Tĩnh, Thanh Hoá bằng đờng bộ vợt Trờng Sơn qua Lào đến sinh sống ở Na-ngừm, U-đôn... Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, Phan Bội Châu sang Thái Lan ba lần (mùa hè 1908, tháng 6/1909, tháng 9/1910) và đã chọn nơi này làm một trong những cơ sở gây dựng lực lợng. Bấy giờ, dới hình thức một nớc độc lập duy nhất ở Viễn Đông, Xiêm đã là một nơi trú ngụ, dung thân cho các nhà cách mạng Việt Nam.[13, tr. 48].

Cuối năm 1927 đầu năm 1928, ở Thái Lan có 4 chi hội Việt nam thanh niên cách mạng đồng chí hội thuộc Tổng bộ Quảng châu đợc Nguyễn ái Quốc thành lập (Phì-chịt, U-đôn, Sa-con, Na-khon), trong đó U-đôn trở thành một trung tâm liên lạc, và là căn cứ hoạt động của ngời Việt Nam tại miền Đông bắc Thái Lan.

Tháng 8/1928, Nguyễn ái Quốc (mang tên thầu chín) đã đến Xiêm bắt liên lạc với những ngời Việt Nam yêu nớc và Kiều bào ở đây. Dới sự bảo trợ của chính quyền Xiêm và sự giúp đỡ của nhân dân Xiêm, việc đi lại hoạt động của Nguyễn ái Quốc không bị gây khó dễ. Xiêm đợc coi là địa bàn bí mật an toàn, là cầu nối giữa những ngời yêu nớc Việt Nam với Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quốc tế cộng sản, Bộ phơng đông trong việc chuẩn bị về mặt tổ chức chính trị để tiến tới thành lập một chính đảng ở Việt Nam.

Sau chiến tranh thế giới II, chính phủ mới đợc thành lập vào tháng 3/1946 do Pri-đi Pha-nôm-giông đứng đầu đã đa đến những cải thiện tích cực trong quan hệ Thái - Việt sau nhiều năm gián đoạn. Chính phủ Pri-đi Pha-nôm-giông ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở ĐNA và dành sự quan tâm đối với phong trào chống Pháp của ba nớc Đông Dơng. Chính phủ Pri-đi Pha-nôm- giông đã chấp thuận cho Việt Nam đặt cơ quan đại diện tại Băng Cốc do đồng chí Nguyễn Đức Quỳ phụ trách (cơ quan này đi vào hoạt động từ tháng 4/1947 và đợc hởng quy chế ngoại giao); lập 2 phòng thông tin Việt nam đặt tại hai nơi khác trên đất Thái làm cơ sở liên hệ với phong trào cách mạng thế giới, trạm liên lạc đa đón cán bộ trong nớc đi dự hội nghị quốc tế ở nớc ngoài hoặc từ nớc ngoài về, in ấn, cung cấp thông tin, tài liệu, sách báo ở các nớc chuyển về trong nớc.

Từ sau khi Pri-đi Pha-nôm-giông bị lật đổ ngày 8/11/1947, chính phủ mới lên thay do Phi-bun Xôông-khram nắm quyền lãnh đạo đã đi ngợc lại hoàn toàn với chính sách trớc đó của Pri-đi Pha-nôm-giông, làm cho quan hệ Thái Lan - Việt Nam ngày càng trở nên căng thẳng. Phi-bun Xôông-khram đã thi hành một loạt các chính sách cứng rắn chống lại phong trào giải phóng dân tộc, gây ảnh hởng không nhỏ đến tiến trình cách mạng nớc ta nh: Công khai lập tr- ờng chống cộng sản, tuyên bố công nhận và đặt quan hệ với chính quyền bù nhìn Bảo Đại do Pháp dựng lên; Ra tuyên bố chấm dứt hoạt động của cơ quan

đại diện Việt Nam thông tấn xã ở thủ đô Băng Cốc (vào tháng 12/1951), cũng nh mọi hoạt động tuyên truyền công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam trên toàn lãnh thổ Thái Lan; Ban hành “Luật chống cộng sản”, các nhà chức trách Thái Lan tiến hành “khủng bố o ép hết sức vô nhân đạo” [26, tr.72] nhằm thu hẹp phạm vi c trú của cộng đồng ngời Việt Nam ở Thái Lan (năm 1949 cho phép cộng đồng ngời Việt Nam c trú ở 12 tỉnh Đông Bắc, đến năm 1950 rút xuống 8 tỉnh và năm 1953 còn lại 5 tỉnh).

Với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 và hiệp định Giơnevơ lập lại hoà bình ở Đông Dơng đợc ký kết, Pháp buộc phải chấm dứt sự có mặt của mình ở Đông Dơng. Vốn đã có âm mu và can thiệp từ trớc, sau khi Pháp rút quân, ngay lập tức Mỹ nhảy vào Đông Dơng, đặt Đông Dơng dới sự bảo hộ của khối quân sự SEATO (thành lập sau hai tháng Hiệp định Giơneve đợc ký (8/9/1954). Vốn có nhiều tham vọng bá quyền ở khu vực, hơn nữa lại “chịu ơn” Mỹ trong chiến tranh thế giới II, Thái Lan nhanh chóng trở thành công cụ phục vụ cuộc chiến tranh xâm lợc của Mỹ ở Đông Dơng. Suốt thời kỳ Việt Nam tiến hành kháng chiến chống Mỹ (từ sau 1954 đến trớc khi hai nớc thiết lập quan hệ ngoại giao 1976), quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan là mối quan hệ thù địch, đối đầu giữa một bên đi theo Chủ nghĩa xã hội (Việt Nam) và một bên đi theo chủ nghĩa t bản (Thái Lan). Chính vì tự cho luôn lo sợ cái gọi là “hiểm họa cộng sản” sẽ xâm nhập vào đất nớc mình, nên Thái Lan đã trở thành một căn cứ quân sự trong chiến lợc của Mỹ ở Bắc Việt nam và Lào,...Thái Lan là đồng minh giúp đỡ nhiều nhất cho Mỹ trong chiến tranh Đông Dơng (Thời báo New York ngày 3/4/1966).

Sau năm 1954, giới cầm quyền Thái Lan cho rằng, an ninh của đất nớc đang bị đe dọa bởi Việt kiều ở vùng Đông Bắc bên cạnh Nhà nớc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vừa ra đời, nên tiếp tục tăng cờng đàn áp, gom Việt kiều vào những khu tập trung để dễ quản lý. Hợp tác chặt chẽ với Ngô Đình Diệm, ngày 4/6/1957 Thái Lan đã cử một phái đoàn đến Sài Gòn để bàn kế hoạch đa

40.000 Việt kiều ở Thái Lan về miền Nam Việt Nam. Chính phủ và nhân dân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã lên án và phản đối kịch liệt chính sách khủng bố Việt kiều của nhà cầm quyền Thái Lan. Kết quả là bản hiệp định về vấn đề đa Việt kiều ở Thái Lan hồi hơng đã đợc ký giữa Hội chữ thập đỏ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Hội chữ thập đỏ Vơng quốc Thái Lan (14/8/1959). Tuy nhiên, sau đó không lâu, chính phủ Thái Lan vi phạm hiệp định tiếp tục đàn áp, cỡng ép Việt kiều về miền Nam Việt Nam.

Nh vậy, mối quan hệ thù địch giữa Thái Lan và Việt Nam trong thời kỳ Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lợc tuy mang tính chất khác hơn so với những thời kỳ trớc đó, nhng cốt lõi của nó vẫn là bắt nguồn từ sự tranh chấp ảnh hởng lẫn nhau trong khu vực. ảnh hởng này không nhằm mục đích mở rộng bờ cõi đất đai, mà là ảnh hởng về sự đối chọi kịch liệt giữa hai ý thức hệ khác nhau.

Các nhà cầm quyền Thái Lan luôn cố gắng tạo dựng trong nhân dân Thái Lan hình ảnh ghê sợ về cộng sản, rằng “hiểm hoạ cộng sản” sẽ từ Việt Nam lan tràn vào Thái Lan, xâm chiếm Thái Lan. Những tuyên truyền này đã làm cho quần chúng nhân dân Thái Lan (những ngời vô tội) coi Việt Nam là kẻ thù của mình, tất cả những hiểu biết về Việt Nam của dân chúng Thái Lan chỉ bó hẹp trong những mối lo về an ninh của nớc mình đang bị Việt Nam đe doạ.

Về phía Việt Nam, do phải dốc toàn bộ sức lực, của cải cho cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lợc nên cha có dịp tìm hiểu, tăng cờng quan hệ với Thái Lan. Trong thời gian Mỹ tiến hành xâm lợc Việt Nam, Thái Lan là “bệ phóng khổng lồ” cho máy bay Mỹ ngày đêm bắn phá Việt Nam, không những thế, Thái Lan còn trực tiếp đa quân đội tham gia đánh phá Việt Nam. Thực tế này đã làm cho nhân dân Việt Nam hết sức bất bình và coi Thái Lan cũng giống nh Mỹ đều là kẻ thù của dân tộc.

Ngày 5/7/1976, thay mặt chính phủ nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bộ trởng Bộ ngoại giao Nguyễn Duy Trinh ra tuyên bố nguyên tắc 4 điểm,

với nội dung: Việt Nam tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nớc; Cam kết không để lãnh thổ của mình cho bất cứ nớc ngoài nào sử dụng để chống lại nớc khác; Thiết lập quan hệ láng giềng tốt đẹp, hợp tác kinh tế trao đổi văn hoá với các nớc; Ra sức phát triển sự hợp tác nhiều mặt với các nớc.

Với thắng lợi của nhân dân Việt Nam năm 1975, Mỹ phải rút quân khỏi Đông dơng, chấm dứt vai trò quân sự ở khu vực ĐNA. Tình hình đó đặt ra cho Thái Lan nhiều thử thách mới. Việc Mỹ rút quân đã làm cho Thái Lan không còn chỗ dựa vững chắc trong tất cả các mặt kinh tế quân sự. Kinh tế Thái Lan gặp phải không ít khó khăn: đầu t nớc ngoài vào Thái Lan giảm sút, viện trợ kinh tế của Mỹ cho Thái Lan giảm đáng kể từ sau năm 1973, cuộc khủng hoảng năng lợng thế giới năm 1973 đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Thái Lan... Giới chính trị và các đảng phái ở Thái Lan nhận ra rằng đây là hậu quả của một thời kỳ dài Thái Lan đứng về phía Mỹ tham gia các cuộc chiến tranh do Mỹ phát động. Mâu thuẫn trong quần chúng nhân dân với chính phủ độc tài quân sự Thái Lan ngày càng tăng. Tháng 10/1973, học sinh, sinh viên Thái Lan đã nổi dậy đấu tranh cơng quyết đòi các yêu sách về kinh tế, chính trị, giáo dục, yêu cầu chính phủ thay đổi chính sách đối ngoại thân Mỹ. Trớc sức mạnh đấu tranh của sinh viên và quần chúng nhân dân, chính phủ độc tài quân sự đã sụp đổ sau 1/4 thế kỷ thống trị. Thái Lan bớc vào giai đoạn mới dới sự lãnh đạo của các chính phủ dân sự.

Điểm cơ bản trong truyền thống đối ngoại của Thái Lan là luôn luôn bắt nhịp với tình hình mới, có cách ứng xử mềm dẻo linh hoạt trong mọi tình huống nhằm mang lại lợi ích cho dân tộc. Do vậy, sau khi lên nắm quyền lãnh đạo đất nớc, các chính phủ mới của Thái Lan cố gắng điều chỉnh đờng lối ngoại giao của mình đối với khu vực ĐNA. Họ nhận thấy, Đông Dơng sau khi không còn sự can thiệp trực tiếp của Mỹ, với tiềm lực quân sự của một ngời chiến thắng sẽ có những bớc phát triển mạnh mẽ, nếu tiếp tục duy trì quan hệ thù địch với

Đông Dơng nh trớc đây thì càng tạo ra những bất lợi cho chính bản thân mình. Hơn nữa, phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các nớc này Thái Lan sẽ có môi tr- ờng an ninh khu vực ổn định để tập trung giải quyết những khó khăn chồng chất về kinh tế, chính trị mà Thái Lan đang phải đối mặt. Những điều trên cũng là nguyện vọng và đang đợc quần chúng nhân dân đồng tình, ủng hộ rất cao. Xuất phát từ tình hình đó, cả Việt Nam và Thái Lan đều có chung mong muốn và quyết tâm xoá bỏ những nghi ngờ, trở ngại giữa hai bên để thiết lập lại quan hệ láng giềng bị gián đoạn kể từ năm 1947.

Với lời tuyên bố của Thủ tớng Xể-ni Pra-mốt (ngày19/3/1975), Thái Lan muốn “tăng cờng nỗ lực tìm kiếm, móc nối quan hệ với nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà”, ngày 22/5/1975, Thái Lan đã chủ động mời một phái đoàn ngoại giao của Chính phủ Việt Nam sang đàm phán với Chính phủ của thủ tớng Khức- krit Pra-mốt nhằm mở đờng cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao hai nớc. Tuy cả hai bên đều cố gắng hiểu nhau và đa ra bàn bạc nhiều nội dung quan trọng tại cuộc gặp gỡ này, song vẫn còn một số vấn đề cha thể tìm đợc tiếng nói chung (chủ yếu là những vấn đề do quá khứ để lại) nh: phơng hớng và các giải pháp về vấn đề Việt kiều; Thái Lan không đồng ý trao trả lại một số máy bay, tàu chiến và những quân trang, quân dụng, vũ khí, khí tài khác do Ngụy quyền Sài Gòn chuyển sang cất dấu ở biên giới Thái Lan trớc năm 1975; vấn đề bồi th- ờng chiến tranh của Thái Lan cho Việt Nam vì đã cho Mỹ sử dụng căn cứ đánh phá Việt Nam.v.v Kết thúc cuộc đàm phán, cả Việt Nam và Thái Lan đều… thống nhất rằng, cần phải có thời gian và tích cực hơn nữa mới có thể giải quyết những vấn đề trên, đừng vì thế mà làm ảnh hởng đến quá trình đàm phán. Điều quan trọng trớc mắt là phải tạo ra cơ sở pháp lý nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại từ trớc đến nay thông qua việc ký kết một văn bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nớc.

Trên tinh thần đó, ngày 6/8/1976, Bộ trởng Ngoại giao Thái Lan Phi-chay Rắt-ta-cun đã đến Thủ đô Hà Nội, cùng với Bộ trởng Ngoại giao Việt Nam

Nguyễn Duy Trinh ký hiệp định thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vơng quốc Thái Lan. Lần đầu tiên trong lịch

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của thái lan và quan hệ thái lan việt nam từ 1991 đến 2003 (Trang 51 - 60)