Con người cá nhân trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ trước 1945

Một phần của tài liệu Con người cá nhân trong tiểu thuyết việt nam thời kỳ đầu đổi mới( qua một số tác phẩm tiêu biểu) luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 27 - 60)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Con người cá nhân trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ trước 1945

1945

1.2.1. Vài nét về con người cá nhân trong văn học trung đại

Cần phải nói ngay rằng, con người cá nhân không phải chỉ đến văn học hiện đại sau này mới có, mà nó đã xuất hiện sớm, từ thời trung đại. Nhưng sự xuất hiện của con người cá nhân trong văn học trung đại thực chất là sự giải phóng cái tôi cá nhân cá thể ra khỏi hệ thống ước lệ khắt khe có tính chất “phi ngã” (không thể hiện cái tôi cá nhân) của thơ ca thời phong kiến, mà nói theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh thì đó là những hiện tượng “phản thi pháp trung đại” [18, 81] khá táo bạo. Thật ra, từ thời cổ đại và trung đại, những nhân cách lỗi lạc đã có ý thức khẳng định cái tôi cá nhân của mình. Nhưng ý thức đó không có tính chất phổ biến mà chỉ xuất hiện cá biệt ở những con người phi thường (vì vậy không phải vô lí khi nhiều nhà nghiên cứu cho rằng một trong những đặc trưng chung nổi bật của văn học trung đại là “tính phi ngã”. Đặc biệt, văn học Việt Nam vào cuối thời trung đại, từ khoảng cuối thế kỷ XVIII sang nửa đầu thế kỷ XIX, do sự khủng hoảng của

chế độ phong kiến, và kéo theo nó là sự khủng hoảng sâu sắc của ý thức hệ phong kiến, tư tưởng mĩ học và thi pháp văn học phong kiến cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng. Đây là lí do ra đời một trào lưu “phản thi pháp văn học trung đại”). Giai đoạn này xuất hiện một loạt cây bút bước đầu có sự thức tỉnh của ý thức cá nhân, như Hồ Xuân Hương, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, v.v.. Tuy nhiên, vẫn chưa thể nói trong văn học thời kỳ này, cái tôi cá nhân xuất hiện một cách phổ biến, trên cơ sở ý thức tự giác. Mặt khác, thời trung đại, do hạn chế về mặt lịch sử xã hội, nhận thức và ý thức hệ phong kiến, các hiện tượng “dị biệt” nằm trong quy luật phát triển tiến bộ vẫn chưa đủ sức phá vỡ tính quy phạm chặt chẽ của văn chương cổ, nên con người cá nhân được thể hiện trong văn học vẫn là con người cá nhân của thời trung đại. (muốn phân tích, tìm hiểu nó, người ta phải dựa trên các đặc trưng thi pháp của văn chương trung đại).

Từ khi tiếp xúc với văn hóa văn học phương Tây, xã hội Việt Nam đã biến đổi một cách toàn diện, sâu sắc, mà ở đó, con người cá nhân xuất hiện trong văn học với tư cách cá thể, tự giác ý thức.

1.2.2. Vài nét về con người cá nhân trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX

Sau một thời gian thăm dò, ngày 1/9/1858, Pháp nổ súng vào Đà Nẵng mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam. Sau khi đã bình định xong về mặt chính trị và quân sự, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa, làm biến đổi hoàn toàn cơ cấu xã hội Việt Nam. Lúc bấy giờ thành thị có một sức hút ghê gớm như một ma lực đang làm rạn nứt, biến đổi dần những nguyên tắc tư tưởng đã cố hữu hàng ngàn năm nay ở cái “chốn nước non lặng lẽ này” [76, 106]. Hình bóng con người cá nhân của xã hội phương Tây đã tác động mạnh mẽ vào đời sống xã hội Việt Nam và được nhiều tầng lớp, đặc biệt là thanh

niên, trí thức hồ hởi đón nhận. Bởi họ là những người được học chữ quốc ngữ, chữ Pháp, lại được tiếp xúc với cái mới, cái lạ của đời sống văn minh phương Tây. Chính sự tiếp xúc này đã đem đến cho phần đông công chúng độc giả và những người cầm bút sự nhận thức mới về cuộc sống, về con người và sự ý thức sâu sắc về bản thân mình.

Từ đầu thế kỷ XX đến khoảng 1920, tiểu thuyết phát triển rầm rộ ở khu vực Nam Bộ với những tên tuổi như Trần Thiện Trung, Hồ Biểu Chánh,... Tuy nhiên, các tác phẩm của họ vẫn viết theo lối chương hồi và phát triển theo mô hình tài tử - giai nhân của văn học trung đại. Trong việc thể hiện con người cá nhân, các nhà tiểu thuyết này chưa có đóng góp gì xuất sắc. Nhưng đến năm 1925, sự ra đời tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách đã đánh một dấu mốc lớn về mặt thể loại khi mà từ dấu mốc này, tiểu thuyết Việt Nam hoàn toàn bước vào quỹ đạo hiện đại.

Trong việc thể hiện con người cá nhân, Tố Tâm cũng đánh một dấu mốc quan trọng bằng việc nhà văn tập trung bút lực của mình để diễn tả những diễn biến tâm lí phức tạp bên trong thế giới nội tâm nhân vật (đây cũng chính là tiền đề để tiểu thuyết Tự lực văn đoàn kế thừa và phát triển).

Nếu xem tình yêu là “đạo”, là một thứ tôn giáo, thì Tố Tâm là nhân vật con người cá nhân đầu tiên giám “tử vì đạo”, dám chết vì thứ “tôn giáo” ấy. Xây dựng nhân vật Tố Tâm, Hoàng Ngọc Phách, theo như cách nói của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam thì: “Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ đương sắp sửa” [76,12] của một lớp con người mới dám chống lại lễ giáo phong kiến, đấu tranh cho quyền tự do, bình đẳng, đấu tranh cho tình yêu, hạnh phúc của mình. Đây chính là biểu hiện của con người cá nhân thức tỉnh.

Nhân vật trung tâm của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn hầu hết là những con người mới, là những “trí thức Tây học” hoặc “gái mới”. Phần đông trong số họ là tầng lớp thanh niên mới, biết chữ quốc ngữ, được theo học một nền giáo dục Tây Âu từ nhỏ, được tắm mình trong không khí văn hóa mới của thời đại. Đó là những Ngọc (Hồn bướm mơ tiên) là sinh viên trường Cao đẳng Canh nông; Trương (Bướm trắng) là sinh viên trường luật; Lương (Thoát ly) là giáo viên của một trường tư thục; Nam, Ngọc, Kế, Hoành Sơn (Đẹp) là họa sĩ; Dũng (Đoạn tuyệt) tham gia hoạt động bí mật trong một hội kín; Lộc (Nửa chừng xuân) là tham tá; Huy, Thiện, Chương (Đời Mưa gió) là sinh viên trường tư thục; Biên (Đẹp) là thi sĩ, v.v.. Đến các nhân vật nữ trong xã hội bấy giờ còn phải chịu nhiều thiệt thòi, bất công, thì trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng đều là những con người có học. Đó là: Lan (Thi) (Hồn bướm mơ tiên); Lan, Trinh (Đẹp); Loan (Đoạn tuyệt); Hồng, Nga (Thoát ly)... Họ là những sinh viên đang được theo học ở các trường cao đẳng hoặc tư thục. Đến cả những cô gái nông thôn như Mai (Nửa chừng xuân) cũng được cha dạy cho chữ Hán từ nhỏ. Tiểu Lan (Thi) (Hồn bướm mơ tiên), một cô gái bỏ đời di tu cũng được sư cụ dạy cho chữ nho, chữ quốc ngữ. Cô có kiến thức thông tuệ khiến Ngọc - một sinh viên trường cao đẳng Canh nông cũng phải nể phục. Rồi Liên (Gánh hàng hoa), một cô gái bán hoa dạo cũng giúp được chồng chép bản thảo. Tuyết (Đời mưa gió) là một gái giang hồ cũng biết chữ Pháp... Họ là những con người cá nhân cụ thể, được mô tả một cách trực diện, không qua màn sương mờ ảo thời gian. Sự hiện diện của họ là để đại diện cho một tầng lớp con người mới, một xu thế mới của thời đại. Qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, ... ta thấy được tất cả thế giới tâm hồn bên trong phong phú của họ. Ở những con người này là sự đặc biệt nhạy cảm. Họ có sự thức nhận sâu sắc về cuộc sống và chính bản thân mình. Phần lớn họ là những nam nữ thanh niên được học hành chu đáo và được tiếp xúc với nền văn hóa mới từ

Tây Âu nên có cái nhìn mới mẻ về con người và cuộc sống. Họ thấy được những cái gì là lạc hậu, gò ép mình và gò ép người trong những khuôn khổ, mà có thể trước đây được coi là mẫu mực, những cái đó nay bị coi là phi nhân tính, vô nhân đạo. Con người cá nhân trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã mạnh mẽ đấu tranh chống lễ giáo phong kiến để khẳng định vai trò của mình, khẳng định quyền cá nhân cho mình. Họ đấu tranh đòi quyền tự do thể hiện cái riêng tư của mình, đấu tranh để khẳng định cái tôi cá nhân có quyền được sống và hưởng hạnh phúc của mình. Mỗi nhân vật với một cá tính, một ý thức riêng, đã mạnh mẽ thể hiện con người cá nhân của mình. Điều này đã đem đến cho hệ thống nhân vật con người cá nhân trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn sự phong phú, đa dạng cả về hình thức, tính cách lẫn hoàn cảnh.

Hồn bướm mơ tiên được xem là tác phẩm mở đầu cho sự nghiệp văn học của Khái Hưng đồng thời là tiểu thuyết đầu tiên của Tự lực văn đoàn. Lúc bấy giờ, người ta coi đây là “khúc dạo đầu” của phong trào chống lễ giáo phong kiến, đấu tranh cho tình yêu tự do, lãng mạn, nhuốm màu từ bi của nhà Phật. Ngọc và tiểu Lan (Thi) là hai nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết. Ngọc là sinh viên trường cao đẳng Canh nông, lên chùa Long Giáng thăm người bác ruột đang trụ trì tại đấy. Lan là cô thiếu nữ xinh đẹp bị gia đình ép lấy người mà nàng không yêu nên đã tự giải thoát bằng cách bỏ nhà lên chùa đi tu. Tại chùa Long Giáng, Ngọc và Lan đã gặp nhau, rồi cảm mến nhau mà đến với nhau. Họ đã nhận ra nhau nhưng hoàn cảnh không cho phép, hai người thề yêu nhau trọn đời dưới bóng từ bi của Phật Tổ. Họ yêu nhau trong tâm tưởng, trong tinh thần bằng một tình yêu tưởng tượng như lời nhân vật Ngọc đã khẳng định: “Nghĩa là suốt đời tôi, tôi không lấy ai, chỉ sống trong cái thế giới mộng ảo của ái tình lí tưởng, của ái tình bất vong bất diệt ... Gia đình! Tôi không có gia đình nữa. Đại gia đình của tôi nay là nhân loại, là vũ trụ, mà tiểu gia đình tôi là... hai linh hồn của đôi ta, ẩn núp dưới bóng từ bi Phật Tổ[93, 59].

Đánh giá Hồn bướm mơ tiên, Phan Cự Đệ nhận xét: “Hồn bướm mơ tiên

ca tụng ái tình, ái tình trong sạch, chung thủy, ấy là dạo lên một khúc nhạc được thanh niên mong chờ. Và một ý tưởng cao cả, bao trùm nhân loại và vũ trụ, mà không loại trừ tình yêu, hẳn là được bạn trẻ vồ vập lấy...” [22, 128] Cho đến Nửa chừng xuân (Khái Hưng), tác phẩm là lời tuyên chiến với lễ giáo phong kiến. Không thể cứ “hồn bướm mơ tiên” mãi nữa, con người cá nhân ấy đã trưởng thành, đủ sức mạnh để chống lại đại gia đình phong kiến để bảo vệ quyền và hạnh phúc cá nhân của mình. Đại diện tiêu biểu ở đây là nhân vật Mai. Mai dù đã phải trải qua bao gian truân để giữ vững tình yêu chung thủy với Lộc, nhưng khi được bà Án (mẹ của Lộc) hỏi: “Vậy bây giờ tôi rước cô về làm chị làm em với mợ huyện thì cô nghĩ sao?”, cô không do dự mà nói thẳng vào mặt bà Án rằng: “Thưa cụ, sáu năm về trước hình như tôi đã trình bày với cụ biết rằng nhà tôi không có mả lấy lẻ ... Nhưng tôi, tôi cho làm cô thượng không bằng, không sung sướng bằng làm chị xã, chị bếp, chị bồi mà được vợ một chồng một yêu mến nhau, khi vui có nhau... khi buồn có nhau, khi hoạn nạn có nhau” [93, 214 - 215]. Mai nhất quyết không chịu làm vợ lẽ, nghĩa là cô chống lại cái quan niệm cổ hủ phong kiến “trai năm thê bảy thiếp”. Không chỉ bốp chát lại với bà Án, mà với người khác cũng vậy, cô cũng hành động một cách mạnh mẽ: Từ chối làm lẽ Hàn Thanh, dù hắn là một phú gia trong khi gia đình nàng đang gặp khó khăn. Về Nửa chừng xuân, Trương Chính trong tác phẩm Dưới đôi mắt đã nhận xét: “Chế độ đại gia đình là một chế độ eo hẹp. Nó đặt luân thường trên nhân đạo, đặt lễ nghi lên trên tự do cá nhân. Nó tỏa chiết hết tình cảm của cá nhân và không để cho cá nhân phát triển một cách đầy đủ. Ái tình vì thế mất ý nghĩa tự nhiên của nó. Con trai con gái không có quyền kén chọn một người yêu để mưu cầu lấy hạnh phúc gia đình. Dựng vợ gả chồng là do ở cha mẹ; mà cha mẹ lại chỉ biết tìm những cho môn đăng hộ đối, những người cùng giai cấp mình. Lẽ phải của trái tim không được không được

họ nhìn nhận vì vô nhân đạo, tất phải tới ngày điêu linh”, và ông đi đến kết luận: “Nửa chừng xuân là một cuốn truyện ghi lại sự phấn đấu giữa cá nhân và chế độ ấy” (dẫn theo Nguyễn Quốc Anh, [1,38]).

Cùng tương tự như Mai, kiên quyết trên mặt trận đấu tranh chống tư tưởng phong kiến cổ hủ lạc hậu kiểu “trai năm thê bảy thiếp”, khẳng định cuộc sống tự do độc lập của mình, nhân vật Loan (Đoạn tuyệt – Nhất Linh) lại quyết liệt đấu tranh chống lại cái gọi là đại gia đình phong kiến, mà cụ thể ở đây là gia đình bà Phán Lợi (mẹ chồng Loan). Ngay khi bước chân về nhà chồng, cô đã công khai thách thức với những lề thói cổ lổ sĩ của gia đình chồng. “Đáng lẽ bước qua cái hỏa lò để ở cửa” thì Loan “đứng dừng lại cúi nhìn cẩn thận rồi vờ như vô ý lấy chân hất đổ hỏa lò, mấy viên than hồng lăn lộn cả ra mặt đất” [92, 51] trước sự trố mắt của mọi người. Trong buổi “lễ tơ hồng”, theo sự sắp đặt của mọi người, lẽ ra Loan phải ngồi lùi lại sau lưng chồng (Thân) thì cô đã “thản nhiên đứng lên ngồi ngang hàng với thân” [92,51). Và, trong đêm tân hôn, trước hành động “giải một tấm vải trắng lên chiếc chiếu” một cách ích kỷ, cổ hủ lạc hậu của Thân để kiểm tra sự trinh tiết của người vợ, nàng đã ngẫm nghĩ, đã “cười khinh bỉ” và tự ví mình như “thân phận của gái giang hồ”. Theo nàng, “chỉ có sự trinh tiết của tâm hồn là đáng quý thôi” [92, 52]. Chưa dừng lại ở đó, ngay ngày đầu tiên về làm dâu nàng đã cãi nhau với mẹ chồng, với em chồng. Loan là một “gái mới”. Nàng sống theo những quan niệm tân tiến về bản thân, gia đình, về hạnh phúc và quyền bình đẳng nam nữ. Loan ý thức một cách sâu sắc về nhân phẩm, về bản thân cũng như với mọi người xung quanh. Cô dám giành quyền cho mình, cho con mình. Với gia đình, cô luôn mơ ước “có một người chồng có thể cùng nàng sống một cuộc đời rộng rãi, khoáng đạt: một cuộc đời mới” [92, 56], với riêng mình, cô “ao ước được sống cái đời tự do rộng rãi, không gì bó buộc”.

Nhưng ước mơ đó không thực hiện được, cô tự thấy thương cho thân phận “lạc loài” [92, 62] của mình.

Cũng thể hiện con người cá nhân ý thức, nhân vật Hồng trong Thoát ly

đã công khai chống lại những quan niệm lạc hậu, những sự áp chế vô lí, bất công trước cảnh sống dì ghẻ - con chồng. Mẹ mất sớm, Hồng phải sống với người dì ghẻ và các em cùng cha khác mẹ. “Họ luôn chế giễu nàng, xem xét từng cử chỉ, bắt bẻ từng lời nói của nàng” [93, 677]. Bà dì ghẻ “áp chế hành hạ”, luôn tìm đủ mọi cách để làm Hồng khổ nhục tủi hờn. Hồng mất mẹ từ sớm, lẽ ra Hồng càng được bù đắp bởi tình mẫu tử của người mẹ kế, thì đổi lại, người mẹ này luôn tìm mọi cách để hắt hủi, nói xấu nàng với người cha vốn đã không mấy quan tâm gần gũi. Chưa hết, bà còn dặn mấy đứa nhỏ con mình “ẩn núp xung quanh nàng để do thám, để đoán những việc nàng định làm hay không bao giờ nghĩ tới” để nhằm lập kế hoạch phá tan những niềm vui nho nhỏ của cô. Bà xui ông Phán (chồng bà và là cha đẻ của Hồng) bắt con bỏ học, phải nhuộm răng đen, và phải lấy chồng theo ý muốn của bà là lấy người đàn ông không có tương lai (anh ta mắc bệnh hiểm nghèo và mỗi ngày đang tiến gần đến cái chết) v.v.. Nhưng ngược lại, con người cá nhân trong Hồng lúc câm lặng, lúc phản ứng gay gắt, quyết liệt nhằm bằng mọi cách để chống lại mọi mưu đồ và sự áp chế của người dì ghẻ. Hồng quyết bỏ

Một phần của tài liệu Con người cá nhân trong tiểu thuyết việt nam thời kỳ đầu đổi mới( qua một số tác phẩm tiêu biểu) luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 27 - 60)