7. Cấu trúc của luận văn
3.3. Xây dựng mạng lưới ngôn từ đa thanh
M. Bakhtin trong cuốn Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, ở phần Tổ chức những tiếng nói khác nhau trong tiểu thuyết đã nhấn mạnh rằng: “Tiểu thuyết - đó là những tiếng nói xã hội khác nhau, đôi khi là những ngôn ngữ xã hội khác nhau và những tiếng nói cá nhân khác nhau được tổ chức lại một cách nghệ thuật” [6, 129]. Cũng đối với ngôn ngữ tiểu thuyết, theo M. Bakhtin: “Nhà nghệ sĩ viết văn xuôi nâng tính khác biệt của nhiều tiếng nói xã hội xung quanh đối tượng ấy thành hình tượng hoàn chỉnh chứa đựng đầy đủ mọi dư âm đối thoại, mọi hồi âm được tính toán tài tình đáp lại những tiếng nói và giọng điệu cốt yếu trong cái hợp xướng ngôn từ ấy” [6, 108].
Không giống như nhiều thể loại khác của văn học, tiểu thuyết viết về cuộc sống với tất cả sự bộn bề, đa dạng và phức tạp của nó. Trong tiểu thuyết, nhiều cuộc đời, nhiều số phận được thể hiện một cách cụ thể, chi tiết, và các số phận đó được nhìn từ góc độ đời thường, đời tư, cá nhân. Mỗi con người, mỗi nhân vật sẽ được nhà văn giành cho một loại ngôn ngữ riêng. Nói cách khác, trong tác phẩm của mình, người viết đã để cho mỗi loại nhân vật cất lên những tiếng nói riêng của mình, và thông qua hệ thống ngôn ngữ đó, nhân vật thể hiện tính cách, con người và cá tính của mình.
Bằng kỹ thuật dòng ý thức và thủ pháp “đồng hiện” khi xây dựng, thể hiện những số phận con người cá nhân, Bảo Ninh đã rất thành công trong
Thân phận của tình yêu. Mặc dù qua hồi ức của nhân vật Kiên, Bảo Ninh đã để cho từng nhân vật con người cá nhân tự cất lên tiếng nói, nêu lên quan niệm sống cũng như những nhận thức riêng của mình về con người, cuộc đời. Nếu thầy hiệu trưởng trường Bưởi là người “hướng ngoại”, “hướng đạo”, ru
ngủ học sinh của mình bằng một tinh thần của thời đại, rằng: “Đế quốc Mỹ là con hổ giấy.... các em sẽ là những thiên thần trẻ tuổi của cách mạng, các em sẽ cứu nhân loại” [64, 137], thì cha Kiên lại là người “hướng nội”. Bằng sự nhạy cảm của người nghệ sĩ, ông đã sớm nhận ra sự hư vô của thời cuộc; sự đổ vỡ tàn bạo và vô nghĩa lí của chiến tranh. Cũng chính vì điều này mà ông đứng “lệch” ra bên lề cái guồng quay tàn bạo đó của lịch sử, và tất yếu trở thành “họa sĩ lạc thời và lạc loài” [64, 151] so với đám đông. Cha Kiên cô đơn đến khủng khiếp, cô đơn giữa cõi đời lẫn cô đơn trong nghệ thuật. “Con người trong tranh của ông rười rượi buồn, thân thể, mặt mày dài thượt, cộng với vẻ câm lặng biến thành những cái bóng. Đã thế, màu sắc trong tranh lại dị thường... độc một màu vàng” [64, 146]. Người trong tranh là “những hình nhân héo vàng sống vu vơ giữa những miền không có thật của cuộc đời, mỗi ngày một thêm lạc bước”... và chính ông “là người sau cùng nhập vào dòng những hình nhân bi thảm ấy” [64, 146 - 147]. Hình ảnh một người họa sĩ nhiều lần đứng trước giá vẽ, quát vào bức tranh đang vẽ dở rằng: “-Phải hạ tính vĩnh cửu xuống mà thêm chất phàm tục vào? - Phải xác định thành phần giai cấp cho sông núi? Họ dạy thế, vậy bảo phải làm sao bây giờ, hả?” [64, 146] đã thể hiện tấn bi kịch đau đớn của người nghệ sĩ chân chính trong thời đại cách mạng. Còn theo cha dượng Kiên: “Nghĩa vụ của một con người trước Trời Đất là sống, chứ không phải hy sinh nó, là nếm trải sự đời một cách đầy đủ ngành ngọn chứ không phải là chối bỏ... Mong con hãy cảnh giác với tất cả sự thúc giục con người lấy cái chết để chứng tỏ một cái gì đấy... Cuộc đời còn rất dài với bao nhiêu hạnh phúc và lạc thú phải hưởng của con kia. Có ai sống hộ cho con được bây giờ” [64, 65]. Qua những lời khuyên của cha dượng đối với Kiên, ta hiểu được đấy là một con người tiêu biểu cho lối sống cá nhân chủ nghĩa. Những lời khuyên của ông không sai, nó thể hiện một cái nhìn tỉnh táo, nhân ái đối với con người. Nhưng ở thời đại chiến tranh, trong cơn bão
táp cách mạng, nó bị coi là lối sống ích kỉ, hưởng thụ cá nhân. Số phận của ông là số phận của một con người cá nhân bị “lệch nhịp” với thời cuộc, nên cũng lạc lõng bơ vơ.
“- Anh lạ thật, - Phương thở dài - Chiến tranh, hòa bình, vào đại học, đi bộ đội khác nhau lắm hay sao? Và thế nào là cuộc đời tốt cuộc đời xấu? Tình nguyện đi bộ đội ở tuổi mười bảy thì cao thượng hơn vào đại học ở tuổi mười bảy hay sao? Đã thế Phương sẽ không thèm vào đại học nữa.
- Thế Phương đi đâu?
- Đi vào chiến tranh xem nó ra sao? - Có thể chỉ là sự khủng khiếp
- Có thể là sẽ chết nữa. Nhưng nếu chỉ có chết không thôi thì có gì đáng để anh háo hức vậy... Anh muốn hiến đời mình cho sự nghiệp gì đó, còn em thì quyết định sẽ phung phí đời mình, sẽ hủy diệt nó trong cuộc loạn ly này. Xem thử sau này em và anh có gặp lại nhau ở một điểm không?...” [64, 160 - 161].
Chỉ qua một đoạn đối thoại ngắn giữa Kiên và Phương, người đọc đã thấy quan niệm và nhận thức khác nhau của mỗi người về thời cuộc. Nếu như Kiên cũng như hầu hết thế hệ trẻ lúc bấy giờ là được sự thiêng liêng hóa của thời đại, mười bảy tuổi tỏ ra ngây thơ, bồng bột, và say máu cách mạng, thì Phương lại bộ lộ là cô bé đa cảm, tài năng và hết sức nhạy cảm với thời cuộc bằng một tâm hồn nghệ sĩ có tính chất tiên tri, rằng phía trước là đổ nát, là hủy diệt, đổi thay và thác loạn. Phương nói một cách mai mỉa về Kiên cũng như thời cuộc và tinh thần cách mạng của thế hệ trẻ các anh lúc bấy giờ: “sự nghiệp gì đó”, “cuộc chiến tranh oai hùng của anh”, “kệ các anh hùng rơm hò hét”; “Anh say mê cuộc chiến tranh đến đứng ngồi không yên”, “anh khăng khăng: tôi đi chiến đấu, tôi là con người trung thực, tôi trong sạch” [64, 159]; “Em nhìn thấy tương lai - đấy là sự đổ nát. Sự hủy diệt”; “khi đó anh khác và em cũng khác đi rồi. Hà Nội cũng sẽ khác... Chẳng còn một đêm nào như đêm nay
nữa” [64, 157]. Nếu như Phương biết nhìn tương lai phía trước trên tinh thần hạnh phúc cá nhân cao hơn tất cả với nhiều nghi hoặc, bất trắc, rủi ro, không tin tưởng, thì Kiên lại nhìn mọi thứ bằng con mắt cộng đồng, đầy tinh thần trách nhiệm công dân trước vận mệnh đất nước, tự tin, tự hào và tràn đầy nhiệt huyết cách mạng: “Mình đi. Mình có cuộc chiến tranh của mình” [64, 157].
Nhưng trải qua thực tế chiến tranh, trong Kiên chỉ còn lại nỗi đau, sự bất lực về những nỗi niềm riêng tư. Thay vì cái giọng hào sảng, tin tưởng ngày xưa, ở Kiên bây giờ là một sự đại bại, chiêm nghiệm, “ngấm đòn”, buồn đau và triết lý sâu sắc: “Nhưng, đúng là không thể quên được gì hết, bởi vì đau buồn là một thể nguyên khối suốt đời, liền một mạch từ thuở thơ ấu, qua chiến tranh đến bây giờ” [64, 192]; “chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông không đàn bà, là thế giới sầu thảm vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất đối với dòng giống con người” [64, 34]; “Nỗi cô đơn là của cả một dòng người. Sự cô đơn của nghèo nàn và đơn lẻ lồ lộ phơi bày trong các số phận đồng loạt, lầm lùi đi bên nhau nối thành dòng nước bẩn” [64, 79 - 80]; “Đối với tôi, tương lai đã nằm lại phía sau xa kia rồi” [64, 53]; “Đi đâu bây giờ? Làm gì bây giờ? ... Lặng lẽ nước mắt ứa ra, nóng rực và nhói đau” [64, 87]... Còn Phương - một nghệ sĩ, một “thánh nhân”, một “tiên nữ” và rồi cũng bị chiến tranh và cuộc đời vò nát, buông thả, bế tắc và vô phương cứu chữa: “Nhưng em không kìm lại được. Em không cầm lòng lại được trước một cái gì hết. Em tự kết liễu đời mình”, “Em đã hư hỏng. Đôi khi em thấy mình như con vật”; là tiếng kêu cứu tuyệt vọng đau đớn của số phận con người cá nhân bởi thời đại chiến tranh: “Kiên ơi! Em... em không yêu ai ngoài anh cả. Còn anh. Anh còn yêu nỗi em không?”, “Kiên ơi! Rồi đây em sẽ sống ra sao? Xử sự thế nào?” [64, 170 - 172]...
Có thể nói, Bảo Ninh trong việc thể hiện số phận con người cá nhân thông qua Thân phận của tình yêu đã tạo nên một “bản giao hưởng đa thanh”
về tình yêu, chiến tranh và nghệ thuật. Trong tác phẩm, bên cạnh những lời đối thoại trực tiếp giữa các nhân vật với nhau còn có một kiểu đối thoại gián tiếp - “đối thoại bằng tâm trạng” hay “đối thoại nội tâm”. “Thịnh ơi, nằm lại nhé với đại ngàn thân yêu! Bọn mình ra đi để bước vào trận mới. Từ lòng sâu đất ẩm, xin bạn thân yêu hãy nghe thấu lời anh em vĩnh biệt, xin hãy chứng dám và phù hộ cho anh em tung hoành luồn lách trong đồn bốt quân địch để hoàn thành nhiệm vụ. Xin hãy lắng nghe tiếng súng anh em trả thù cho bạn rồi đây sẽ rung chuyển đất trời” [64, 51]. Đây là một đoạn độc thoại mà lời thoại hướng vào những linh hồn đồng đội, nhưng đồng thời cũng là lời độc thoại tự bộc bạch lòng mình, lời hứa quyết tâm của Kiên và đồng đội, lời đồng vọng muôn đời của đất đai sông núi. Người đọc như còn nghe vang vọng mãi lời của Kiên trước những vong hồn đồng đội. Âm hưởng đó là sức mạnh tạo nên khí thế anh hùng những trận đánh, những chiến thắng trước quân thù, khẳng định niềm tin tất thắng của chính nghĩa trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại này. Có một cái gì đó hối tiếc, xót xa, Kiên đã thốt lên: “Ôi năm tháng của tôi, thời đại của tôi, thế hệ của tôi! Suốt đêm nước mắt tôi ướt đầm gối bởi nhớ nhung, bởi thương tiếc và cay đắng ngậm ngùi” [64, 51].
Trong tác phẩm Thời xa vắng, khi kể chuyện thằng Sài (chín tuổi) “đánh đuổi vợ”, tác giả chú ý để các nhân vật biểu lộ mỗi người một ý kiến, tâm tư khác nhau. Ông đồ Khang với quan điểm “giấy rách phải giữ lấy lề”, bảo vệ “nề nếp gia phong”, “mang tiếng là ông đồ nho, mấy đời nay chưa hề để ai chê cười nhà mình có chuyện ăn ở trên dưới như “họ nhà tôm”, chưa có khi nào con cáilại trái ý cha mẹ. Chưa khi nào ăn nói sai ngoa, lá mặt, lá trái. Con mình đuổi con người ta đi...” rõ ràng nhưng ông vẫn kiềng nể và “rụt rè với thằng Tính”. Cuộc “họp” gia đình diễn ra, cụ đồ Khang mở đầu trên tinh thần “bàn bạc” để giải quyết: “- Cũng chả ai muốn chuyện xảy ra như thế. Nhưng dẫu sao thì cũng là việc đã rồi. Bây giờ bà với các anh các chị, có cả
anh Tính về đây ta bàn xem tìm cách nào đến xin lỗi người ta để cho con nó về. “Con dại cái mang”[54, 18].
- “Tôi không phải xin xỏ gì ai cả. Con tôi ốm chín phần chết không được phần sống, nhà nó có ai thèm lai vãng đến đây? Mà tôi hỏi cớ gì khi thằng chồng ốm con vợ lại không về”
- Thì con mình đã đuổi con người ta đi.
- Chấp gì thằng bé hỉ mũi chưa sạch ấy. Mà nó có quyền gì. Trừ phi ông hay tôi thấy cô ăn đổ làm vỡ không thể chứa được thì mới được phép ra khỏi nhà tôi. À ra nhà nó quen thối hà hiếp thiên hạ, muốn rẻ rúng, bỉ mặt ai cũng được!”. “Bà bảo rằng cứ giữa dạ bà nói, không việc gì phải vụng trộm, giấu giếm. Rằng, nhà bà phải thất điên bát đảo mà họ thì dửng dưng. Rằng chỉ có bà mang nặng đẻ đau mới thấy xót, mới tủi hổ khi con bà hoảng sợ đến khiếp đảm mà nhà nó không thèm hổi lấy một lời. Có ai đau đớn nặng nhọc gì mà chả tìm cách dàn hòa vui vẻ. Vui vẻ với bất cứ ai bà cũng sẵn lòng nhưng bây giờ nhất quyết nhà nó phải có nhời trước bằng không, lành làm gáo, vỡ làm muôi” [54, 18]. Bà đồ không lôi thôi dài dòng lý sự, mà nói bằng một giọng thẳng thắn, chắc nịch, đốp chát của một người mẹ mang nặng đẻ đau mới sinh ra con và cần phải che chở, bảo vệ cho đứa con bé bỏng của mình là thằng Sài.
Còn Tính, giọng có vẻ rạch ròi, trách nhiệm cao, nhưng rề rà phân tích và trên tinh thần “chỉ đạo”: “Chú Sài đuổi thím Tuyết không có gì phải ầm lên. Thầy làm thế là chưa đúng. Những ngày chú Sài ốm nhà ông phó Cự im lặng thờ ơ là sai, rất đáng trách. Tôi thấy mẹ đã nói lên tất cả nỗi tức giận của nhà ta. Phải tỏ thái độ với họ như thế mới đúng. Thời buổi này không phải là lúc họ muốn coi ai ra gì cũng được như trước đây. Nhưng đấy là việc sau. Trước sau tôi phải có cách để nhà họ phải mở mắt ra. Còn trước mắt ta xử sự khác. Ta không thèm tầm thường chấp vặt. Không thèm đôi co ai đúng, ai sai, không
thèm đợi họ phải nói trước”, “Đằng nào thì chú Sài cũng không thể bỏ được thím Tuyết. Mọi việc mẹ cứ mặc tôi. Ta nói trước mới chứng tỏ là người lớn, không chấp chuyện trẻ con. Ngày mai “nhà Tính” đưa chú Sài sang. Chú chỉ cần nói một câu: “Con đã trót dại đuổi nhà con đi, con xin lỗi ông bà cho nhà con về”. Chỉ cần nói thế rồi về. Xem nhà họ đối xử thế nào, sau đó tôi sẽ liệu”. Tính nói sao thì vợ nhất nhất tuân phục đến đó. Chị im lặng mà tận tụy, được việc, ai hỏi chị chỉ biết giả lời: “Tôi (con hoặc em) biết đâu đấy. Ý của thầy mẹ hoặc anh chị hoặc “nhà tôi” thậm chí cả “ý của chú Sài, thím Tuyết) thế nào thì tôi làm thế” [54, 16].
Ngược lại với vợ chồng Tính là vợ chồng anh cả. Bất cứ việc gì vợ chồng anh cả cũng: “Thôi thì thầy định thế nào chúng con theo thế”. “Mỗi khi cái quyền làm trưởng được nhắc đến “ý anh chị cả định thế nào?”, người con trưởng cũng gật gật đầu vẻ nghĩ ngợi đăm chiêu một lúc mới nói. Bao giờ anh cũng nói ra cái điều mọi người đều biết trước từng câu, từng lời anh sẽ nói như thế. Có lần vui vẻ chị vợ tinh khôn đã bảo “Thầy hỏi nhà con như hỏi bức vách ăn thua gì”. Nhưng những việc căng thẳng như đóng góp giỗ tết ma chay hoặc sự xích mích trong gia đình, chị thường là người im lặng từ đầu đến cuối. Có ai hỏi chị, chị trả lời rất gọn nhẹ: “Mọi việc là quyền ở nhà tôi”. Lập tức anh cũng gật đầu nghĩ ngợi và nói ra cái điều mà ai cũng biết chắc là sẽ vừa lòng chị, cốt không thiệt đến mình mà cũng chẳng thiệt đến ai”[54, 15]. “- Anh vô ý thức lắm!
- Dạ chú bảo...
- Thằng Sài đuổi vợ nó đi, đấy là việc của thằng trẻ con. Bố anh đánh chửi thằng Sài, là việc của ông lão phong kiến hủ bại. Còn anh, anh là cán bộ, gia đình anh là gia đình cách mạng, nếu ngày mai ngày kia cả làng, cả tổng ầm ã rằng nhà anh Tính cán bộ huyện, cháu ông Hà bộ xã cãi nhau, đánh nhau ầm ã suốt đêm thì anh còn mặt mũi nào nữa không? Tôi cho anh lên công tác
trên huyện cót để anh có điều kiện được học tập, được chỉnh huấn cho mở mang, không ngờ anh vẫn...
- Cháu vừa về đến nhà đã thấy...
- Thấy thế nào anh cũng phải trị thằng em anh không được hỗn. Tý tuổi