Phá vỡ logic “phải đạo” trong kết cấu

Một phần của tài liệu Con người cá nhân trong tiểu thuyết việt nam thời kỳ đầu đổi mới( qua một số tác phẩm tiêu biểu) luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 121 - 132)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Phá vỡ logic “phải đạo” trong kết cấu

Nếu như trước đây, giai đoạn 1945 - 1975 là một giai đoạn mà những người cầm bút viết chủ yếu hướng về những điều hay, lẽ phải, cái tốt đẹp, thì nay, sau 1975, nhất là từ thời kỳ đầu Đổi mới, cái logic “phải đạo” trong kết cấu đó hoàn toàn bị phá vỡ . Trong vai trò lãnh đạo cao nhất, Đảng điều hành, lãnh đạo, chi phối tất cả mọi lĩnh vực, trên tất cả các phương diện, các mặt

trận, trong đó có cả văn học nghệ thuật. Hồ Chủ Tịch đã từng khẳng định: “Văn học nghệ thuật cũng là một mặt trận, các anh chị em văn nghệ sĩ là những chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 là tiếng nói của Đảng, của quần chúng cách mạng. Với vai trò phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu, văn học cách mạng Việt Nam trong ba mươi năm ấy phải là tiếng nói của công lý chính nghĩa, của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, cổ vũ chiến đấu vì lí tưởng độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân. Hiện thực trong văn học 1945 - 1975 là hiện thực được mã hóa qua con mắt sử thi, tất cả những cái gì thuộc về dân tộc, thuộc về quốc gia, cộng đồng đều được nhìn nhận như một tiêu chí của cái đẹp. Cái cá nhân bị báng bổ, lên án. Tâm lí của thời đại là tâm lí “Không có gì quý hơn độc lập tự do” (Hồ Chí Minh). Nền văn Việt Nam phải là nền văn học bám sâu vào nguồn lý tưởng cách mạng, tưới mát, vun đắp cho tâm hồn nhân dân bằng một tình yêu Tổ quốc thiết tha, sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một niềm lạc quan cách mạng phơi phới tin tưởng vào tương lai.

Với một nền văn học phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu, hiển nhiên nhà văn viết cái nó phải có chứ không phải viết cái nó vốn có. Cuộc đời nào cũng từ tăm tối bùn nhơ đi ra ánh sáng tương lai đầy hứa hẹn, “hướng theo cờ Đảng là thấy tương lai sáng ngời”. Mọi khó khăn gian khổ cuối cùng đều được giải quyết, được đền bù xứng đáng. Trong sáng tác của những người cầm bút giai đoạn 1945 - 1975, chúng ta dễ dàng bắt gặp vô số những con người hạnh phúc, phơi phới niềm vui, cuộc đời gặp nhiều may mắn. Đó là Đào (Mùa lạc - Nguyễn Khải), từ chỗ tất bật ngược xuôi “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường”, nhưng rồi cuối cùng Đào cũng có được niềm vui, hạnh phúc. Đào đã gặp được những con người vui tươi, hăng say sản xuất như Huân; và nhất là Dịu - người đàn ông sẽ cùng Đào chia sẻ, gây dựng hạnh phúc tương lai. Rồi hai nhân vật người dân tộc miền núi là Mỵ và A Phủ trong Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), bị

đày đọa, bị tước đoạt quyền làm người, là thân trâu ngựa trong nhà thống lí Pá Tra, cuối cùng cũng tự giải thoát được cho mình, tìm đến vùng tự do cách mạng và nên duyên chồng vợ. Anh cu Tràng, bà cụ Tứ và người vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) cả đời tối tăm, đói khổ, không dám mơ tưởng đến một mái ấm gia đình vậy mà cuối cùng ai cũng có được những niềm hạnh phúc riêng v.v. Nghĩa là cuộc đời, số phận của những con người trong văn học ta giai đoạn 1945 - 1975, dù gian khổ, vất vả đến đâu, cuối cùng ai cũng có hạnh phúc, được hưởng trọn niềm vui. Mọi sự việc dù gay go phức tạp đến mấy rồi cũng được giải quyết một cách gọn giản, tốt đẹp. Đó là một lối kết thúc tròn trặn, có hậu theo lối cổ tích. Ai cũng có đôi có lứa, có chốn có nơi. Ai cũng có hạnh phúc, niềm vui.

Có thể nói, văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, do những yêu cầu lịch sử nhất định, nên nó là một nền văn học ít nhiều mang tính chất tuyên truyền, công thức, quan phương hành chức hơn là hiện thực, nghệ thuật. Nó phản ánh trong mơ ước hơn là sự thật. Nó có tác dụng an ủi, động viên con người trong chốc lát, theo kiểu đạo lí, ước mơ.

Sau năm 1975, nhất là từ thời kỳ đầu Đổi mới, những người cầm bút bằng ý thức sáng tạo và sự nhạy cảm nghệ thuật của mình đã dần đi đến phá vỡ hoàn toàn cái logic “phải đạo” trong kết cấu. Văn học với tư cách một nghệ thuật, nó cắm sâu, bám rễ chắc vào mảnh đất hiện thực. Nhà văn đi sâu vào từng cuộc đời, từng số phận con người cá nhân cụ thể, để từ đó phát hiện ra chân lí cuộc sống cũng như cái chiều sâu nội tâm bên trong phong phú, đa dạng và phức tạp của con người, qua đó giúp độc giả nhận thức một cách sâu sắc về con người và cuộc đời; đồng thời cũng đưa văn học tiến cận tới cái nhân bản hơn.

Dường như Bảo Ninh đã rút hết gan ruột của mình ra để viết Thân phận của tình yêu. Bảo Ninh nhìn nhận cuộc chiến với tất cả tính chất hiện thực của

nó với tư cách là “người trong cuộc”, “nếm trải”, và vừa trải qua. Đó là “những cơn ác mộng hủy diệt tâm hồn và lột trần nhân tính”. So với đồng đội, Kiên là người may mắn trong chiến tranh. Thế nhưng, điều nghịch lí là vào những ngày tháng ở truông Gọi Hồn, khi phần nhân tính trong anh mong manh vụt tắt, anh điên cuồng thúc mạnh họng súng tiểu liên trong tay nã từng phát lên thân thể những người lính bên kia chiến tuyến một cách lạnh lùng thì anh lại được cấp trên cử đi học lớp sĩ quan dài hạn làm “hạt giống cho những mùa vụ chiến tranh liên miên”. Không ít lần Kiên hèn nhát, bất lực chứng kiến cái chết của những người đồng đội, họ đã lẳng lặng chấp nhận cái quy luật nghiệt ngã: “chết cho anh sống”. Ở đây, cách nhìn nhận con người trong hiện thực chiến tranh của Bảo Ninh hoàn toàn khác trước, không còn sự hiện diện của con người toàn diện, con người thánh nhân, người lính cũng chỉ là con người bình thường trong vòng xoáy dữ dội của chiến tranh. Mỗi thân phận con người cá nhân dù thắng dù thua đều tả tơi, tan tác và đại bại. Họ có thể bị méo mó, què quặt nhân tính. Bởi một mình họ không thể chống đỡ nổi quy luật nghiệt ngã của chiến tranh với tất cả chất phi nhân tính của nó.

Nếu theo cách viết “phải đạo” trước kia, chiến tranh tuy nhiều cam go thử thách nhưng cuối cùng phải ta thắng địch thua, niềm vui tràn ngập. Chiến tranh kết thúc, từ đây, cuộc sống hòa bình sẽ đem đến cho những người lính nhiều hạnh phúc. Một cuộc sống mới bắt đầu, nhưng ở đây, Bảo Ninh hoàn toàn để cho dòng chảy tự nhiên của cảm cảm xúc sáng tạo, của hiện thực đời sống diễn ra. Dưới mắt Kiên, tất cả đã méo mó, đã dị hình dị dạng. Mười năm binh nghiệp, ngoài nỗi đau, anh chẳng còn lại gì cho riêng mình. “Tâm hồn anh tê dại”. “Biết đi đâu bây giờ, làm gì bây giờ”. Đời anh từ nay thừa ra, vô nghĩa lí. Ám ảnh quá khứ và nỗi mặc cảm lạc loài khiến: “anh cảm thấy sâu sắc cái lặng yên ghê gớm của ban mai hòa bình đang ruổi tới ngược chiều với

bóng đêm. Và anh đột nhiên cảm thấy tràn ngập trong cảm giác cô đơn trơ trọi” [64, 122].

Kiên lạc lỏng bơ vơ giữa cõi đời, là “nhà văn phường” lập dị, lấy đêm làm ngày, lấy ngày làm đêm. Anh và Phương không thể như ngày xưa được nữa, bây giờ là hai con người, hai cuộc đời hoàn toàn khác nhau. Tình yêu cũng không còn vẹn nguyên như xưa nữa. Câu nói của Phương “Kiên ơi! Rồi đây em sẽ sống ra sao, xử sự thế nào...”. “Kiên ơi! Em... em không yêu ai ngoài anh cả... còn anh, anh còn yêu, còn yêu nổi em không?” [64, 172] thể hiện nỗi đau lớn trong lòng mỗi cá nhân sau chiến tranh, là cái dang dở kéo dài lê thê của thân phận con người và thân phận tình yêu.

Không những Kiên, những người lính sống sót trở về như anh, là “các thân phận tả tơi tan tác” cũng chán chường, sống trong sự thác loạn, buông xuôi. “Ai nấy đều thả sức uống. Say khướt. Phần đông dở khóc dở cười. Có tay rống lên rồi nức nở và sặc nấc như dậy cơn tâm thần. Hòa bình ập tới phũ phàng, choáng váng đất trời và xiêu đảo lòng người, gây bàng hoàng, gây đau đớn nhiều hơn là mừng vui” [64, 121]. Thoát khỏi chiến tranh trở về, mỗi người một hoàn cảnh, số phận riêng. Sự ngỡ ngàng hụt hẫng không kịp thích nghi với cuộc sống bề bộn hôm nay là tâm lí chung của hầu hết những ai vừa trãi qua chiến tranh. Họ luôn sống trong nỗi ám ảnh những day dứt về quá khứ, những mảnh đời bị xé nhỏ, băm vằm nghiền nát giữa bao toan tính, bon chen cám dỗ cuả cuộc sống đời thường. Có người thắp sáng lên, đứng trên mọi phù phiếm của vật chất nhưng cũng có người tự bào mòn mình. Dưới ngòi bút của Bảo Ninh, môi trường sống thời bình được miêu tả như một mặt trận mới không ồn ào bom đạn nhưng lại chứa đựng nhiều dông bão. Nói như Nguyễn Khải: “Chiến tranh náo động mà lại có cái yên tĩnh của nó. Hòa bình mà lại chất chứa những sóng gió, xoáy ngầm bên trong”. Trên mặt trận, người lính là những anh hùng nhưng trong cuộc sống họ lại là những người chiến

bại, hoàn toàn bị khuất chìm sau gánh nặng cơm áo, toan tính quyền lợi. Hành trình mưu sinh và kiếm tìm tình yêu, hạnh phúc cũng đầy éo le và bi kịch. Bảo Ninh bằng việc đi sâu khám phá những dư chấn của chiến tranh làm ảnh hưởng đến cuộc sống thời hậu chiến của những người lính, đem đến cho người đọc một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về hiện thực, khác hẳn với lối viết khiên cưỡng, mơ ước trước đây. Tác phẩm đã cuốn người đọc vào thế giới của những giấc mơ, những ký ức gãy vụn, chắp nối tùy tiện, những ám ảnh của chiến trận, của nỗi đau tình yêu tan vỡ, của nỗi buồn thân phận, của những nỗi niềm nuối tiếc đam mê tạo nên dư âm về một “nỗi buồn chiến tranh mênh mông cao cả” trong lòng người đọc. Đó là thứ nghệ thuật của lòng người với những niềm vui, nỗi buồn nguyên khối. Vả chăng, trong cuộc sống này, “niềm vui như ngọc trai còn nỗi buồn như biển cả”. Văn chương từ cổ chí kim, những tác phẩm lớn đều là những tác phẩm tuân thủ nguyên tắc hiện thực và nói lên một cách chân thành nhất, thậm chí dữ dội nhất nỗi buồn đau trong thân phận và kiếp sống con người. Với chất keo ngôn ngữ, thủ pháp “đồng hiện” và kỹ thuật “dòng ý thức” tái hiện lại những trường hồi ức, Bảo Ninh đã tạo nên một cuốn tiểu thuyết “Vượt ra khỏi sức tưởng tượng của người Mỹ. Nỗi buồn chiến tranh đi ra từ chiến tranh Việt Nam đã đứng ngang hàng với cuốn tiểu thuyết chiến tranh vĩ đại Mặt trận phía tây yên tĩnh của Erich Maria Rơmacơ - Một cuốn tiểu thuyết viết về những hồi ức, những mất mát, đau khổ của tuổi trẻ bởi chiến tranh, sự mất mát của cái đẹp và câu chuyện tình dang dở cùng với một thành quả lao động sáng tạo nghệ thuật tuyệt đẹp” [53, 299].

Nếu viết theo lối kết cấu “có hậu”, “phải đạo” trước đây, chắc chắn cuối cùng cái thế giới người cực nhục, khổ đau, vất vả ở làng Đông của Nguyễn Vạn (Bến không chồng), và cái xóm Chùa của Thủ (Mảnh đất lắm người nhiều ma) sẽ được hưởng nhiều hồng ân hồng phúc của cuộc sống mới,

của thời hòa bình. Ai cũng có có lứa có đôi, có niềm vui trọn vẹn. Vậy nhưng, Dương Hướng, Nguyễn Khắc Trường cũng như nhiều nhà văn khác ở thời kỳ đầu Đổi mới không tuân theo nguyên tắc “phải đạo”, mà lựa chọn cho mình những lối đi riêng, kết cấu riêng phù hợp, nhằm phản ánh một cách sâu sắc, trung thực hiện thực đời sống cũng như cái thế giới bên trong nghìn trùng phức tạp của con người. Đó mới là hiện thực, là đóng góp thực sự của họ vào nền văn học dân tộc. Nỗi đau thuộc về bề sâu khuất lấp của hiện thực chiến tranh và hậu chiến, của đời thường thường nhật. Con người luôn phải đối mặt với vô vàn những bi kịch cuộc sống. Bao năm đi chinh chiến trở về, rã rời, già nua, và cô độc, Nghĩa (Bến không chồng) “mới nhìn lại bản thân, nhìn lại cảnh làng Đông từ bao năm nay cũng không ít người có cảnh ngộ giống anh. Chú Vạn hồi này hầu như không bước ra khỏi mảnh vườn ươm. Hôm ra thăm chú, Nghĩa sửng sờ nhìn lên khuôn mặt chú gầy xọp đi, tóc bạc trắng như một ông lão. Còn Thành suốt đời phải mang bộ mặt dị dạng không vợ con. Cúc ngày xưa đùng đùng đem trả trầu cau Thành, đã tưởng lấy được đám khác khá hơn, ai ngờ vơ bèo vạt tép làm lẻ ông Ba Chương. Dâu ngày xưa lem lém vậy, giờ lại lấy cửa Phật làm vui. Đến như cái Thắm rực rỡ nhất nhì làng Đông bây giờ vẫn vò võ nuôi con một mình. Còn mẹ Hạnh thì gần như câm lặng” [41, 290]. Chưa dừng lại ở đó, Dương Hướng còn đi vào khai thác cái chiều sâu âm thầm bên trong với tất cả nỗi bi đát nhất của thân phận cá nhân. Vạn, cả một đời sống trung thực, mẫu mực, hết lòng phụng sự sự nghiệp cách mạng với một niềm tin xác tín. Chưa bao giờ anh dám sống cho riêng mình với những khát khao cá nhân rất người, rất đỗi bình thường là hạnh phúc chồng vợ và một mái ấm gia đình. Nó khó khăn và xa lạ quá đối với Nguyễn Vạn. Từ chiến trường Điện Biên trở về làng, Vạn sống hoàn toàn bằng lí tưởng của người chiến sĩ cách mạng, là người mẫu mực của thời đại, của xóm làng và dòng họ. Vạn phải tự giết chết đi con người tự nhiên, cá nhân của mình, mặc

dù đã có những lúc nó toan vùng dậy lấn át lí trí Vạn. Anh không đám dấn thân, không dám giành giật lấy hạnh phúc cho riêng mình. Nếu Hạnh không tìm đến thì có lẽ cả đời Nguyễn Vạn không bao giờ biết đến một sự chung đụng xác thịt với đàn bà cho đúng nghĩa, để một lần Vạn được sống, được yêu, được hưởng niềm hạnh phúc của con người là có vợ có con, dù người “vợ” đó lại là Hạnh - đứa cháu nuôi mà chú nhất mực yêu thương như con đẻ, là đứa con của người đàn bà mình đã từng yêu mến nhưng vì danh dự và uy tín ràng buộc, xấu hổ mà không dám bước tới. Xấu hổ và nhục nhã, qua cái đêm dông bão cuộc đời với Hạnh, “Nguyễn Vạn không còn dám nhìn vào bất cứ ai ở làng Đông. Vạn thấy xấu hổ với cả những đứa trẻ con tý teo. Ngày đêm thu mình trong ngôi nhà trên vườn ươm, với bao ý nghĩ vò xé trái tim Vạn. Bây giờ Vạn mới tỉnh ra qua cơn say và thấy hối tiếc đã đánh mất đi tình cảm thiêng liêng trong sáng ở cả hai mẹ con Hạnh, và tự vùi dập đi niềm kiêu hãnh của mình với dân làng. Vạn tự xỉ vả mình và thấy ngực nhói đau muốn cầm thanh củi chọc thẳng vào bụng. Nhục! Nhục nhã quá! Tồi tệ hơn cả lão Xung và mụ Hơn. Thế mà bao nhiêu năm nay, trong suốt cả cuộc đời, Vạn cứ đinh ninh tin tưởng vào phẩm giá của mình. Thế là hết! Vạn tưởng tượng rõ thấy mình là kẻ khốn nạn, sa đọa, hủy hoại cả cuộc đời tiết hạnh của con Hạnh... Vạn thấy xót xa thương nó vô cùng. Nó thật là tốt, muốn mang lại niềm vui cho Vạn. Tiếng nó thổn thức trong cái đêm ấy, lúc này vẫn réo rắt bên tai Vạn” [41, 282]. Vạn càng muốn xa lánh cuộc đời, biệt lập với mọi người bằng cách ra dựng riêng một căn lều cố thủ nơi vườn ươm cây của các cụ phụ lão, sống một mình với một niêu cơm, một ánh đèn le lói. Vạn già đi

Một phần của tài liệu Con người cá nhân trong tiểu thuyết việt nam thời kỳ đầu đổi mới( qua một số tác phẩm tiêu biểu) luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 121 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w