Những thua thiệt của con người cá nhân trong một thời kỳ chiến

Một phần của tài liệu Con người cá nhân trong tiểu thuyết việt nam thời kỳ đầu đổi mới( qua một số tác phẩm tiêu biểu) luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 68 - 86)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Những thua thiệt của con người cá nhân trong một thời kỳ chiến

chiến tranh kéo dài

Có lẽ không ở đâu trên thế giới lại có một quốc gia phải đánh đuổi ngoại xâm, phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh như ở Việt Nam. Những tổn thất là vô cùng nặng nề đối với quốc gia, dân tộc. Nó được phản ánh cụ thể qua từng cuộc đời, từng con người, từng số phận cá nhân. Mỗi một con người phải mang trong mình những bi kịch đau đớn khác nhau.

Riêng giai đoạn 1945 - 1975, dân tộc Việt Nam đã phải đụng đầu với hai tên đế quốc hùng mạnh là Pháp và Mỹ. Cuộc chiến tranh này là một sự đối đầu bất cân sức giữa ta và địch; giữa các loại trang - thiết bị tối tân hiện đại và vũ khí thô sơ; giữa đội quân tinh nhuệ và dân quân du kích v.v.. Chiến thắng thuộc về chúng ta. Bởi, hơn hết mọi sức mạnh vũ khí, chúng ta có sức mạnh vũ khí và ý chí của toàn dân tộc. Cách mạng đã tập trung được mọi tinh thần và nghị lực ở mức độ cao nhất để đánh giặc và thắng giặc. “Nước mất là mất tất cả” không chỉ là khẩu hiệu mà còn là mệnh lệnh. Lúc này, con người cá nhân, riêng tư không có chỗ. Con người phải là con người tuân phục, con người phục tùng cách mạng. Người ta ưu tiên tất cả cho số đông, cho cộng đồng, cho cách mạng, cho đại cuộc. Những gì thuộc về cá nhân riêng tư đều bị gạt bỏ, không nhắc tới, hoặc không được thừa nhận. Số phận con người cá

nhân cũng phải nằm trong cái guồng quay chung đó, là cơn xoáy lốc của lịch sử. Ba mươi năm chiến tranh ấy, con người cá nhân vẫn sống, vẫn tồn tại, nhưng phải gồng mình lên, phải ép mình lại để hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc. Lúc này, mọi chủ trương, đường lối cũng như chỉ thị của Đảng là mệnh lệnh. Con người phải là người phục tùng, tuân phục số đông, phục tùng cách mạng. Số phận con người cá nhân trong suốt ba mươi năm ấy, phải chịu không ít những thiệt thòi, thua thiệt, mất mát đáng tiếc. Điều này đã được các nhà văn nhận thức, phản ánh nhiều và đậm nét trong văn học sau Đổi mới. Họ thể hiện bằng một loạt tác phẩm như: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Mùa trái cóc ở Miền Nam, Cỏ lau, Phiên chợ Giát,... (Nguyễn Minh Châu); Bước qua lời nguyền, Lão Khổ,... (Tạ Duy Anh); Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái); Côi cút giữa cảnh đời,

Một chốn nương thân, Đám cưới không có giấy giá thú,... (Ma Văn Kháng);

Ăn mày dĩ vãng, Phố,... (Chu Lai); Hồn trinh nữ, Người sót lại của rừng cười

(Võ Thị Hảo) v.v.. Đặc biệt, trong sự thể hiện con người cá nhân, một loạt tiểu thuyết thời kỳ đầu Đổi mới như: Thân phận của tình yêu (Bảo Ninh),

Thời xa vắng (Lê Lựu), Bến không chồng (Dương Hướng), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)... đã thể hiện một cách sâu sắc, cảm động, và chân thực về nỗi buồn thân phận, bi kịch của con người, những nỗi đau, những thua thiệt mà con người cá nhân phải gánh chịu trong suốt một thời kỳ chiến tranh kéo dài ấy.

Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, lớp lớp thanh niên Việt Nam lên đường nhập ngũ, trong số đó có cả một thế hệ tài hoa xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Đó là những Lữ, Lãm, Hòa, Lực, nghĩa, Sài, Kiên, v.v.. Nhưng điều đáng nói là phần đa trong số họ đã phải bỏ mình nơi chiến địa, số còn lại thì sống sót và trở về sau chiến tranh. Như vậy, dù đã hi sinh ngoài mặt trận hay được sống sót trở về thì những người lính cũng đã hoàn thành

nghĩa vụ và trách nhiệm của người công dân đối với Tổ quốc, với cách mạng. Nhưng nếu xét ở tư cách cá nhân, thì suốt cả thời kỳ 1945 - 1975, trong ba mươi năm chiến tranh ấy, mỗi con người cá nhân là một số phận bi thương. Hoặc là đánh mất mình, hoặc là phải gồng mình lên để sống, phải gọt đẽo mình cho vừa một cái khuôn nhất định, phải ép mình lại trong một cái chuẩn chung nào đó mà số đông cần thiết. Yêu nước, căm thù giặc là tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá con người, bất kể tâm tư, nguyện vọng của họ ra sao. Họ phải tự ép khô mình lại, hoặc lạnh lùng, han rỉ như những cỗ máy, những chi tiết máy không tim. Con người cá nhân không được sống chính thực cuộc sống của mình, chính thực là mình. Đó là những thua thiệt, những thiệt thòi mất mát lớn nhất của con người cá nhân trong suốt một thời mà không có cách gì có thể bù đắp được.

Trong không khí sục sôi của thời đại, đông đảo học sinh - sinh viên trường Chu Văn An, là những bạn bè đồng trang lứa với Kiên, đã nén tình riêng để lên đường ra trận phục vụ sự nghiệp cách mạng chung của đất nước. Kiên cũng như trong số họ, lòng hồ hởi, tự hào về “cuộc chiến tranh oai hùng” của thế hệ mình, anh lên đường đi chiến đấu, tin vào tương lai, vào chính nghĩa.

Nhưng trực tiếp tham gia chiến đấu, Kiên đã phải chứng kiến tất cả sự khốc liệt và tàn bạo nhất của chiến tranh. Bàn chân anh đã đi khắp các chiến trường Tây Nguyên: Đèo Mục, Đa Nhim, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, vùng duyên hải miền Trung rồi tiến vào cửa ngõ Sài Gòn... Hóa ra, chiến tranh không như trước đây anh vẫn tưởng, như người ta vẫn thường rao dạy trên các giảng đường và trong sách vở, trên những khẩu hiệu, những băngrôn, panô ápphích, mà là một cõi dã man kinh khiếp nhất đối với dòng giống con người. Anh đã phải trải qua những khó khăn, gian khổ, đã phải chứng kiến sự tàn phá khốc liệt nhất của chiến tranh. Đói rét, ghẻ lở, chết chóc, hoang mang

yếm thế, tinh thần suy sụp. Không khí chết chóc, tang thương nhuốm trùm khắp trung đoàn. “Một mùa thu não nề, lê thê, ê ẩm. Khẩu phần lương thực đang sụt xuống nhanh như thể nước trong cái bình bị đập vỡ đáy. Khổ sở vì đói, vì sốt rét triền miên, thối hết cả máu, vì quần áo bục nát tả tơi và vì những lở loét cùng người như phong hủi, cả trung đội chẳng còn ai trông ra hồn thằng trinh sát nữa. Mặt mày ai nấy như lên rêu. Ủ dột. Yếm thế. Đời sống mục ra” [64, 18]. “... Bốn bề mìn mịt chỉ một màu mưa trĩu lòng, một màu núi màu rừng ảm đạm và đói khổ. Khắp Tây Nguyên, từ miền non cao Cánh Bắc tới Cánh Trung, Cánh Nam thảo nguyên bao la vô định nơi thì im lìm chết lặng nơi thì rền vang tiếng súng. Cuộc đời của bộ binh B3 thời hiệp định vẫn đằng đẵng chuỗi ngày cùng cực. Sau những tháng ngày liên miên rút lui là những đợt phản công dữ dội, rồi lại phải khiêng nhau mở đường máu chạy. Rồi lại phản công... Hết trận thắng này đến trận thắng khác nhưng đường chiến tranh vẫn hun hút mịt mù, tuyệt vọng vô phương...” [64, 17]; kể cả chứng kiến những mối “hoang tình” vừa giận vừa thương của các đồng chí đồng đội trong đại ngàn Trường Sơn; chứng kiến bao đồng chí đồng đội của mình đã ngã xuống. Đó là cái chết của Quảng, của Hòa, của Oanh, của Tạo,v.v. Thanh chết ở Cầu Bông, “bị thiêu trong quan tài thép cùng với tổ lái” [64, 12]; Vân “chết cháy cùng với chiếc T54 đầu đàn. Thân xác ra tro nên chẳng cần huyệt mộ” [64, 12]; Thịnh “con” chết trong lần đụng độ với toán thám báo ở bên kia núi. “Đạn trúng tim không kịp kêu” [64, 40]; Từ hy sinh cùng Kiên khi “đánh đến của số 05 sân bay Tân Sơn Nhất” [64, 13]; chứng kiến cái chết anh dũng, trung kiên nhưng khủng kiếp của người tiểu đoàn trưởng: “Thà chết không hàng... Anh em, thà chết...?”, rồi anh ta chĩa súng vào đầu mình “tự đọp”, “óc phọt ra” trước mặt Kiên, Một lát sau “bọn Mỹ ồ ạt xông tới” [64, 07]; chứng kiến cảnh thương tâm của Quảng - “Người tiểu đội trưởng đầu tiên của Kiên” - khi Kiên còn là lính tân binh - “vào mùa khô

năm 66”, “trong chiến dịch Đông Sa Thầy”. Quảng làm nhiệm vụ “dẫn dắt, kìm cặp và thực chất là che chắn cho Kiên”. Anh bị trúng đạn, “bụng rách trào ruột” vẫn không chết. “Đừng băng... Bắn anh đi em...”. Kiên không thể thực hiện ước nguyện đó. “- Cho anh chết đi... Một phút thôi mà... là xong... nào!” [64, 105]... Kiên không thể!... Bất ngờ, Quảng đã giật cướp lấy quả u- ét, mở chốt và tự nổ tung mình trong tiếng cười “ha...ha...” đắc chí, bi thảm; rồi cái chết thê thảm của Can. “Bữa ấy vệ binh chỉ lượm được xác. Các xác lở loét, ốm o như xác nhái bị dòng lũ xô tấp lên một bãi lau lầy lụa. Mặt xác chết quạ rỉa, miệng nhét đầy bùn và lá mục, nom cực kỳ tởm. Và thối quá thể là thối...” [64, 26] v.v. Tất cả! Chiến tranh, giữa sự sống và cái chết, một mất một còn, ai lùi lại là kẻ hèn nhát. Con người chỉ có cách duy nhất là tiến về phía trước, nã đạn và bắn giết. Trong mỗi một con người, không còn chỗ cho lòng nhân, tình bác ái tồn tại, mà là chỉ có thói hiếu sát, hung tàn đang thống trị. Chiến tranh. “... Trước mắt Kiên nhà ga Thanh Hóa ngày ấy sau trận mưa bom, đang cuồn cuộn cháy. Tất cả những gì cháy được và không cháy được đều ngùn ngụt cháy. Từ đoàn tàu khách bị vật nghiên đàn ông, đàn bà, trẻ con ùa lên sân nhào chạy. Quần áo bùng bùng lửa... Và từ đấy... cả thế hệ anh đã lao vào trận chiến một cách hăng say, một cách hung dữ, làm đổ máu mình, đổ máu người. Hàng đọi máu, sông máu. Ập tới, trực diện trận giáp lá cà kinh khủng dưới chân Ngọc Bơ Rẫy. Quân lính hai bên xông vào nhau, thọc lưỡi lê, phang báng súng. Những hình người toán loạn chạy dích dắc trên đầu ruồi súng máy rồi nhảy dựng lên. Kiên thấy chính anh cầm súng lục bắn vào đầu ai đó, phát đạn rulô mạnh như bom nện trúng miệng người ấy, nổ toác ra làm văng đi một phần khuôn mặt, con mắt trái, gò má, quai hàm. A, a, a...! ... Chao ôi, đau đớn và cuồng say, cái thời của anh, những con người trong thời đại của anh. Những tháng năm kịch liệt và kinh khủng Mậu Thân, sau Mậu Thân, mùa khô 72, thời hiệp định... Những vùng đất cằn cỗi, chói chang, đau

quặn. Mênh mông một Tây Nguyên hung tàn, cuồn cuộn một mùa bụi đỏ lấp trời. YaMơ, Đắc Đam, Sa Thầy, Ngọc Rính Rua, Ngọc Bơ Biêng, Chư Cô Tông...” [64, 138 - 139]. “...Mình và Tạo “voi”, hai thằng quỳ bên khẩu Mã lai bắn xã vào dòng thác tàn binh của trung đoàn 45 đang tháo chạy khỏi vùng đất trống Phước An rìa ngoài Buôn Ma Thuột. Khẩu đại liên hóa điên, điên rồ ngốn vào bụng những băng đạn đồng sáng loáng, khạc lửa tơi bời vào khối người mất trí đang đổ xô tới hàng ngàn cái bia thịt, rú lên rũ rượi: ggòa, ggòa...? Run bần bật, lồng lộn trên cái giá ba chân, hơi nước ngùn ngụt bốc lên từ hộp tản nhiệt sôi réo. Kiên muốn ngừng bắn nhưng bàn tay thần chết giữ rịt lấy tay anh. Dòng lính áo xám bị xe tăng rượt dồn tới, dồn tới để chết chồng chất vì tay Kiên. Không phải là bắn nữa mà là tàn sát. Chưa bao giờ có nhiều xác chết đến thế bày ra trước mắt Kiên...” [64, 139]. Kể cả sau này cũng vẫn thế, những ngày đã giã từ binh nghiệp, nhưng “quán tính” bắn giết vẫn chưa bao giờ phôi pha đi được, hễ có điều kiện là “tôi như sẵn sàng nhập thân trở lại với cảnh lửa, cảnh máu, những cảnh chém giết cuồng dại, méo xệch tâm hồn và nhân dạng. Thói hiếu sát. Máu hung tàn. Tâm lí thú rừng. Ý chí tối tăm và lòng dạ gỗ đá”... Và “niềm hưng phấn man rợ khi bật sống dậy trước mắt một trận cận chiến bằng báng súng và lưỡi lê” [64, 52 - 53]. Chiến tranh. Trong cơn máu lửa. Chỉ có thói hiếu sát và lòng thù hận lên ngôi. Con người không còn tính người nữa mà là “quỷ tính”. Con người không được là người nữa mà là những cỗ máy bắn giết không tim. Con người dường như không được sống cuộc sống của chính mình nữa mà đang trong một cõi hỗn độn nào đó. Ở đó, ma hóa người, người hóa ma. Những địa danh rùng rợn, tên gọi “tù mù như tên tuổi sông núi cõi âm” [64, 99]: “truông Gọi Hồn”, đồi “Xáo Thịt”; “đèo Thăng Thiên”, “hồ Cá Sấu”, v.v.. Ở đó, ma hiện hình, người hóa ma; chim chóc “khóc than như người”; “măng đỏ au như những tảng thịt ròng ròng máu” [64, 8]. “Ở đây khi trời tối cây cối hòa giọng với gió rên lên

những bản nhạc ma”[64, 8]. “Chân trời chết chóc mở ra mênh mông, vô tận những nấm mồ bộ đội mọc lên nhấp nhô tựa sóng cồn...” [64, 17]. “Đêm nay ai gọi hồn ai. Tiếng hú cất lên từ đâu đó trong rừng thẳm, âm u truyền dọc theo những gờ núi lạnh lẽo của truông Gọi Hồn. Cô đơn. Lạc lõng” [64, 13]...

Chiến tranh kết thúc, Kiên may mắn sống sót trở về. Nhưng những nỗi buồn đau trong anh không thể nào nguôi đi được. Nó lại bắt đầu mở ra, mở ra một cuộc chiến mới bằng quá khứ hãi hùng về một thời chiến tranh man rợ, kinh khiếp đã qua, đằng đẵng và vô tận, luôn hiện hình trong tâm trí anh. Nó hiện về từng đêm, giằng xé, vò nát lòng anh. Đầu anh “nặng chịch như gang”.

Đó là số phận của con người cá nhân, những thua thiệt mà họ phải trải, phải gồng mình lên gánh chịu trong suốt ba mươi năm chiến tranh đằng đẵng ấy.

Nhân vật Giang Minh Sài trong Thời xa vắng của Lê Lựu cũng được đặt trong bối cảnh chung của lịch sử xã hội Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 - thời điểm đất nước có chiến tranh. Cũng như Kiên; Đàm, Lữ (Dấu chân người lính); Hòa (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành);... Sài thôi học, viết đơn xin vào bộ đội, rồi “đi B năm 1964”. Mười một năm ở chiến trường B, trải qua bao gian khổ, khó khăn, “không một lần về phép, mười một năm đếm từng giờ, giành giật với cái chết để cộng lại mới thành con số mười một ấy” [54, 178]. Anh trở thành dũng sĩ “mới nghe tên đã thuộc từ lâu”, là mẫu hình lí tưởng để đưa vào giảng dạy, giáo dục học sinh trong các nhà trường phổ thông. Vẹn nguyên, lành lặn, Sài trở về với đời thường, là niềm hạnh phúc, hãnh diện của gia đình, bạn bè và xã hội. Nghĩa là Giang Minh Sài đã hoàn thành nhiệm vụ công dân của mình, hoàn thành nhiệm vụ của một cá nhân đối với cộng đồng, với quốc gia, dân tộc.

Như vậy, trong việc thể hiện con người cá nhân trong văn học ở thời kỳ đầu Đổi mới, nhà văn Lê Lựu không quên đặt nhân vật của mình vào trong bối cảnh chung là thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc, nằm trong cái

guồng quay chung của lịch sử là ba mươi năm chiến tranh cách mạng. Tuy nhiên, khác với Bảo Ninh, Lê Lựu không chú ý nhiều đến việc khắc họa nhân vật Giang Minh Sài ở phương diện con người cá nhân nơi trận tuyến, bị cuốn theo cái vòng xoáy lốc của chiến tranh. Lê Lựu đặt số phận Giang Minh Sài ở một khía cạnh khác - khía cạnh một thời đã qua, khía cạnh “thời xa vắng” trong lịch sử, cái thời mà Trần Đăng Khoa gọi là: “xa mà không xa. Nó vẫn ngự trị, vẫn treo lơ lửng đâu đó trên đầu mỗi người như một bóng ma. Nó là nỗi ám ảnh kỳ quái, nhưng lại có sức mạnh thần linh. Và vì nó tồn tại vô hình, nên người ta mới sợ. Sài sợ. Anh Tính sợ. Cả ông Hà bí thư, người lãnh đạo cao nhất trong Thời xa vắng cũng sợ nốt” [44, 83]. Người ta sợ những thế lực bên trên mình, to hơn mình - lớn thì quốc gia, đơn vị, nhỏ thì gia đình, làng xã. Đặc tính này suy cho cùng là cái cố hữu ngàn đời của người dân Việt Nam. Trần Ngọc Thêm trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam đã kết

Một phần của tài liệu Con người cá nhân trong tiểu thuyết việt nam thời kỳ đầu đổi mới( qua một số tác phẩm tiêu biểu) luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 68 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w