Những dấu hiệu hồi sinh của con người cá nhân trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Con người cá nhân trong tiểu thuyết việt nam thời kỳ đầu đổi mới( qua một số tác phẩm tiêu biểu) luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 60 - 68)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.Những dấu hiệu hồi sinh của con người cá nhân trong tiểu thuyết

thuyết Việt Nam từ thời kỳ đổi mới

Sau thời kỳ 1945 - 1975, trong văn học ta, những năm đầu, là quán tính sử thi. Những vấn đề khuất lấp của đời sống chưa được nhìn nhận. Nhưng hiện tình của đất nước lúc bấy giờ khiến những người cầm bút không thể viết theo cách cũ, không thể nhìn cuộc đời và con người bằng “đôi mắt cũ”, mà phải đặt nó trong sự biến động, đổi thay, phức tạp, đầy vất vả, khó khăn và cũng nhiều mặt tích cực của nó. Xét ở góc độ lí luận: văn học phản ánh cuộc sống, khi cuộc sống thay đổi thì buộc văn học cũng phải thay đổi, nếu không anh ta sẽ bị diệt vong, tự tiêu hủy mình. Nhà văn phải có một cách viết phù hợp để phản ánh chân chân thực, đúng bản chất vốn có của cuộc sống, chứ nhà văn không phải viết theo cái nó phải có như văn học thời kỳ 1945 - 1975. Người ta phải chuyển dần từ khuynh hướng sử thi, lãng mạn cách mạng sang cái nhìn thế sự, đời tư. Văn học phải vì con người và cho con người. Người ta dần quan tâm nhiều đến số phận con người, đến số phận của từng cá nhân cụ thể. Bởi vì xét cho cùng, bất cứ thời đại nào, hạnh phúc của con người cũng là trên hết, cần được ưu tên lên hàng đầu, đó mới là thứ văn học nhân văn nhất. Làm được như vậy thì con người mới có điều kiện để sống thật với mình và sống thật với đồng loại hơn. Và vấn đề con người cá nhân là một phạm trù văn hóa - thẩm mỹ chứ không chỉ là con người cá nhân đơn giản, thần túy, chung chung. Nhất là đến giai đoạn đầu của thời kỳ Đổi mới, mỗi cá nhân con

người được soi chiếu từ nhiều góc độ, được nhìn nhận, đánh giá một cách sâu sắc hơn trong ý nghĩa đủ đầy của nó. Đó cũng là lí do giải thích vì sao văn học ngày càng nói nhiều đến vấn đề thân phận của con người, đề cập đến số phận của từng cá nhân cụ thể. Nhà văn thể hiện con người cá nhân trên nhiều phương diện. Con người cá nhân cần được bày tỏ những nhu cầu, những khát vọng thường trực của mình. Nhà văn có khát vọng thể hiện được những phần sâu kín nhất bên trong con người mà không phải ngày một ngày hai có thể nắm bắt được nó. Đó cũng là lí do giải thích vì sao văn học ta, đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết thời kỳ đầu đổi mới, ngày càng quan tâm thể hiện con người cá nhân nhiều hơn.

Ba mươi năm chiến tranh, nhân dân Việt Nam phải trải qua bao gian khổ, hi sinh nhưng cuối cùng đã làm nên kì tích vĩ đại: kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mở ra kỉ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Lịch sử đã sang trang, nghĩa là chuyển từ cuộc sống bất bình thường (chiến tranh) về với cuộc sống bình thường (thời bình). Đây là một hạnh phúc lớn đồng thời cũng là thử thách mới đối với người dân Việt Nam. Bởi vì lúc này, mọi cái không như ba mươi năm trước nữa. Thời bình, với bao nhu cầu đòi hỏi cần được đáp ứng. Con người phải đối mặt với bao nhiêu vất vả, khó khăn và đầy biến động, đổi thay của thời kỳ hậu chiến. Nếu như trước đây trong hoàn cảnh chiến tranh, triệu triệu con người đều tập trung một lòng một sức để đánh giặc và thắng giặc, nghĩa là vì cộng đồng, vì cái “ta” chung của đất nước, thì nay tất cả trở về với những gì riêng tư nhất. Văn học cần đi sâu vào đời sống riêng tư của từng con người, từng cá nhân cụ thể.

Trong chiến tranh, cái chung chiếm ưu thế. Người ta nhường chỗ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cộng đồng, cho tập thể để tạo sức mạnh tổng hợp để hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Những gì thuộc về cá nhân, riêng tư đều bị xem là nhỏ nhặt, bỏ qua hoặc không cần chú ý đến. Nếu có chăng thì nó cũng trở nên lạc lõng, lạc loài, không hợp thời. Nhưng cuộc sống đời thường, thời bình, thì chính những cái nhỏ bé, “lạc loài” đó lại đòi hỏi và trở thành nhu cầu cấp thiết, chính đáng, là ý thức cá nhân với những nhu cầu chính đáng nhất của nó.

Nếu như trước đây, người ta nhìn cuộc sống bằng đôi mắt lạc quan, sôi nổi, luôn nghĩ về ngày mai chiến thắng và tin tưởng vào tương lai đầy hứa hẹn, thì nay, người ta không thể nhìn cuộc sống bằng màu hồng, một chiều, đơn giản như cũ, đen trắng rõ ràng, mà nó rất nhiều những mảng màu trung tính, đen, tối, nhòe, mờ... có khi khác biệt và trộn lẫn. Bởi vì, bản chất cuộc sống vốn dĩ vô cùng phong phú và phức tạp; thế giới tâm hồn bên trong của con người lại là vô tận. Vậy nên nếu vẫn giữ “đôi mắt cũ” (chữ dùng của Nam Cao) để nhìn nhận mọi vấn đề e giả dối, không thật nữa. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng và sự nhận thức của nhà văn.

Mặt khác, có lẽ trên thế giới không có một quốc gia nào lại phải trải qua các cuộc chiến tranh nhiều và lâu dài như ở Việt Nam, kéo theo nó là tổn thất ghê gớm cả về vật chất lẫn tinh thần. Biết bao nhiêu cảnh mẹ mất con, vợ mất chồng, con xa cha vắng mẹ; kinh tế kiệt quệ; không có điều kiện mà học hành, nghiên cứu, mà sống, mà làm một cái gì cho ra làm. Chưa hết, chiến tranh kéo dài, sau khi kết thúc còn để lại những di chứng, tật nguyền nặng nề không chỉ một thế hệ mà còn lâu hơn thế nữa, những thế hệ người tàn phế; là “hội chứng Việt Nam” kinh hoàng khiếp đảm... Nghĩa là cuộc sống thời hậu chiến còn nhiều tồn tại, rạn nứt, thiếu sót... cần được đền bù, đáp ứng.

Mặt khác, là sự du nhập, len lỏi những nét mới của cuộc sống hiện đại “không gốc rễ”, của lối sống chạy theo cơ chế thị trường v.v.. Nghĩa là hoàn cảnh lịch sử xã hội nước ta sau chiến tranh vô cùng phức tạp, nhiều biến động, nhiều nhu cầu, nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.

Về phía độc giả, trước thực tế mới của cuộc sống, họ đòi hỏi mỗi nhà văn phải đáp ứng nhu cầu về: con người, cuộc sống, hiện tình của đất nước... một cách toàn diện chứ không phải một chiều, một mặt như văn học giai đoạn 1945 - 1975. Những tác phẩm được viết giai đoạn này, khi đọc lại, họ thấy có cái gì đó không thật nữa. Thay vì “đọc tươi” những tác phẩm mới vừa được viết ra thì người ta lại quay về thời quá vãng để tìm ý nghĩa trong sáng tác của những Hồ Xuân Hương, Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, v.v. Nghĩa là sau năm 1975, có một hiện tượng lạ kỳ nhưng không phải không có lí là độc giả tự bỏ nhà văn mà đi. Những cuốn tiểu thuyết dày cộm viết ra, đặt lên giá một cách vô nghĩa lí, để bụi thời gian khỏa lấp. Văn học sẽ không có nghĩa lí gì một khi nó phải trở thành một thứ công cụ để tuyên truyền cho một thứ tư tưởng hay chủ nghĩa nào đó. Nó là một nghệ thuật, đến một lúc nào đó, văn học sẽ tự chết nếu nó không được phát triển theo những quy luật tự nhiên khách quan của nó. Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 là một nền văn học cổ vũ chính trị, phục vụ chiến đấu, tất nhiên, đến một khi nào đó hoặc là nó sẽ tự triệt tiêu, hoặc, phải có một sự bứt phá ngoạn mục.

Người ta nhận thấy đã đến lúc cần trả văn học về đúng bản chất của nó: văn học với tư cách là một nghệ thuật. Nó phản ánh đời sống bằng hình tượng, thông qua hình tượng, là tiếng nói thẩm mỹ riêng. Văn học là nghệ thuật ngôn từ, nó có cuộc sống độc lập riêng của nó. Văn học không phải là công cụ của chính trị. Sáng tác của nó không nhằm cổ vũ chiến đấu, cổ vũ chính trị mà là vì cuộc sống thiết thực của con người. Nhà văn phản ánh cuộc sống không phải bằng cách sao chép một cách máy móc những điều tai nghe mắt thấy bề ngoài một cách giản đơn, dễ giãi, mà không phát hiện ra được bản chất, quy luật bên trong của nó. Bởi, cuộc sống bên cạnh những mặt tích cực, tốt đẹp còn có những mặt hạn chế, chưa hoàn thiện, khiếm khuyết, dang dở, nhiều khoảng mờ, tối chưa thể nắm bắt được... Bên cạnh những tác phẩm biểu

dương, ca ngợi những nét đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, còn phải có những tác phẩm phản ánh mặt trái của cuộc sống, mặt tiêu cực nổi cộm của xã hội, những tổn thất nặng nề do chiến tranh để lại. Văn học cần phải đề cập đến những cái buồn đau, cái bi lụy trong cuộc sống; từ chuyện đời tư, đời thường, chuyện tình yêu, tình dục, đến tâm tư, nguyện vọng của từng số phận cá nhân cụ thể.

Những điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng và nhận thức của nhà văn, nhất là ở các cây bút tiểu thuyết. Họ đã có những mò mẫm, thể hiện bước đầu.

Nếu trước đó, đối tượng trung tâm của mọi sáng tác văn học là những con người mới, con người chung của dân tộc, của cả cộng đồng. Họ là mẫu hình lí tưởng của một thời kỳ vinh quang và oanh liệt. Họ xả thân vì nghĩa lớn, vì tập thể. Khẩu hiệu “mình vì mọi người, mọi người vì mình” là lẽ sống, là phẩm chất đạo đức cao nhất. Họ xuất hiện trong văn học như là sự đại diện trọn vẹn cho vẻ đẹp của đất nước, cho lí tưởng và lương tâm, khí phách của thời đại. Họ sáng trong như những viên ngọc, từ ngoại hình đến nhân phẩm, không một tì vết. Họ đẹp một cách hoàn thiện, hoàn mỹ kiểu một đấng siêu phàm:

Em là ai cô gái hay nàng tiên Em có tuổi hay là không có tuổi Mái tóc em hay là mây là suối

Đôi mắt em nhìn không chớp lửa đêm dông Thịt da em hay là sắt là đồng...

(Tố Hữu - Người con gái Việt Nam)

“Em” ở đây không phải là một cá nhân nào cụ thể, riêng biệt, mà là một “em” đại diện cho mọi người con gái Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Không chỉ ở thơ ca, mà trong văn xuôi tiểu thuyết cũng vậy, cũng hình thành hai hệ thống nhân vật: ta/tốt/chính diện - địch/xấu/phản diện... rõ ràng. Đã là

giặc, “phản bội lại Tổ quốc, phản bội nhân dân” thì đương nhiên là xấu từ nội dung đến hình thức (to béo, hung ác và khát máu); còn ta, là người tốt, bao giờ cũng yêu nước, căm thù giặc, sống kiên cường bất khuất, biết gác lại những tình cảm cá nhân riêng tư để tập trung cho số đông, cho cách mạng... Đó là “những năm toàn đất nước có một tâm hồn, có chung khuôn mặt” (Chế Lan Viên). Trong khi đó, cuộc sống thực tế của con người không đơn giản như vậy. Con người không chỉ biểu hiện bằng cuộc sống bề ngoài, mà còn chất chứa thế giới nội tâm phong phú, phức tạp, nhiều tầng bậc bên trong. Mỗi con người là một cá nhân riêng biệt, cụ thể, không thể nhầm lẫn giữa người này với kẻ khác. Và không ai luôn luôn tốt, cũng chẳng có ai hoàn toàn xấu, mà có thể, trong mỗi con người, là sự đan xen giữa thiên thần và quỷ dữ, rồng phượng và rắn rết. Biên độ giao động giữa cái tốt và cái xấu rất mong manh. Đạo đức trở thành một khái niệm mang nghĩa rộng, khó phân biệt, khó nắm bắt, mà chỉ có thể xét nó trong từng hoàn cảnh cũng như cách ứng xử của mỗi cá nhân cụ thể.

Đã đến lúc người cầm bút phải nhìn thấu vào sự thật cuộc sống, soi chiếu vào từng số phận cá nhân riêng biệt, để phản ánh, thể hiện bản chất, ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Trước hoàn cảnh lịch sử xã hội mới, vừa khác với trước, lại còn nhiều di chứng nặng nề của một thời chiến tranh đã qua, con người với bao nhiêu nhu cầu đòi hỏi, nó đến với từng gia đình, từng cá nhân cụ thể, khiến nhà văn không thể tiếp tục lối viết “không thật”, cứng nhắc, kiểu hô hào như trước nữa, mà buộc phải thay đổi. Phải “giải thiêng”, phải trở về với hiện thực. Những người cầm bút nói chung và các tác giả tiểu thuyết nói riêng, đã bước đầu mò mẫm, tìm tòi, đổi mới cách nhìn nhận, cách thể hiện. Quán tính sử thi của văn học 1945 - 1975 bị loại bỏ dần, văn học giai đoạn sau 1975 có sự vận động chuyển mình, manh nha về một tư duy nghệ thuật mới, một cách viết mới.

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, trước hoàn cảnh lịch sử mới của đất nước sau năm 1975, trước sự đòi hỏi của bạn đọc, buộc các nhà văn phải thay đổi cách viết cũng như cách nhìn nhận con người và cuộc sống. Nhưng thay đổi như thế nào thì họ chưa biết, chưa có một cách định hình chắc chắn. Điều này thể hiện qua các tác phẩm: Hai người trở lại trung đoàn (1976 - Thái Bá Lợi); Miền cháy (1977), Lửa từ những ngôi nhà (1977) (Nguyễn Minh Châu);

Ký sự miền đất lửa (1978 - Nguyễn Sinh và Vũ Kỳ Lân); Năm 75 họ đã sống như thế (1979 - Nguyễn Trí Huân); Cha và con, và... (1979 - Nguyễn Khải);

Đất trắng, tập 1 (1979 - Nguyễn Trọng Oánh); Lời cuối trong kịch bản (1980 - Lê Hoàng); Trong cơn gió lốc (1980 - Khuất Quang Thụy); Đứng trước biển

(1982 - Nguyễn Mạnh Tuấn), Gặp gỡ cuối năm (1982 - Nguyễn Khải); Những người đi từ trong rừng ra (1982), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành

(1983 - Nguyễn Minh Châu); Mưa mùa hạ (1982 - Ma Văn Kháng); Đứng trước biển (1982 - Nguyễn Mạnh Tuấn); Đất trắng, tập 2 (1984 - Nguyễn Trọng Oánh), v.v..

Việc thể hiện con người cá nhân, đã bắt đầu có những khởi sắc. Đặc biệt, đến hai cuốn tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn (viết và in năm 1984) của Ma Văn Kháng và Thời xa vắng (viết năm 1984, xuất bản lần đầu năm 1986) của Lê Lựu, thật sự là hai thành công vượt trội. Ở hai cuốn tiểu thuyết này, Con người cá nhân đã được đẩy lên ở bình diện thứ nhất với nhiều cung bậc mâu thuẫn, đớn đau, giằng xé của thân phận con người. Cùng thời điểm, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (tháng 12/ 1986) diễn ra. Tại Đại hội, Đảng chủ trương “đổi mới toàn diện”, trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, văn học nghệ thuật cũng được đổi mới. Từ đây, các văn nghệ sĩ thực sự được “cởi trói”. Họ hồ hởi cầm bút, hăng hái đi vào những mặt trận nóng bỏng, những vùng đen, những mảng khuất của hiện thực mà trước đó người ta còn e dè, sợ sệt, không dám đụng chạm. Có thể nói, không khí “đổi mới” như một luồng

sinh khí mới tiếp thêm sức mạnh cho những người cầm bút. Chính họ lúc này đã làm cho nền văn học dân tộc có một diện mạo mới.

Trong hoàn cảnh lịch sử xã hội nhiều biến động, đổi thay như vậy, bấy giờ, thể loại tiểu thuyết thật sự chứng tỏ được ưu thế vượt trội của mình. Một loạt tiểu thuyết đã ra đời ở thời điểm này gồm: Mảnh đất tình yêu, Lửa từ những ngôi nhà, Những người đi từ trong rừng ra (Nguyễn Minh Châu); Gặp gỡ cuối năm, Cha và con, và..., Thời gian của người, Điều tra về một cái chết, Vòng sóng đến vô cùng, Một cõi nhân gian bé tí (Nguyễn Khải); Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ (Ma Văn Kháng); Đại tá không biết đùa, Sóng ở đáy sông, Hai nhà (Lê Lựu); Những khoảng cách còn lại; Đứng trước biển, Cù lao Tràm, Ngoại tình, Nền móng (Nguyễn Mạnh Tuấn); Tiểu thuyết cuộc đời (Nguyễn Văn Bổng); Những ngày thường đã cháy lên

(Xuân Cang); Trong cơn gió lốc, Không phải trò đùa, Góc tăm tối cuối cùng

(Khuất Quang Thụy); Đường về Sài Gòn (Nam Hà); Ông cố vấn - Hồ sơ một điệp viên (Hữu Mai); Ác mộng (Ngô Ngọc Bội); Quãng đời xưa in bóng (Dũng Hà); Phố, Vòng tròn bội bạc, Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai); Chuyện làng ngày ấy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Võ Văn Trực); Cỏ hoang, Vòng nguyệt quế cô đơn (Nguyễn Quang Thiều);

Thiên sứ (Phạm Thị Hoài); Nước mắt đỏ, Mối tình hoang dã (Trần Huy Quang); Những mảnh đời đen trắng (Nguyễn Quang Lập); Lời nguyền hai trăm năm (Vũ Khôi); Cuốn gia phả để lại (Đoàn Lê); Ngược chiều cái chết, Tiễn biệt những ngày buồn (Trung Trung Đỉnh); Những người ở khác cung đường, Thủy Hỏa Đạo Tặc (Hoàng Minh Tường),... Điều đáng nói, ở thời kỳ

Một phần của tài liệu Con người cá nhân trong tiểu thuyết việt nam thời kỳ đầu đổi mới( qua một số tác phẩm tiêu biểu) luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 60 - 68)